Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình MS Access pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Giáo trình MS Access Trung tâm tin học HueITC
www.hueitc.com 1 Lê Thiên Thiện Phong
GIỚI THIỆU
iáo trình này là sự đúc kết kinh nghiệm của tác giả trong giảng
dạy các khoá đào tạo về Access cũng như kinh nghiệm sử dụng
Access làm hệ quản trị cơ sở dữ liệu và công cụ phát triển phần
mềm. Hầu hết nội dung trình bày trong giáo trình đều bám theo
những bài tập thực hành cụ thể. Do vậy, sau khi đọc xong và thực
hành theo trình tự cuốn sách này, bạn đọc gần như có thể thiết kế và
xây dựng được những ứng dụng về quản lý thông tin. Cụ thể ở đây
là: Quản lý lương cán bộ một cơ quan và Quản lý bán hàng tại một
cửa hàng.
Đối tượng chính của giáo trình là sinh viên, viên các trung tâm
đào tạo CNTT có học môn Access. Tất nhiên cũng hoàn toàn phù
hợp cho những ai quan tâm học hỏi môn học này bởi lẽ các nội dung
đều được trình bày rất trực quan, có thứ tự và kết quả rõ ràng.
Chúc các bạn có một kết quả học tập thật tốt tại HueITC.
Lưu ý:
Giáo trình lưu hành nội bộ và chỉ dành riêng cho học viên
thuộc HueITC.
Mọi góp ý, thắc mắc cần giải đáp xin gửi về diễn đàn của
HueITC tại địa chỉ sau:
h t t p : / /th i t ru ong hu e. c o m/ f o ru m
G
Giáo trình MS Access Trung tâm tin học HueITC
www.hueitc.com 2 Lê Thiên Thiện Phong
HỆ QUẢN TRỊ CSDL MS ACCESS 2003
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ MS ACCESS
Mục đích
Giúp học viên nắm được mô hình CSDL quan hệ.
Giúp học viên hiểu được khái niệm HQT CSDL quan hệ và các chức
năng của một HQT CSDL.
Học viên biết được khả năng ứng dụng của Microsoft Access đối với
các bài toán quản lý vừa và nhỏ.
Giúp cho học viên có cái nhìn tổng quan về môi trường làm việc của
Microsoft Access.
Giúp sinh viên biết cách thao tác đối với một CSDL.
Nội dung
Một số khái niệm cơ bản
Giới thiệu về HQT CSDL Microsoft Access
Sơ lược về cách phân tích để chuẩn bị xây dựng một cơ sở dữ liệu
Các thao tác cơ bản đối với CSDL
o Tạo CSDL mới
o Mở CSDL đã tồn tại
o Đóng CSDL
Sơ lược ý nghĩa và chức năng của 7 thành phần trong một CSDL
Access
Giáo trình MS Access Trung tâm tin học HueITC
www.hueitc.com 3 Lê Thiên Thiện Phong
1. Các khái niệm cơ bản
a. Cơ sở dữ liệu Database
CSDL (database) là một tập hợp có cấu trúc các dữ liệu có liên quan với
nhau theo một hay nhiều thành phần.
Ví dụ: Danh bạ điện thoại
b. Cơ sở dữ liệu quan hệ Relational database
CSDL quan hệ là một CSDL dựa trên nền tảng là các bảng (table) có quan
hệ với nhau
c. Hệ quản trị CSDL Database management system
Hệ quản trị CSDL là một phần mềm dùng để quản lý CSDL trong đó có
chứa các chức năng như: tạo, chỉnh sửa, xoá, truy vấn, thống kê, lập biểu mẫu và
báo cáo dữ liệu…
Ví dụ: CSDL Ms Access, My SQL…
d. Trường dữ liệu và bản ghi
Trường dữ liệu Field
Một trường (Field) chứa một loại thông tin về một khoản mục của một
khái niệm nào đó và mỗi trường sẽ có một tên riêng khác nhau.
Bản ghi Record
Một bản ghi (record) là một tập hợp các thông tin có liên quan đến một
khoản mục nào đó trong bảng cơ sở dữ liệu, có thể xem bảng ghi là một hàng
trong bảng.
e. Khoá chính Primary key
- Khóa chính (Primary key) dùng để xác định tính duy nhất của một bản
ghi trong bảng, dùng để phân biệt bản ghi này với bản ghi khác
- Đặc điểm của khoá chính:
+ Khoá chính dùng để thiết lập quan hệ giữa các bảng
+ Nếu trường nào đó được thiết lập khoá chính thì:
Dữ liệu trên trường đó không được trùng nhau
Giá trị bên trong phải khác rỗng (null)
- Trong một bảng có thể có một trường hay nhiều trường là khoá chính
Giáo trình MS Access Trung tâm tin học HueITC
www.hueitc.com 4 Lê Thiên Thiện Phong
2. Chương trình MS Access
a. Giới thiệu
Access là hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (Relationnal Database
Management System) chạy trên môi trường Windows.
Cơ sở dữ liệu quan hệ là tổng hợp các thông tin được tổ chức thành bảng
(Table) và tổ chức các mối quan hệ giữa các bảng.
b. Các tính năng của HQT CSDL quan hệ
- Khả năng lưu trữ dữ liệu lâu dài.
- Truy nhập số lượng lớn thông tin một cách hiệu quả.
- Được xây dựng trên mô hình dữ liệu (quan hệ).
- Ngôn ngữ cấp cao để định nghĩa và thao tác dữ liệu.
- Đồng bộ các truy nhập cạnh tranh.
- Kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu và thẩm quyền truy nhập.
- Phục hồi.
c. Khả năng và ứng dụng của Access
- Access là HQTCSDL quan hệ, phù hợp với các bài toán quản lý vừa và
nhỏ.
- Access cung cấp hệ thống công cụ phát triển (Development tools) khá
mạnh giúp các nhà phát triển phần mềm đơn giản trong việc xây dựng trọn gói
các dự án phần mềm quản lý qui mô vừa và nhỏ.
- Access được dùng để:
+ Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu (phần cơ sở dữ liệu, còn phần phát
triển phần mềm có thể sử dụng các công cụ khác để làm như: Visual Basic,
Visual C, Delphi, .Net, …).
+ Xây dựng chọn gói các phần mềm quản lý quy mô vừa và nhỏ.
d. Chế độ làm việc của Access
- Chế độ sử dụng công cụ có sẵn: Giúp cho người sử dụng không chuyên
có thể xây dựng chương trình quản lý.
- Chế độ lập trình: Dùng ngôn ngữ VBA (Visual Basic for Application),
người sử dụng chuyên nghiệp có thể phát triển ứng dụng, kiểm soát chặt chẽ dữ
liệu, phân quyền truy nhập.
e. Ngôn ngữ định nghĩa và thao tác dữ liệu
- Ngôn ngữ QBE (Query By Example): cho phép bạn xây dựng các truy
vấn dữ liệu bằng cửa sổ thiết kế và bằng các công cụ có sẵn.
Giáo trình MS Access Trung tâm tin học HueITC
www.hueitc.com 5 Lê Thiên Thiện Phong
- Ngôn ngữ SQL (Structure Query Language): Cho phép bạn truy vấn dữ
liệu bằng các câu lệnh có cấu trúc.
3. Các thao tác cơ bản đối với chương trình MS Access
b. Khởi động chương trình
C1: Double_Click vào biểu tượng MS Access trên nền Desktop
C2: Start/Programs/Microsoft office/Microsoft office Access
Hình1: Khởi động MS Access
C3: Start/Run: gõ lệnh msaccess
Hình 2: Khởi động MS Access
c. Kết thúc chương trình
C1: File/Exit
C2: Kích vào biểu tượng Close trên thanh tiêu đề
C2: Nhân tổ hợp phím Alt + F4
3. Các bước phân tích để xây dựng một CSDL
Bước 1: Xác định mục tiêu khai thác CSDL của chúng ta. Điều này quyết
định các loại sự kiện chúng ta sẽ đưa vào MS Access.
Bước 2: Xác định các bảng dữ liệu cần thiết. Mỗi đối tượng thông tin sẽ
hình thành một bảng trong CSDL của chúng ta.
Giáo trình MS Access Trung tâm tin học HueITC
www.hueitc.com 6 Lê Thiên Thiện Phong
Bước 3: Sau khi đã xác định xong các bảng cần thiết, tiếp đến ta phải chỉ
rõ thông tin nào cần quản lý trong mỗi bảng, đó là xác định các trường. Mỗi loại
thông tin trong bảng gọi là trường. Mọi mẫu in trong cùng một bảng đều có
chung cấu trúc các trường. Ví dụ: Trong lý lịch khoa học cán bộ, những trường
(thông tin) cần quản lý là: “HỌ VÀ TÊN”, “CHUYÊN MÔN”, “HỌC VỊ”,
“HỌC HÀM”,...
Bước 4: Xác định các mối quan hệ giữa các bảng. Nhìn vào mỗi bảng dữ
liệu và xem xét dữ liệu trong bảng này liên hệ thế nào với dữ liệu trong bảng
khác. Thêm trướng hoặc tạo bảng mới để làm rõ mối quan hệ này. Đây là vấn đề
hết sức quan trọng, tạo được quan hệ tốt sẽ giúp chúng ta nhanh chóng truy tìm
tìm và kết xuất dữ liệu.
Bước 5: Tinh chế, hiệu chỉnh lại thiết kế. Phân tích lại thiết kế ban đầu để
tim lỗi, tạo bảng dữ liệu và nhập vào vài bản ghi, thử xem CSDL đó phản ánh
thế nào với những yêu cầu truy xuất của chúng ta, có rút được kết quả đúng từ
những bảng dữ liệu đó không. Thực hiện các chỉnh sửa thiết kế nếu thấy cần
thiết.
4. Các thao tác cơ bản đối với CSDL
a. Tạo CSDL
Nhấn vào Menu File, chọn New hoặc kích chọn vào biểu tượng New
trên thanh Standard xuất hiện hộp thoại New File
Tại hộp thoại này ta chọn Blank Database..
Xuất hiện hộp thoại File new database
Giáo trình MS Access Trung tâm tin học HueITC
www.hueitc.com 7 Lê Thiên Thiện Phong
Hình3: Tạo mới một CSDL
Tại hộp thoại File new database ta thực hiện:
+ Xác định vị trí chứa CSDL cần tạo mới trong mục: Save in
+ Nhập vào tên của CSDL cần tạo vào mục: File name
Nhấn Create để khởi tạo một CSDL xuất hiện một cửa sổ Database
Hình4: Cửa sổ của một CSDL
Giáo trình MS Access Trung tâm tin học HueITC
www.hueitc.com 8 Lê Thiên Thiện Phong
Đây là một cửa sổ quan trọng của MS Access, gồm:
Hệ thống Menu với các menu: File, Edit. View,…
Tiêu đề Database: Cho biết tên của CSDL
Các đối tượng công cụ trong Objects: Tables, Queries, Fróm,
Reports, Pages, Macros, Modules dùng để xây dựng các đối tượng trong chương
trình MS Access.
b. Mở CSDL
Nhấn vào Menu File, chọn Open (Ctrl + O) hoặc kích chuột chọn biểu
tượng Open trên thanh Standard
Xuất hiện hộp thoại Open:
Hình5: Mở một CSDL
Tại hộp thoại Open ta thực hiện:
+ Xác định vị trí chứa CSDL cần mở trong mục: Look in
+ Chọn CSDL cần mở
Nhấn Open
c. Đóng CSDL
C1: File/Close
C2: Kích vào biểu tượng Close trên hệ thống Menu lệnh
5. Các thành phần trong cửa sổ MS Access
Giáo trình MS Access Trung tâm tin học HueITC
www.hueitc.com 9 Lê Thiên Thiện Phong
Một CSDL Access bao gồm 7 thành phần sau:
Hình 6: Các thành phần của một CSDL
+ Tables (bảng): Nơi trực tiếp chứa dữ liệu. Access có thể gộp tới 32768
đối tượng (tổ hợp các bảng, biểu mẫu, báo biểu, …), và có thể mở cùng một lúc
tới 1024 bảng nếu như có đủ sẵn tài nguyên. Có thể nhập khẩu, kết nối các bảng
từ các ứng dụng cơ sở dữ liệu khác như Paradox, Excel, FoxPro, dBase, …
+ Query (truy vấn): Là thành phần truy xuất vào CSDL, thực hiện các
thao tác liên quan đến: thêm mới, chỉnh sửa, cập nhật và dữ liệu ra để hiển thị.
+ Froms (biểu mẫu): Hiển thị dữ liệu có trong các bảng hay truy vấn và
cho phép bổ sung các dữ liệu mới, đồng thời hiệu chỉnh hay xóa dữ liệu hiện có.
Có thể kết hợp ảnh và đồ thị vào biểu mẫu, thậm chí cả âm thanh.
+ Reports (báo cáo): Là kết quả của quá trình khai thác dữ liệu, dùng để in
ấn hoặc thể hiện các báo cáo có nguồn gốc từ bản hoặc truy vấn
+ Pages (trang): cho phép chúng ta tạo ra trang Web có chứa CSDL động
được lấy từ một CSDL nào đó, người dùng có thể truy cập CSDL thông qua
trang Web
+ Macros (Tập lệnh): Là công cụ cung cấp cho người sử dụng tạo ra hành
động đơn giản trong CSDL MS Access như mở, báo cáo, thực hiện truy vấn mà
không cần phải nắm về ngôn ngữ lập trình Visual Basic
+ Modules (Đoạn chương trình): Với ngôn ngữ Visual Basic cho phép
người xây dựng một đoạn chương trình riêng của mình để thực thi một hành
động nào đó.
Giáo trình MS Access Trung tâm tin học HueITC
www.hueitc.com 10 Lê Thiên Thiện Phong
BÀI 2. BẢNG DỮ LIỆU TABLE
Mục đích
Giúp học viên nắm được khái niệm về bảng dữ liệu Tables.
Giúp sinh viên biết cách xây dựng và thao tác cơ bản trên các bảng
trong CSDL.
Nội dụng
Khái niệm về Tables
Các thao tác cơ bản đối với bảng Tables
o Xây dựng cấu trúc của bảng
o Lưu bảng, sửa cấu trúc bảng
o Nhập dữ liệu cho bảng
o Đổi tên, xoá bảng
Giáo trình MS Access Trung tâm tin học HueITC
www.hueitc.com 11 Lê Thiên Thiện Phong
1. Khái niệm Table:
Bảng là nơi chứa dữ liệu về một đối tượng thông tin nào đó như SINH
VIÊN, HÓA ĐƠN,... Mỗi hàng trong bảng gọi là một bản ghi (record) chứa các
nội dung riêng của đối tượng đó. Mỗi bản ghi của một bảng đều có chung cấu
trúc, tức là các trường (field). Ví dụ: Cho bảng dưới đây để quản lý lý lịch khoa
học cán bộ trong trường đại học, có các trường MACB (Mã cán bộ),
TRINHDOVH (Trình độ văn hóa), CHUYENMON (Chuyên môn),...
Trong một CSDL có thể chứa nhiều bảng, thường mỗi bảng lưu trữ nhiều
thông tin (dữ liệu) về một đối tượng thông tin nào đó, mỗi một thông tin đều có
những kiểu đặc trưng riêng, mà với Access nó sẽ cụ thể thành những kiểu dữ
liệu của các trường.
2. Các thao tác với Table
a. Tạo bảng (Table)
Trong ngăn Table ở cửa sổ Database, chọn Create
table in design view: xuất hiện vùng làm việc Table sau:
Hình7: Cửa sổ thiết kế bảng Design View
Cửa sổ Table được phân làm 2 vùng chính:
Phần phía trên dùng để khai báo các trường của bảng:
+ Field name: Xác định tên trường cần đặt (thông tin dùng để quản
lý)
Lưu ý: Tên trường là một dãy không quá 64 ký tự bao gồm chữ cái, chữ
số và ký tự trống.