Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình nguyên lý kế toán (Tái bản lần thứ 2)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
"S. ’HẠM THÀNH LO N G - T S . TR Ầ N VĂN THUẬN (đổng C h ủ biên)
P G S .T S . PHẠM Q U A N G - T S . TRẦ N Q U Ý LIÊN
Giáo trình
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
pVKi CHO SINH VIÊN CÁC TRUỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐANG k h ố i k in h TẾ)
(Tái bán lán thứ hai)
ĐẠI H Ọ C T H Ấ Ĩ N G U Y SN
THUNG TẮM HỌC LIỆU ị L_
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
• ?'J" !;-o:
: if.:
c £ ờ I NÓI ĐẦU
.^Ly th u y ết hạch toán k ế toán là cơ sở, nền tảng quan trọng nhất của
khoỉ học k ế toán nói riêng vả khoa học kinh tế nói chung. Đối với sinh
viêr các trư ờ n g đại học, cao đẳng khôi kinh tế và quản trị kinh doanh,
việc nắm chắc lý th uyết hạch toán k ế toán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
việc học tập các m ôn học chuyên ngành liên quan đến quản lý kinh tế,
đồ rg thời trang bị kỹ n ăn g tư duy và phư ơng p háp quản lý, phuc vu cho
côn; tác thưc tế sau khi tốt nghiệp.
\Ihằm đ áp ứ ng n h u cầu giảng dạy, học tập và vận d ụ n g lý thuyết
hạch toán k ế toán, đồng th ò i góp phần đổi m ới phương p háp tiếp cận với
khoi học k ế toán của giảng viên, sinh viên các trư ờng đại học, cao đẳng
khố kinh tế, N hà xuất b ản Giáo đục Việt N am đã tổ chức biên soạn và
xuâ: bản cuốn “G iáo trình N guyên lý k ế toán”.
Giáo trình đề cập đến tất cả nhữ ng vân đề về lý thuyết hạch toán k ế
toár, từ cơ bản đ ến nâng cao. N gười đọc có thể tìm hiểu lý th uyết hạch
toár k ế toán th ô n g qua các nội du n g tông h ợ p lý thuyết, các ví dụ cũng
nhu bài tập m ẫu với h ư ớ n g đẫn giải cu thể , đồng thời có thể tự ôn tập,
k iên tra và n ân g cao trình độ thông qua hệ thống câu hỏi ôn tập, câu hổi
trắc nghiệm và các bải tập thực hành phong phú. G iáo trình là tài liệu cần
thiế: và hữu d ụ n g đối với công tác giảng dạy, học tập của giảng viên,
sinh viên các trư ờ n g đại học, cao đ ắng khối kinh tế và bạn đọc quan tâm
đến lĩnh vực này.
rh am gia biên soạn G iáo trình là các giảng viên có nhiều kinh
n g h ệ m của Khoa K ế toán, T rường Đại học Kinh tếQ u ố c dân, bao gồm:
ĩ. TS. Phạm Thành L ong (dồng C hủ biên)
2. TS. Trấn Văn Thuân (dồng C hủ biên)
ĩ. PGS. TS. Pham Q uang
Ị. TS. Trấn Q u ý Liên
3
Nội du n g Giáo trình gồm 8 chương, được kết câu theo quy định
chung về khung chương trình m ôn học N guyên lý k ế toán, cụ thể như sau:
Chương 1: V ai trò, chức năng, đối tương và p h ư ơ n g p h áp hach toán
kế toán
C hương2: Phương pháp chứng từ kế toán
Chương 3: Phư ơng p h á p tín h giá
Chương 4: Phương pháp đối ứng tài khoản
Chương 5: Kế toán các quá trìn h kinh tế chủ yếu của d o an h nghiêp
Chương 6: Phương p h áp tổng h ơ p cân dối k ế toán
Chương 7: sổ kế toán và hinh thức kế toán
Chương 8: Tổ chức hach toán kế toán
Q ua 8 chương của G iáo trình này, người đọc có thê’ nắm b ắt m ột cách
toàn diện các vâ'n đề của lý th uyết hạch toán k ế toán. Tuy các tác giả đã
có nhiều cố gắng khi biên soạn n h ư n g G iáo trình không tránh khỏi khiêm
khuyết. C húng tôi râ't m ong nhận được ý kiến đ ó n g góp của bạn đọc để
cuốn sách hoàn thiện hơn trong n h ữ n g lần xuất bản tiếp theo.
T hư góp ý xin gửi về C ông ty cổ phần Sách Đ ại học - D ạy nghề, 25
H àn T huyên, Hả Nội.
C húng tôi xin trân trọng cảm ơn!
Các tác g iả
4
6l l í t í n a \
VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, ĐÔI TƯỢNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN K Ế TOÁN
1.1. VAI TRÒ, CHỨC NÀNG VÀ NHIỆM vụ CỦA HẠCH TOÁN
KẼ TOÁN
1.1.1. Khái niêm hach toán k ế toán
Hạch toán k ế toán là một môn khoa học có nhiệm vụ phản ánh và
giám đốc các hoạt dộng kinh t ế - tài chínlì ở lất cả các đơn vị, các tổ chức
kinh tế xã hội. Hạch toán k ế toán có đối tượng cụ thể là các hoạt động
kinh tế, tài chính: sự biến động về tài sản, nguồn vốn, sự chu chuyển của
tiên,...
Theo Luật K ế toán Việt Nam: “K ế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm
tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá
trị, hiện vật và thời gian lao động".
Nói cụ thể hơn, hạch toán kế toán là một hô thống bao gồm các quá
trình Q uan sát, Đo lưòmg, Tính toán và Ghi chép các hoạt động kinh t ế -
tài chính trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp... Hạch toán k ế toán sử
dụng cả 3 loại thước đo là thước đo hiện vật, thước đo lao động và thước
đo giá trị, trong đó thước đo giá trị được sử dụng m ang tính bắt buộc.
H ạch toán kế toán sử dụng một hẻ thông các phương pháp nghiên cứu
đặc thù: phương pháp chứng từ, phương pháp đối ứng tài khoản, phương
pháp tính giá, phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán.
H ạch toán k ế toán luôn kết hợp hai quá trình: thông tin và kiểm tra.
Đối tượng sử dụng thông tin của hạch toán kế toán rất đa dạng, có thể là
các nhà quản lý (Chủ doanh nghiệp, Hội đồng Q uản trị, Ban Giám đốc...),
5
những người có lợi ích trực tiếp từ doanh nghiệp (chủ nợ, chủ đầu tư. ngân
hàng...), những người có lợi ích gián tiếp (cơ quan thống kê, cơ quan
thuế,...).
1.1.2. V ai trò của hach toán k ế toán trong nền kinh tê
Hạch toán kế toán có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế - xã hội,
thể hiện qua nhiểu góc độ và đối với nhiều đối tượng khác nhau:
- Về phía Nhà nước: Thông tin của hạch toán kê' toán giúp cho Nhà
nước có thể đánh giá được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp từ
đó đề ra các chính sách kinh tế, thuế khoá thích hợp. Hơn nữa, thông tin
kế toán còn giúp cho N hà nước có thê kiểm tra, kiểm soát việc tuân thú
pháp luật vể quản lý kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
- Về phía doanh nghiệp: Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, thông
tin của hạch toán k ế toán là một trong những luồng thông tin đầu vào quan
trọng nhất cho việc ra các quyết định kinh doanh, cũng như đánh giá tình
hình kinh doanh, tình hình tài chính, quyết định các chiến lược, sách lược
phát triển của doanh nghiệp.
- Đối với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, thông tin k ế toán là
cơ sở để ra các quyết định đầu tư, cho vay, liên doanh, liên kết...
1.1.3. Chức năng và n hiêm vu của hach toán k ế toán
Trong hộ thống thông tin quản lý của doanh nghiộp, hạch toán kế toán
đảm nhận các chức nãng Thông tin và Kiểm tra về các nghiệp vụ kinh tế,
tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp.
Hạch loán kế toán có các iihiẹm vụ cơ bản sau:
- Cung cấp các thông tin về tình hình đầu tư, cung cấp, dự trữ và tình
hình sử dụng các nguồn lực của đơn vị kế toán, góp phần vào việc huy
động hợp lý các nguồn vốn đầu tư và đưa ra phương hướng, giải pháp quản
lý, sử dụng tài sản có hiêu quả.
- Giám sát tình hình hoạt động của đơn vị kế toán trên góc độ tài chính.
- Kiểm tra việc tuân thủ chính sách, chế độ kinh tế - tài chính của
N hà nước tại đơn vị kế toán.
6
Để thực hiện được các chức năng và nhiệm vụ của mình, kế toán cần
tiến hành các công việc cụ thể, bao gồm: Ghi nhận có tính bằng chứng sự
phát sinh và hoàn thành của các giao dịch, sự kiện kinh tế (lập hoặc tiếp
nhậr. chứng từ); Phân loại, xử lý, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
vào sổ kế toán và lập hệ thống báo cáo kế toán.
1.1.4. Phân loai hach toán k ế toán
Có thể phân loại kế toán theo nhiểu tiêu thức khác nhau:
- Theo đối tượng và cách thức sử dụng thông tin kế toán, kế toán bao
gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị:
+ K ế toán tài chính: Theo Luật K ế toán Việt Nam thì “K ế toán tài
chinh là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin
kinh tế, tài chính bâng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử
dụnị thông tin của đơn vị k ế toán K ế toán tài chính chủ yếu phục vụ các
đối iượng bên ngoài doanh nghiệp, thể hiện sự tuân thủ cùa doanh nghiệp
với các chế độ và chính sách kinh tế, tài chính, thông lê kế toán.
+■ K ế toán quản trị: Theo Luật K ế toán Việt Nam thì “K ể toán quản trị
là việc tliu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính
llìeo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị
k ế toán K ế toán quản trị chủ yếu phục vụ các đối tượng trong nội bộ
doanh nghiệp, nhầm mục đích đánh giá chính xác tình hình hoạt động của
doanh nghiệp, phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh của doanh
nghiập. K ế toán quản trị có tính linh hoạt cao và phụ thuộc vào nhu cầu
thôn;ì tin nội bô của đơn vị k ế toán.
- Theo mức độ phản ánh thông tin, kế toán bao gồm kế toán tổng hợp
và kế toán chi tiết:
+ K ế toán tổng hợp'. K ế toán tổng hợp là công việc thu thập, xử lý, ghi
chép và cung cấp thông tin tổng quát về các hoạt động kinh tế, tài chính
của đơn vị k ế toán. K ế toán tổng hợp sử dụng thước đo tiền tệ để phản ánh
tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động
kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
+ Kê toán chi tiết: K ế toán chi tiết là công việc thu thập, xử lý, ghi
chép và cung cấp thông tin chi tiết về từng đối tượng k ế toán cụ thể trong
7
đơn vị kế toán bằng các thước đo tiền tệ, hiện vật và lao động. Kế toán chi
tiết minh hoạ cho k ế toán tổng hợp, sô' liệu k ế toán chi tiết phải đảm bảo
khớp đúng với sô liệu kế toán tổng hợp trong một kỳ kế toán.
1.2. C Á C KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TAC k ế t o á n
Các nguyên tắc kế toán được thừa nhận rộng rãi là m ột hệ thống bao
gồm các giả định vé môi trường kế toán, các khái niêm cơ bán của kế toán
và các nguyên tắc kế toán chủ yếu được những người hành nghề k ế toán
chấp nhận rộng rãi nhằm tạo sự thống nhất trong việc sử dụng và trình bày
các thông tin kế toán.
1.2.1. M ôt sô khái niêm và giả định của k ế toán
1. K h á i niệm v ề đơn vị k ế toán
Đơn vị kế toán (đơn vị hạch toán) bao gồm các cơ quan, đơn vị, tổ
chức, doanh nghiệp được thành lập hợp pháp, có tài sản, tiến hành hoạt
động lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận và có lập báo cáo tài chính. Khái niệm
về đơn vị kế toán chỉ ra rằng:
- Cần có sự độc lập vể mặt kế toán, tài chính giữa m ột đơn vị kế toán
với chú sở hữu của nó và với các đơn vị kế toán khác.
- Đơn vị kế toán phải lập báo cáo kế toán theo quy định.
Khái niệm về đơn vị kế toán được đặt ra nhằm mục tiêu xác định
phạm vi của các đối tượng kế toán sẽ được theo dõi.
2. K h á i niệm kỳ k ế to á n
Kỳ kê' toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán
bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ, khoá sổ kế toán
để lập báo cáo tài chính. Kỳ kế toán có thể là kỳ kế toán tháng, kỳ kế toán
quý hay kỳ kế toán năm.
Báo cáo tài chính phải được lập theo từng kỳ kế toán nhất định.
N guyên tắc này xuất phát từ đòi hỏi của người ra quyết định quản lý
và những người sứ dụng báo cáo tài chính là cần có sự đánh giá thường kỳ
về tình hình hoạt động của đơn vị kế toán. Do vậy, một m ặt chúng ta thừa
nhận hay giả định các thực thé kinh doanh hoạt động vô thời hạn, inặt
khác, chúng ta phải chia quá trình hoạt động của từng thực thể này ra
thành nhiều phân đoạn khác nhau.
Kỳ kế toán năm được gọi là niên độ kế toán. Ngày bắt đầu và kết thúc
niên độ kế toán do chế độ kế toán từng quốc gia quy định cụ thể.
Theo Luật K ế toán Việt Nam, kỳ kế toán nãm đối với hầu hết các đơn
vị k ế toán được tính theo năm dương lịch. Trong một số trường hợp đặc
biệt (doanh nghiệp mới thảnh lập, tổ chức lại doanh nghiệp, các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào
tạo...), đơn vị có thể áp dụng kỳ kế toán khác với năm dương lịch và phải
thòng báo cho cơ quan quản lý nhà nước biết.
Kỳ kế toán quý là ba tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết
ngày cuối cùng của tháng cuối quý. Kỳ kế toán tháng là một tháng, tính từ
đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
3. Giả d in h vê sư h o a t đ ôn g liên tuc của đơn vi kê toán
G iả thiết đơn vị kế toán hoạt động liên tục, vô thời hạn hoặc không bị
giải thể trong tương lai gần là điều kiện cơ bản để có thể áp dụng các
nguyên tắc, chính sách k ế loán.
Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài
chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để
lập báo cáo tài chính.
4. Giả đinh thước đo giá tri thông nhất
Sử dụng thước đo giá trị (thước đo tiền tệ) làm đơn vị thống nhất trong
ghi clicp và línli toán các ngliiẹp vụ kinh tế phái sinh, nói cách khác, kế
toán chỉ phản ánh những biến động có thể biểu hiện bằng tiền. Theo
nguyên tắc này, tiền tệ được sử dụng như m ột thước đo cơ bản và thống
nhất trong tất cả các báo cáo tài chính.
Các nghiệp vụ kinh tế cẩn được ghi chép, phản ánh bằng một đơn vị
tiền tệ thống nhất (đồng tiển kế toán), trường hợp nghiộp vụ phát sinh liên
quan đến các đổng tiền khác, cần quy đổi về đơn vị tiền tệ thống nhất để
ghi sổ theo phương pháp thích hợp.
Ở Việt Nam, đơn vị tiền tộ thống nhất là đổng Việt Nam (ký hiệu quốc
tế là VND). Nếu nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ thì phải ghi
2 G TN LKT (Khói KTẽ) A 9
theo nguyên tệ và đổng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, đối với loại
ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đổng V iệt Nam thì được quy đổi
thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đổng Việt Nam.
1.2.2. Các nguyên tắc k ế toán chung đươc chấp nhân
1. N guyên tắ c k h á ch q u a n
Sô' liệu do kế toán cung cấp phải mang tính khách quan và có thể kiểm
tra được, thông tin k ế toán cần không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ các định
kiến chú quan nào. Đơn vị kế toán phải phản ánh khách quan, đầy đủ,
đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Nguyên tắc giá p h í (giá p h í lịch sử)
Việc tính toán giá trị tài sản, công nợ, vốn, doanh thu, chi phí phải dựa
trên giá trị thực tế m à không quan tâm đến giá thị trường. N guyên tắc này
được đảm bảo với giả định vể sự hoạt động liên tục của đơn vị k ế toán.
Theo nguyên tắc này, giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm
chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên
quan trực tiếp khác khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
3. Nguyên tắc doanh thu thực hiện
Doanh thu phải được xác định bằng sô' tiền thực tế thu được và được
ghi nhận khi quyén sở hữu hàng hoá bán ra được chuyển giao và khi các
dịch vụ được thực hiên. Theo nguyên tắc này, doanh thu phải được ghi sổ
k ế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu
tiền hoăc tương đương tiển.
4. Nguyên tắc p h ù hơp
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Tất cả
các chi phí phát sinh để tạo ra doanh thu ở kỳ nào cũng phải phù hợp
với doanh thu được ghi nhận của kỳ đó và ngược lại. N guyên tắc này có
thể vận dụng như sau: khi ghi nhận m ột khoản doanh thu, k ế toán đổng
thời phải ghi nhận m ột khoản chi phi tương ứng để tạo ra doanh thu đó.
Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và
chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến hoạt
động tạo ra doanh thu của kỳ đó.
10 2 GTN LKT (Khòi KTè) B