Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
PREMIUM
Số trang
120
Kích thước
42.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
809

Giáo trình lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

II » I I I I I I I I I ■ t r ầ n th ị la n

ltltI9ỉ9I9KCl|Ivjr^|

GIÁO TRÌNH

LỊCH SỬ Tư TƯỞNG

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

="S

® NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRẦN THI LAN

GIÁO TRÌNH

LỊCH SỬ Tư TƯỞNG

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

NHÀ XUÁT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

NĂM 2016

07 - 106

MÃ SỐ:------------------

Đ H TN -2016

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................... 6

Chương 1. Nhập môn Lich sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa..........................8

I. Khái niệm “Xã hội chủ nghĩa” và “Tư tưởng xã hội chủ nghĩa” ............ 8

1. Khái niệm Xã hội chủ nghĩa.......................................................................8

2. Khái niệm Tư tưởng xã hội chủ nghĩa và sự phân kỳ lịch sử tư

tưởng xã hội chủ nghĩa..................................................................................10

II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu lịch sử tư tưởng xã hội

chủ nghĩa........................................................................................................12

1. Đối tượng nghiên cứu của Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa..............12

2. Phương pháp nghiên cứu của Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa...... 15

III. Ý nghĩa nghiên cứu Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa......................17

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP 18

Chương 2. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa sơ khai thời cổ đại và trung đại.....19

I. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa sơ khai ờ phương đông cổ đại....................19

1. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa sơ khai ờ Ấn Độ cổ đ ạ i...............................19

2. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa sơ khai ở Trung Quốc cổ đại......................22

II. Chủ nghĩa xã hội không tưởng ở phương tây cổ đại............................. 27

1. Chủ nghĩa xã hội không tưởng ở Hy Lạp cổ đ ại....................................27

2. Chủ nghĩa xã hội không tưởng ở La Mã cổ đại......................................30

III. Chủ nghĩa xã hội không tưởng thời trung đại....................................... 33

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP 38

Chương 3. Chủ nghĩa xã hội không tưởng thòi phục hưng và cận đại....39

I. Khái quát bối cảnh lịch sử thời phục hưng và cận đ ại...........................39

II. Một số nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa tiêu biểu.................................... 41

1. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Tomat M orơ.........................................41

2. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Tomađo Campanenla...........................46

3. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Giêrăc Uynxtenly................................ 50

4. Tư tưởng Xã hội Chủ nghĩa của Giăng Mêliê........................................54

5. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Phrăngxoa Morenly............................. 57

6. Tư tường xã hội chủ nghĩa của Gabrien BonnoĐơ Mabơly..................58

7. Tư tường xã hội chủ nghĩa của Grăccơ Babơp.......................................61

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP....................................................... 64

Chương 4. Chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán cuối thế kỷ

XVIII - đầu thế kỷ X IX ..................................................................................65

I. Chủ nghĩa xã hội không tường - phê phán ở Pháp và A nh.................... 65

1. Khái quát bối cảnh lịch sử ở Pháp và Anh cuối thế kỷ XVIII - đầu

thế kỷ X IX .....................................................................................................65

2. Một số nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa tiêu biểu.................................... 66

II. Chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán ở Nga thế kỷ XIX............. 80

1. Khái quát bối cảnh lịch sử ờ Nga thế kỷ X IX ........................................80

2. Một số nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa tiêu biểu.....................................83

III. Giá trị và hạn chế lịch sử của Chủ nghĩa xã hội không tường........... 97

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP....................................................101

Chuưng 5. Chủ nghĩa xã liộỉ khua học - các giai đoạn hìuli thành và

phát triển....................................................................................................... 102

I. Những điều kiện, tiền đề dẫn đến sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội

khoa học.....................................................................................................102

1. Điều kiện kinh tế - xã h ộ i.................................................................... 102

2. Tiền đề về lý luận................................................................................. 103

3. Tiền đề về khoa học............................................ ................................. 104

4. Vai trò của C.Mác - Ph.Ảngghen........................................................105

II. Các giai đoạn cơ bản trong sự phát triển của Chủ nghĩa xã hội

khoa học......................................................................................................106

1. Giai đoạn C.Mác và Ph.Ảngghen đặt nền móng và phát triển

Chủ nghĩa xã hội khoa học (1842 - 1895).............................................. 106

2. Giai đoạn V.Lêmn tiếp tục bổ sung, phát triển Chủ nghĩa xã hội

khoa học (1895 - 1924)............................................................................. 108

3. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học giai đoạn sau

V.I.Lênin.....................................................................................................112

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP 117

TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

5

LỜI NÓI ĐẦU

Tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã có bề dày lịch sử cùng với lịch sử hình

thành và phát triển của giai cấp và đấu tranh giai cấp. Nhiều thế hệ các nhà

tư tưởng, các nhà cách mạng ưu tú đã cống hiến, hy sinh cho lý tường nhân

đạo, cho sự tiến bộ của xã hội, của nhân loại, từ những tư tưởng sơ khai của

Aghit, Clêômen thế kỷ III (TCN) đến những mô hình, hệ thống quan điểm

ngày càng hoàn chỉnh, tiến bộ hơn của Tô mát Morơ, Tômađô Cămpanenla,

Giêrắc Ưynxtenly, Giăng Mêliê, Phrăngxoa Môrenly, Gabrien Bônnôđơ

Mabơly, Grắccơ Babớp, Cơlôđơ Hăngriđơ Xanhximông, Phrăngxoa Mari

Sáclơ Phuriê, Rôbơc ôoen, A.Ghéctxen, V.Biêlinxki, N.Tsécnưsépxki,

N.Đôbrôliubốp... Vào thời đại của C.Mác và Ph.Ảngghen, lý luận chủ nghĩa

xã hội đã trở thành học thuyết khoa học hoàn chỉnh, và đến V.I.Lênin, nó đã

bắt đầu trở thành hiện thực trong cuộc sống.

Những ước nguyện, những nỗ lực cống hiến và hy sinh cùa các thế hệ

nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không chỉ phản ánh nguyện vọng chủ quan,

thuần túy lý tưởng mà còn là quá trình tìm tòi chân lý, mờ ra con đường đi

tới mục tiêu giải phóng nhân loại. Đó là con đường đấu tranh lâu dài, quanh

co, phức tạp, đầy hy sinh gian khổ.

Những nãm gần đây - khi tinh hinh thé giới có nhiều bién động phức

tạp, tinh trạng khủng hoảng dẫn tới sự tan rã của một số quốc gia trong hệ

thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã khiến không ít

người hoài nghi về tính hiện thực, tính cách mạng của học thuyết Mác nói

chung và Chù nghĩa xã hội khoa học nói riêng. Lịch sử cho thấy, đây

không phải lần đầu tiên Chủ nghĩa xã hội khoa học bị thử thách cả về lý

luận và thực tiễn. Tuy nhiên, qua mỗi lần thử thách, học thuyết Mác -

Lênin về chủ nghĩa xã hội lại càng trở nên có sức sống. Nó thực sự là vũ

khí lý luận không thể thiếu cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

6

Chương 1

NHẬP MÔN LỊCH s ử T ư TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I. KHÁI NIỆM “XẦ HỘI CHỦ NGHĨA” VÀ “T ư TƯỞNG XÃ HỘI

CHỦ NGHĨA”

1. Khái niệm Xã hội chủ nghĩa

Theo các tài liệu nghiên cứu đến nay mà chúng ta biết được thì thuật

ngữ “Xã hội chủ nghĩa” (hay “Chủ nghĩa xã hội”) lần đầu tiên được sử dụng

vào cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỷ XVIII ở Pháp. Bước sang thế kỷ XIX, năm

1902 được sử dụng trong tiếng Italia, năm 1827 được sử dụng trong tiếng

Anh, và đến giữa thế kỷ XIX được sử dụng rộng rãi trong tiếng Nga.

v ề nội dung thuật ngữ, với các tác giả ở các thời đại khác nhau thì ý

nghĩa, nội dung, khái niệm của thuật ngữ “Xã hội chủ nghĩa” không đồng

nhất. Các nhà tư tường đại diện cho các tập đoàn, các giai cấp xã hội khác

nhau, xuất phát từ lợi ích khác nhau mà có quan niệm khác nhau về “Xã

hội chủ nghĩa”. Chính vì vậy, sinh ra nhiều thứ “Xã hội chủ nghĩa”, hay

“Chủ nghĩa xã hội”, ví dụ như: “Chủ nghĩa xã hội phong kiến”, “Chủ

nghĩa xã hội Cơ đốc giáo”, “Chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản”, “Chủ nghĩa xã

hội tư sản”...

Trong thực tế những tư tưởng xã hội chủ nghĩa vốn có quá trình nảy

sinh, hỉnh thành và phát triển lâu dài, thể hiện bằng những nội dung, khuynh

hướng khác nhau, dưới những dạng, những hình thức khác nhau do nhừng

điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi thời kỳ khác nhau quy định. Mặc dù khác

nhau như vậy nhưng bản thân mỗi khái niệm “Xã hội chủ nghĩa”, hay “Chủ

nghĩa xã hội” ờ thời đại nào cũng có những đặc điểm chung, và đó cũng là

cách hiểu khái quát nhất về các thuật ngữ này.

8

Trong tiếng Việt, khái niệm “Xã hội chủ nghĩa” và “Chủ nghĩa xã hội”

thường được dùng đi liền với nhau, có khi chúng được dùng thay thế lẫn

nhau, nhưng có khi lại được sử dụng như những thuật ngữ có ý nghĩa riêng

biệt. Dù là chung hay riêng thì thuật ngữ “Xã hội chủ nghĩa” hay “Chủ

nghĩa xã hội” thường được dùng với ý nghĩa sau:

Với ý nghĩa là những nhu cầu, mong ước của nhân dân lao động về

một nền sản xuất hiện đại có tính chất xã hội hóa ngày càng cao dựa trên

chế độ công hừu về tư liệu sản xuất (nền sản xuất cho số đông và vì số

đông). Do đó, về mặt lịch sử phát triển, nền sản xuất đó chỉ có thể ra đời

sau khi đã xuất hiện nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, nó vừa là kết tinh vừa

là phát triển thêm một bước tính chất tiên tiến nhất của nền sản xuất tư bản

chủ nghĩa, nhưng đồng thời cũng là sự gạt bỏ những hạn chế, nhược điểm

và bản thân nền sản xuất tư bản chủ nghĩa;

Với ý nghĩa cùa một xã hội mà quyền lực Nhà nước được thực thi một

cách dân chủ (Nhà nước của dân, do dân và vì dân) - xã hội chủ nghĩa.

Cũng giống như các xã hội có giai cấp trước đó, trong xã hội xã hội chủ

nghĩa, Nhà nước vẫn còn tồn tại; tuy nhiên Nhà nước đó là thể hiện đinh cao

của việc thực thi nền dân chủ, trong đó, quyền làm chủ đất nước, làm chủ xã

hội không thuộc về thiểu số bóc lột mà thuộc về đa số quần chúng nhân dân

lao động;

Với ý nghĩa là phong trào đấu tranh của nhân dân lao động chống lại

chế độ tư hữu, chống lại áp bức bất công, mong muốn và chủ trương xây

dựng một chế độ công hữu, thực sự công bàng, bình đảng và dân chủ đối

với tất cả các thành viên trong xã hội (còn gọi là phong trào xã hội chủ

nghĩa hoặc trào lưu xã hội chủ nghĩa...).

Với ý nghĩa một chế độ chính trị - xã hội được xây dựng trên thực tế

do giai cấp công nhân và đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản lãnh đạo

toàn thể nhân dân tổ chức xây dựng chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa.

Với ý nghĩa là ước mơ, là quan niệm, lý luận về sự nghiệp giải phóng

con người trong lịch sử tư tưởng của nhân loại (Tư tường xã hội chủ nghĩa,

Tư tưởng Cộng sản chủ nghĩa...).

9

2. Khái niệm Tư tưởng xã hội chủ nghĩa và sự phân kỳ lịch sử tư

tưởng xã hội chủ nghĩa

a. Khái niệm Tư tưởng xã hội chủ nghĩa

So với khái niệm “Xã hội chủ nghĩa” thì khái niệm “Tư tưởng xã

hội chủ nghĩa” với tư cách là một trong những bộ phận cấu thành nên

hình thái ý thức chính trị (một trong những hình thái cơ bản của ý thức

xã hội nói chung)

Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là hình thức phản ánh dưới dạng đời sống

tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân lao động bị áp bức, bị bóc lột

trong lịch sử nhằm đấu tranh phê phán chống lại chế độ chính trị, xã hội của

giai cấp thống trị đương thời, từ đó hình thành những niềm tin, mơ ước,

khát vọng về con người và cách thức nhằm xây dựng một xã hội không còn

giai cấp, công bằng, dân chủ và thịnh vượng trong tương lai.

Tư tưởng xã hội chủ nghĩa có một số đặc trưng sau:

- Tư tưởng về cuộc đấu tranh nhằm phản kháng lại các chế độ áp

bức, bóc lột, cũng như mong muốn xóa bỏ những chế độ áp bức, bóc lột

đó. V.I.Lênin khái quát: “chủ nghĩa xã hội là sự phản kháng và đấu tranh

chống sự bóc lột người lao động, một cuộc đau tranh nhằm xóa bỏ hoàn

toàn sự bóc lột ấy”1;

- Tư tưởng về một xã hội mà những tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về

quyền sở hữu chung của mọi thành viên và toàn xã hội;

- Tư tưởng về một xã hội không còn bóc lột, không còn áp bức bất

công - đây chính là ước mơ ngàn đời của nhân dân lao động trên thế giới tự

cổ chí kim, như V.I.Lênin nói: “Đã lâu rồi, đã hàng bao thế kỷ nay, thậm chí

hàng ngàn năm nay, nhân loại mong ước thủ tiêu “lập tức” mọi sự bóc lột”2;

- Tư tưởng về một xã hội công bằng và bình đẳng thực sự, một xã hội

mà ờ đó không có kẻ giàu người nghèo, không phân chia đẳng cấp.

1 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.345.

2 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.53.

10

- Tư tưởng về một xã hội mà ai cũng có việc làm, ai cũng phải lao

động, một số nguyên tắc phân phoi chủ yếu được áp dụng như: “Làm theo

năng lực, hường theo lao động”, “Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”...

Với những đặc điểm như trên, có thể thấy tư tưởng xã hội chủ nghĩa

chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất

định. Đó là khi chế độ công xã nguyên thủy đang trên đường tan rã, chế độ

tư hữu ra đời, giai cấp xuất hiện, sự đối kháng về lợi ích giữa các giai cấp

đối lập nhau đã làm cho các quan hệ xã hội trở lên căng thẳng. Sự căng

thẳng đó cũng đã được phản ánh trong các tư tưởng, quan niệm của mỗi giai

cấp, tầng lóp trong xã hội. Neu như trong bản thân giai cấp thống trị thường

xuyên xuất hiện các tư tưởng, quan niệm nhằm bảo vệ các lợi ích được coi

là hợp pháp của chúng thi trái lại, trong đời sống của nhân dân lao động

cũng đã xuất hiện những tư tưởng đấu tranh, phản kháng lại sự bóc lột của

giai cấp thống trị, thể hiện khát vọng mong muốn có được một chế độ xã

hội không có áp bức, không có bất công, mọi người cùng lao động và chung

sống một cách bình đẳng...

b. Phân kỳ lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa

Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là tư tưởng phổ biến của nhân loại, có

trong tất cả các nền văn hóa của các dân tộc. Tư tường xã hội chủ nghĩa

biểu hiện rất đa dạng và phong phú theo cách tiếp cận từ nhiều hướng,

nhiều chiều.

Theo cách tiép cận tử trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong

cùng một quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất

chủ yếu của xã hội, chúng ta chia tư tưởng xã hội chủ nghĩa thành chủ

nghĩa cộng sản sơ khai và chủ nghĩa cộng sản văn minh.

Theo cách tiếp cận từ lĩnh vực kinh tế tiêu dùng, ta có chù nghĩa cộng

sản sản xuất và chủ nghĩa cộng sản tiêu dùng.

Theo cách tiếp cận từ giai cấp, ta có tư tưởng xã hội chủ nghĩa

phong kiến, tư tưởng xã hội chủ nghĩa tiểu tư sản, tư tưởng xã hội chủ

nghĩa Tư sản và tư tưởng xã hội chủ nghĩa Vô sản.

11

Theo cách tiếp cận lịch đại có thể phân chia tư tường xã hội chủ nghĩa

thành tư tường xã hội chủ nghĩa thời cổ đại, tư tưởng xã hội chù nghĩa thời

trung đại, tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời phục hưng và cận đại, tư tưởng

xã hội chủ nghĩa thời hiện đại.

Dựa vào các cơ sở khoa học để đánh giá tính khả thi hay không khả

thi của các tư tưởng, có thể chia thành: Tư tường xã hội chủ nghĩa không

tưởng và Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Trong cuốn sách này, chúng ta sẽ sử dụng cách tiếp cận nhiều chiều để

làm rõ được các loại hình tư tưởng qua các thời kỳ khác nhau của lịch sử.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIẾN cứu LỊCH SỪ TƯ

TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Đối tưọng nghiên cứu của Lich sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa

Trước C.Mác, vì nhiều lý do khác nhau nên việc nghiên cứu các tư

tưởng xã hội chủ nghĩa trong lịch sử chưa trở thành một ngành khoa học

độc lập. Việc nghiên cứu lịch sử các tư tưởng xã hội chủ nghĩa chỉ thực sự

được quan tâm kể từ khi chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời, vi nó có liên

quan trực tiếp đến sự hình thành, phát triển các nguyên lý của chủ nghĩa

Mác. Trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ph.Ảngghen đã chỉ rõ: “chủ nghĩa

xã hội khoa học ngay từ khi ra đời đã chịu sự quy định bởi tính hai mặt của

nó. Một mặt, nó là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô

sản và giai cấp tư sản, là sự phản ánh những điều kiện vật chất cho sự tồn

tại xã hội chủ nghĩa tư bản hiện đại. Mặt khác, cũng như bất cứ học thuyết

mới nào, chủ nghĩa xã hội khoa học trước hết phải xuất phát từ những tư

liệu tư tưởng đã tích lũy từ trước, mặc dù gốc rễ của nó nằm sâu trong

những sự kiện kinh tế vật chất”1. Khi đề cập đến vai trò của việc nghiên cứu

lịch sử các tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong việc hình thành nên lý luận của

chủ nghĩa xã hội khoa học, V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Chủ nghĩa Mác ra đời

tuyệt nhiên không phải “ở ngoài con đường phát triển vĩ đại của văn minh

thế giới... Học thuyết của ông ra đời là sự kế thừa trực tiếp những học

1 C.Mác, Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 19, Nxb. Chính ttị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.275.

12

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!