Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình lịch sử tỉnh Lào Cai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
959.7167
GI-108T
DỒNG BIÊN SOẠN
í SỬ VÀ ĐỊA LÝ TỈNH LÀO CAI
Giáo trình
LỊCH SỬ
TINH
LÀO CAI
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
LICH SỬ
TỈNH
LÀO CAI
Mã số: -9 (V I15)
CTQG- 2008
HỘI ĐỔNG BIÊN SOẠN
GIÁO TRÌNH LỊCH s ử VÀ ĐỊA LÝ TỈNH LÀO CAI
Giáo trình
LICH SỬ
TINH
LÀO CAI
(Tài liệu sử dụng trong Trưdng Chính trị tỉnh,
Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện,
thành phô và các trường phổ thông,
chuyên nghiệp trong Tỉnh)
DC -ffmiLfa
I THưv;ệí<rf
'■ TỈNH ỮOCAI I
- « - i ' - ~ n M h M I T
NHÀ XUẤT BẢN CHỈNH TRỊ QUỔC GIA
Hà Nội - 2008
HỘI ĐỒNG BIÊN SOẠN
GIÁO TRÌNH LỊCH s ử TỈNH LÀO CAI (Năm 2000)
Chủ tịch Hội đồng
GIÀNG SEO PHỬ Chủ tịch uỷ ban nhân dân
tỉnh Lào Cai
Các tác giả
TRẦN HỮU SƠN
NGUYỄN NGHĨA v ụ
NGUYỀN VẢN VÀN
ĐÀO THANH PHÁI
MAI THỊ HIỀN
NGUYỄN VẢN DŨNG
CHỈ ĐẠO TÁI BẢN (Năm 2008)
Thường trực Tỉnh ủy Lào Cai khóa XIII
Chỉ đạo biên soạn và xuất bản
SÙNG CHÚNG Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy
PHẠM KỲ u ỷ viền Ban Thường vụ,
Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Tham gia biên soạn
PHẠM KỲ
ĐÀO DUY THẮNG
LÊ ĐÌNH LỢI
PHẠM THỊ HUỆ
NGUYỄN THANH VÂN
4
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới phía bắc Việt
Nam, có lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển lâu
đời, có truyền thống văn hoá giàu bản sắc, có tiềm
năng và nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong
phú, đa dạng.
Là vùng "phên dậu" phía tây bắc Tổ quốc, Lào Cai
có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế,
văn hoá, là cửa ngõ thông thương với nhiều vùng
trong cả nước và quốc tế. Trong lịch sử phát triển, Lào
Cai trải qua nhiều biến động, đổi thay, vượt qua nhiều
khó khăn, thách thức và đã giành được những thành
tựu to lớn, góp phần không nhỏ vào trang sử vẻ vang
dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ thời tiền sử,
dựng nước và giữ nước, trải qua thời kỳ Bắc thuộc,
phong kiến cho đến giai đoạn đâ'u tranh cách mạng,
thời kỳ đổi mới, nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn
kiên định, anh dũng đâu tranh bảo vệ làng bản, thôn
xóm, vì độc lập, tự do cúa quê hương, dân tộc, dồng
thời thể hiện ý chí quyết tâm vươn lên xây dựng tỉnh
Lào Cai giàu mạnh.
5
Nhằm giúp cho cán bộ, đảng viên, nhân dân Lào
Cai nắm vững, hiểu rõ về lịch sử của quê hương, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp với Tỉnh uỷ Lào
Cai tái bản cuốn Giáo trình Lịch sử tỉnh Lào Cai. So với
lần xuất bản đầu tiên, lần xuất bản này cuốn sách đã
được bổ sung nhiều tư liệu, đặc biệt là những sự kiện
sau 15 năm tái lập tỉnh. Tuy nhiên, do nội dung sách
đề cập một quá trình lịch sử lâu dài nên việc SƯU tầm,
tập hợp tư liệu gặp không ít khó khăn và khó tránh
khỏi hạn chế, thiếu sót. Mong nhận được ý kiến đóng
góp của độc giả để lần xuất bản sau cuốn sách hoàn
thiện hơn.
Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.
Tháng 6 năm 2008
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
6
LỜI GIỚI THIỆU
Nhằm trang bị kiến thức lịch sử truyền thông
địa phương cho cán bộ, đảng viên và nhân dân
trong tỉnh, năm 2000 Tỉnh ủy Lào Cai đã chỉ đạo
biên soạn cuốn Giáo trình Lịch sử tỉnh Lào Cai
để sử dụng cho việc giảng dạy môn lịch sử địa
phương tại Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Bồi
dưỡng chính trị các huyện, thành phố và hệ thông
các trường phổ thông, chuyên nghiệp của tỉnh.
Cuốn giáo trình đã góp phần quan trọng trong
việc nâng cao nhận thức chính trị, lòng tự hào về
truyền thống quê hương; nâng cao tinh thần yêu
quê hương, đâ't nước cho cán bộ, đảng viên và các
tầng lớp nhân dân khi tỉnh mới tái lập.
Tuy nhiên, do biên soạn lần đầu nên Giáo trình
lịch sử tỉnh Lào Cai năm 2000 còn một s ố hạn chế.
Sau 15 năm tái lập tỉnh, có nhiều tư liệu và sự
kiện cần phải bổ sung.
Đế đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giảng
dạy và học tập lịch sử truyền thống trong các
trường học, ngày 12 tháng 6 năm 2006, Tỉnh uỷ
Lào Cai ra Quyết định số 60/QĐ-TU về việc thành
lập Ban chỉ đạo biên soạn tái bản giáo trình lịch
sử, địa lý tỉnh Lào Cai mới, thay cho cuôn giáo
trình xuất bản năm 2000.
Trong quá trình biên soạn cuốn Giáo trình
Lịch sử tỉnh Lào Cai lần này, chúng tôi đã nhận
được sự phôi hợp, giúp đỡ của các cơ quan, ban,
ngành trong tỉnh, cung cấp các tài liệu có liên
quan; từ đó bổ sung, cập nhật nhiều sự kiện phù
hợp với thực tiễn những năm gần đây. Nội dung
giáo trình gồm có 5 bài:
Bài 1: Lào Cai thời tiền sử và dựng nước
Bài 2: Lào Cai thời kỳ Bắc thuộc và phong kiến
Bài 3: Phong trào yêu nước, phong trào cách mạng
của Đảng bộ và nhân dân Lào Cai
Bài 4: Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ Tổ quốc (1976-1990)
Bài 5: Lào Cai trong sự nghiệp đổi mới (1991-2005).
Ban biên soạn đã rất cố gắng trong việc tập hợp
tư liệu và biên soạn, nhưng không tránh khỏi còn
những hạn chế. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn
các cơ quan, ban, ngành đã giúp đỡ cung câp tài
liệu, mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của
đội ngũ giảng viên, học viên và toàn thể bạn đọc.
Lào Cai, tháng 6 năm 2008
BAN BIÊN SOẠN
8
Bài 1
LÀO CAI THỜI TIỀN sử VÀ DựNG Nước
ĐIỀU KIỆN Tự NHIÊN
Từ cổ "Lão Nhai" trải qua nhiều năm đã biến
âm thành Lao Cai, người Pháp viết là Lao Kay,
sau đó nhân dân ta gọi là Lào Cai như ngày nay.
"Lão Nhai" nghĩa là phô" cổ hay phó) cũ. Tên
gọi này không biết chính xác ra đời từ năm nào,
nhưng với nghĩa chữ của nó và vị trí giao thương
sớm có của vùng đất này đã được sử sách ghi
nhận, có thể khẳng định: Cách đây trên 2000 năm,
khu vực phía bắc thành phô" Lào Cai ngày nay đã
hình thành nên một điểm thông thương, trao đổi
hàng hóa sầm uất, gồm khu ph<ấ cũ gọi là Lão
Nhai, sau đó một khu phố khác hình thành gọi là
Tân Nhai (Phố Mới).
9
Tuy nhiên, có một số học giả như Madrolle,
Phạm Văn Kính... lại cho rằng Lão Nhai là phố’,
làng lớn của tộc người Lão - một danh xưng của
tộc người Tày - Thái cổ.
Khi thành lập tỉnh năm 1907, người Pháp đã
lấy tên khu phô' cổ Lao Kay (Lão Nhai) đặt tên
cho tỉnh - tỉnh Lao Kay (tỉnh Lào Cai hiện nay).
Tỉnh Lào Cai là địa bàn vùng cao, biên giới
nằm ở vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị,
quân sự và kinh tế. Thời kỳ dựng nước, các vua
Hùng đã chia nước ta thành 15 bộ, địa bàn Lào
Cai thuộc bộ Tân Hưng. Trên 80% diện tích địa
bàn Lào Cai là đồi núi, địa hình có độ dcíc lớn,
chủ yếu từ 15°-25°/ độ cao thay đổi từ 80m -
3.143m so với mặt nước biển. Địa hình phân bậc
và bị chia cắt mạnh. Có hai dãy núi chính là dãy
Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi chạy song song
với nhau theo hướng tây bắc - đông nam.
Lào Cai nằm ở lưu vực hai sông lớn: sông Hồng
và sông Chảy. Phía tả ngạn sông Hồng là dãy Con
Voi, các khối nguyên phân thành bảy bậc. Phía hữu
ngạn sông Hồng là dãy Hoàng Liôn Sơn đồ sộ, có
nhiều đỉnh núi cao, như đỉnh Phan Xi Păng cao
3.143m (cao nhất Đông Nam Á, được mệnh danh là
10
nóc nhà Đông Dương), đỉnh Lăng Lung cao 2.913m,
đỉnh Tả Giàng Phin cao 2.850m, V.V..
Địa bàn Lào Cai được chia thành ba vành đai
sinh khí hậu cơ bản với hai tiểu vùng khí hậu đặc
trưng: nhiệt đới và ôn đới với hai mùa rõ nét,
mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm
sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9. Nhiệt độ
trung bình và lượng mưa rất thích hợp, đất đai
màu mỡ, sông suối khá dày đặc tạo điều kiện
thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi.
Lào Cai có thảm thực vật khá phong phú và
độc đáo. Theo thống kê, Lào Cai có 1.195 loài thực
vật thuộc 550 chi, 154 họ thực vật bậc cao, trong
đó có 22 loài đặc biệt quý hiếm (chiếm 50% sô"
loài thực vật quý hiếm cả nước) như: bách xanh,
thiết sam, thông tre, thông đỏ, đinh tùng, dẻ
tràng, pơ mu, thảo quả, thích quả đỏ... Ngoài ra,
Lào Cai còn có hàng trăm loại cây dược liệu,
trong đó có nhiều loại quý hiếm như: tam thất,
đẳng sâm, đỗ trọng, xuyên khung, dương quy,
thục địa, hoàng liên... và các loại cây ăn quả như:
đào, lê, táo, mân... có giá trị kinh tế cao.
Trên địa bàn Lào Cai có 442 loài chim, thú, bò
sát, chiếm 50% số loài động vật cả nước. Trong đó
11
có hơn chục loài được nêu trong sách đỏ Việt
Nam như: sóc bay trâu, sóc bay đen, cu li, khỉ độc,
vượn đen, càng bay, gâu ngựa, hổ, chó sói,
phượng hoàng đất...
Lào Cai có diện tích rừng và trữ lượng gỗ
rừng tự nhiên khá lớn. Đây là m ột vùng tài
nguyên và địa bàn quan trọng về quốc phòng,
an ninh. Nhiều khu rừng phòng hộ, rừng đặc
chủng, rừng đầu nguồn có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc giữ gìn môi trường sinh thái,
tạo cảnh quan thiên nhiên phục vụ cho cuộc
sông con người.
Nguồn tài nguyên khoáng sản của Lào Cai khá
dồi dào, là một trong những tiềm năng kinh tế lớn
nhất của tỉnh. Đến nay đã phát hiện trên 150 mỏ,
điểm mỏ với trên 30 loại khoáng sản, trong đó có
nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: apatít
2,5 tỷ tấn; đồng 53,5 triệu tấn; sắt 120 triệu tân,
graphít 413 triệu tân, fenspat 10 triệu tấn... Ngoài
những loại khoáng sản có trữ lượng lớn, Lào Cai
còn có hàng chục loại khoáng sản quý hiếm như:
vàng, bạc, đá quý, chì, thiếc, kẽm, mănggan,
crôm... và các loại khoáng sản thuộc nhóm vật
liệu xây dựng như: đất sét, đá vôi và nguyên liệu
làm gôm, sứ, thuỷ tinh...
12
II.
LÀO CAI THỜI KỲ TIỀN sử
Địa phận tỉnh Lào Cai có sông Hồng, sông
Chảy chảy qua đã trở thành một trong những
trung tâm cư trú của người nguyên thuỷ. Người
nguyên thuỷ cư trú ở địa phận Lào Cai khá tập
trung, điển hình nhất là vào cuối thời đại đá cũ,
cách ngày nay gần 2 vạn năm. Dọc theo sông
Hồng đã tìm thấy các di tích thuộc văn hóa Sơn
Vi, phân bố trên một phạm vi rộng lớn như: Đồi
Công nghiệp, cầ u Đen, Vĩ Kim, Ngòi Bo, Bến
Đền, Phô' Lu, Ngòi Nhù, Xuân Quang, Cam Cọn...
Các bộ lạc chủ nhân văn hóa Sơn Vi là những bộ
lạc săn bắt, hái lượm cư trú dọc theo các ngòi lớn,
ven sông, trên các dải đồi thẩp.
1. Công cụ sản xuất và hoạt động sản xuất
của người nguyên thuỷ
Qua nghiên cứu khảo cổ học cho thấy các bộ
lạc Sơn Vi ở Lào Cai dùng đá cuội để tạo nên
những công cụ chặt, nạo... Đặc trưng công cụ lao
động của các bộ lạc Sơn Vi là những hòn cuội
được ghè đẽo ử rìa cạnli cẩn thận, gồm nhiều loại
hình. Trong đó công cụ rìu lưỡi dọc chiếm tỷ lệ
cao nhất (trên 50% số công cụ được phát hiện).
13