Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình lắp rắp và cài đặt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
GV Biên Soạn: Lê Minh Long 1/46
Phiên bản 1.0 – Tháng 03/2007
MỤC LỤC
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH..............................................................2
BÀI 2: THÁO & LẮP RÁP MÁY TÍNH .........................................................10
BÀI 3: CHƯƠNG TRÌNH BIOS – HỆ ĐIỀU HÀNH MSDOS ...........................12
BÀI 4: PHÂN VÙNG VÀ ĐỊNH DẠNG ĐĨA CỨNG ........................................19
BÀI 5: CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH VÀ CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN ................21
BÀI 6: CÀI ĐẶT CÁC CHƯƠNG TRÌNH THÔNG DỤNG ................................37
BÀI 7: CHẨN ĐOÁN & KHẮC PHỤC SỰ CỐ MÁY TÍNH................................39
PHỤ LỤC: CHIA ĐĨA VỚI PARTITION MAGIC – SAO LƯU & PHỤC HỒI .....42
GV Biên Soạn: Lê Minh Long 2/46
Phiên bản 1.0 – Tháng 03/2007
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH
Mục Tiêu:
- Hiểu được nguyên tắc hoạt động của máy tính.
- Hiểu được khái niệm & nhận dạng các thiết bị phần cứng.
I/ Nguyên Tắc Hoạt Động Của Máy Tính.
Trong đó, các mũi tên đại diện cho đường đi của việc trao đổi thông tin giữa người sử
dụng với máy tính.
1. Khối Nhập Xuất.
Bao gồm các thiết bị phục vụ cho việc nhập dữ liệu và xuất dữ liệu.
- Thiết bị nhập dữ liệu (Input Device): bàn phím (Keyboard), chuột (Mouse),
máy quét (Scanner)…
- Thiết bị xuất dữ liệu (Output Device): màn hình (Monitor), máy in (Printer),
máy cắt decal…
- Bên cạnh đó còn có một số thiết bị khác phục vụ cho việc truyền tin giữa
máy tính với bên ngoài ở các vị trí địa lý khác nhau như: thiết bị quay số
(Modem Fax), card mạng (NIC), dây cáp các loại (Cable System).
2. Khối Xử Lý.
- Bao gồm bộ vi xử lý (CPU) thực hiện các chức năng của máy tính và các thiết bị
hỗ trợ tính toán khác phục vụ cho việc trao đổi thông tin trên bo mạch chính.
3. Khối Bộ Nhớ.
Là nơi lưu trữ các chương trình, dữ liệu trên máy tính và được chia làm 02 loại:
a) Bộ nhớ chính (Primary Memory):
- Bộ nhớ chỉ đọc – ROM (Read Only Memory): Là vùng lưu trữ chương trình và
các dữ liệu liên quan đến chương trình BIOS của nhà sản xuất và được lưu
trữ trên chip CMOS. Các thay đổi liên quan đến chương trình BIOS được lưu
lại nhờ bộ Pin nuôi còn gọi là Pin CMOS.
+ BIOS (Basic Input/Output System): Là chương trình của nhà sản xuất bo
mạch chính (Mainboard) dùng để cấu hình các thiết bị gắn trên Mainboard.
+ Chip CMOS (Complementary Metal-Oxid Semiconductor): Dùng để lưu trữ
cấu hình chi tiết của hệ thống , các thông số này được máy tính giữ lại ngay
cả khi tắt máy và chỉ mất đi khi Pin CMOS đã hết hoặc hư hỏng.
Khối
Nhập / Xuất
Khối
Xử Lý
Khối
Bộ Nhớ
GV Biên Soạn: Lê Minh Long 3/46
Phiên bản 1.0 – Tháng 03/2007
- Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên – RAM (Random Access Memory): Là vùng lưu
trữ dữ liệu tạm thời trong suốt quá trình người sử dụng đang làm việc. Dữ
liệu trong vùng nhớ này sẽ bị mất đi khi khởi động lại máy tính.
b) Bộ nhớ phụ (Secondary Memory):
Là nơi lưu trữ các dữ liệu của người sử dụng và các chương trình được cài
đặt trên máy như là:
- Đĩa cứng (Hard Disk).
- Đĩa CD-ROM (Compact Disc), DVD (Digital Video Disc)…
- Đĩa mềm (Floppy Disk)
II/ Thành Phần Cấu Tạo Của Máy Tính.
1. Mainboard (Bo mạch chính):
- Phân loại theo khe cắm nguồn : có 03 loại
Main AT: Sử dụng nguồn AT gồm 01 hàng pin và có 12 pin.
Main ATX: Sử dụng nguồn ATX gồm 02 hàng pin và có 20 pin.
Main ATX2: Sử dụng nguồn giống nguồn ATX nhưng có 24 pin.
- Phân loại theo chân CPU:
Main Socket 370 và Slot 1: Dùng cho Pentium II & III.
GV Biên Soạn: Lê Minh Long 4/46
Phiên bản 1.0 – Tháng 03/2007
Main Socket 478: Dùng cho Pentium IV.
Main Socket 775: Dùng cho Pentium IV, Pentium D và Core 2 Duo.