Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình khởi sự doanh nghiệp
PREMIUM
Số trang
131
Kích thước
6.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
725

Giáo trình khởi sự doanh nghiệp

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

----------------------

ISO 9001:2008

GIÁO TRÌNH

HỌC PHẦN: KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP

NGÀNH NGHỀ: Kinh Doanh Thƣơng Mại

TRÌNH ĐỘ: Cao đẳng

Ban hành theo Quyết định số…/QĐ-CNTĐ-CN ngày …tháng…năm… của ….

TP. HCM, tháng 8/2018

Khởi sự doanh nghiệp Khoa Quản Trị Kinh Doanh

- 2 -

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép

dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu

lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

Về nguyên tắc, đối với các tài liệu được bảo hộ bản quyền, trước khi sử dụng tác

phẩm cần xin phép và thực hiện nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác

giả theo thỏa thuận. Việc xin cấp phép sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan hiện

nay có thể thực hiện đơn giản và dễ dàng. Người sử dụng có thể theo các thông tin

quản lý quyền có trên tác phẩm liên hệ trực tiếp với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả

để được cấp phép, hoặc thông qua các tổ chức quản lý tập thể, đây là tổ chức đại diện

cho các tác giả thực hiện việc quản lý các quyền được ủy quyền

Khởi sự doanh nghiệp Khoa Quản Trị Kinh Doanh

- 3 -

LỜI GIỚI THIỆU

Bill Gates nói “Những năm 20 tuổi tôi chưa từng nghĩ ngơi ngày nào. Một ngày

cũng không”. Tuổi trẻ chính là thời điểm thích hợp nhất để biến ước mơ thành hiện

thực. Chúng ta có sức khỏe, trí lực và quan trọng nhất là đủ đam mê để theo đuổi ước

mơ của mình. Vì vậy, đừng lười biếng, trì hoãn khi còn trẻ. Mọi doanh nhân thành đạt

và tỉ phú, triệu phú đều là những người rất yêu quý công việc họ làm. Họ đều nhận

biết được việc gì họ làm sẽ mang lại lợi nhuận lớn nhất. Họ có mục tiêu cụ thể và biết

mình đang hướng tới điều gì. Chính vì vậy họ luôn thành công. Nếu bạn muốn bạn

cũng sẽ thành công như họ ngay sau khi học xong học phần này. Bạn có thể hiểu và

vận dụng được những kiến thức cơ bản về khái niệm về kinh doanh, doanh nghiệp,

khởi tạo doanh nghiệp, các đặc trưng, tố chất và kỹ năng cần thiết của người kinh

doanh. Những yêu cầu và điều kiện để khởi nghiệp kinh doanh. Những yếu tố ảnh

hưởng của môi trường kinh doanh đến sự phát triển doanh nghiệp. Hình thành được ý

tưởng kinh doanh, ra quyết định khởi nghiệp kinh doanh, nội dung chính của kế

hoạch khởi nghiệp kinh doanh và lập được kế hoạch marketing. Đồng thời lập được

hồ sơ xin giấy phép thành lập kinh doanh, khắc dấu tại sở công an và đăng ký mã số

thuế tại cục thuế. Ngoài ra thông qua phần mềm VS-ERP còn giúp người học quản lý

được toàn bộ hoạt động của doanh và xử lý các tình huống liên quan hoạt động kinh

doanh một cách cụ thể.

Công trình này được thực hiện với nỗ lực cao nhất từ việc nghiên cứu, tham

khảo và kinh nghiệm thực tiễn của những người viết với hy vọng là tài liệu tham khảo

hữu ích cho người đọc quan tâm, yêu thích lĩnh vực này. Tuy nhiên, những thiếu sót

trong quá trình biên soạn, in ấn là khó tránh khỏi và xin ghi nhận mọi phản hồi, đóng

góp xây dựng từ người đọc để hoàn thiện trong những lần xuất bản sau.

Xin cảm ơn quý Thầy Cô của trường Cao Đẳng Công Nghệ Thủ Đức đã giúp đỡ,

hỗ trợ chúng tôi để hoàn thành giáo trình này.

TPHCM, ngày 10 tháng 06 năm 2019

Nhóm tác giả

LÊ MINH TRUNG

DƢƠNG QUỐC VIỆT

Khởi sự doanh nghiệp Khoa Quản Trị Kinh Doanh

- 4 -

MỤC LỤC

TRANG BÌA…………………………………………………………….…………1

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN…………………………………....…………………..2

LỜI GIỚI THIỆU ………………………………………………..……….…..…..3

MỤC LỤC…………………………………………………………………………4

GIÁO TRÌNH HỌC PHẦN………………………………………………………4

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ CỦA KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP………………......….4

Giới thiệu…………………………………....……………………………………..5

Mục tiêu……………………………………………………………………………5

1.1. Một số khái niệm về kinh doanh, doanh nghiệp và khởi tạo doanh nghiệp8

1.2. Các tố chất và kỹ năng cần thiết của ngƣời kinh doanh ………………....14

1.3. Những yêu cầu và điều kiện để khởi nghiệp kinh doanh……………...….16

1.4. Ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh doanh đến sự phát triển doanh

nghiệp….................................................................................................................18

CÂU HỎI…………...…………………...…………...…………………….……..25

BÀI TẬP………………………………………………….……………...….........25

CHƢƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP……….….......26

Giới thiệu…………………………………....……………………………………26

Mục tiêu…………………………………………………………………………..26

2.1. Ý tƣởng kinh doanh và ra quyết định khởi nghiệp kinh doanh.................26

2.2. Những yêu cầu và điều kiện để khởi nghiệp kinh doanh............................27

2.3. Nội dung chính của kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh...............................30

CÂU HỎI………………………………………...………………………..….…..32

BÀI TẬP……………………………………………….........................................33

CHƢƠNG 3: THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP,

KHẮC DẤU, ĐĂNG KÝ MÃ SỐ THUẾ……….………………………….…...34

Giới thiệu…………………………………....……………………………………..5

Mục tiêu……………………………………………………………………………5

3.1. Phạm vi………………………………………...……….……………..…......35

3.2. Lƣu đồ hƣớng dẫn quy trình đăng ký kinh doanh…………………..……35

3.3. Mô tả quy trình ………………………………………….………...………..36

Khởi sự doanh nghiệp Khoa Quản Trị Kinh Doanh

- 5 -

CÂU HỎI………………………………………...……………………....……….54

BÀI TẬP………………………………………………………........................….55

CHƢƠNG 4: CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP.........................55

Giới thiệu…………………………………....……………………………………55

Mục tiêu…………………………………………………………………………..55

4.1. Tầm quan trọng của phần mềm quản lý doanh nghiệp…………….….…55

4.2. Lợi ích của phần mềm quản lý doanh nghiệp………………………….…56

4.3. Một số phần mềm quản lý doanh nghiệp hiệu quả…………………….…56

CÂU HỎI………...………………………………………………...………......…12

BÀI TẬP……………………………………………………………………….…12

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….……....12

Khởi sự doanh nghiệp Khoa Quản Trị Kinh Doanh

- 6 -

GIÁO TRÌNH HỌC PHẦN

1. THÔNG TIN CHUNG:

- Tên học phần: Khởi sự doanh nghiệp

- Mã học phần: CNC104300

- Trình độ: Cao đẳng

- Áp dụng cho chuyên ngành: Kinh doanh thương mại

- Số tín chỉ: 45 (Lý thuyết:15 ; Thực hành: 30)

- Số giờ: 45 (Lý thuyết: 15; Thực hành: 30)

- Loại học phần: Bắt buộc

- Môn học trước:

- Điều kiện tiên quyết:

2. PHÂN BỐ THỜI LƢỢNG:

- Lý thuyết: 15 giờ

- Thực hành, Thảo luận, thí nghiệm, Bài tập: 27 giờ

- Kiểm tra: 3 giờ

3. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA HỌC PHẦN:

+ Vị trí:

Năng lực này giúp cho người học hiểu được nghề kinh doanh thương mại có thể có

thu nhập từ nhiều cách. Ngoài việc làm cho doanh nghiệp thương mại hoặc dịch vụ,

sau khi tốt nghiệp người học có thể làm việc với tư cách là người lao động độc lập

hoặc tự thành lập doanh nghiệp kinh doanh thương mại cho chính mình. Tuy nhiên,

việc này cần huy động một số phương tiện vật chất, tài chính, năng lực và khả năng

lập kế hoạch, quản lí.

+ Tính chất:

Năng lực này giúp người học bắt đầu suy nghĩ về khả năng tạo dựng công việc cho

chính mình đồng thời nhận thức được các ràng buộc và yêu cầu về quản lí một

doanh nghiệp dịch vụ nhỏ.

Khởi sự doanh nghiệp Khoa Quản Trị Kinh Doanh

- 7 -

Quá trình đánh giá năng lực này cũng không dựa trên các tiêu chí đồng nhất đối

với tất cả người học mà chủ yếu dựa trên mức độ tham gia, động cơ và mức độ đầu

tư của cá nhân, do đó, đây là năng lực được đánh giá qua tình huống.

4. MỤC TIÊU HỌC PHẦN:

+ Kiến thức:

- Xác định được các yêu cầu pháp lý để thành lập doanh nghiệp Kinh doanh

thương mại.

- Tìm hiểu về đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp Kinh doanh thương mại.

- Xác định các chức năng chính cần đảm nhiệm để doanh nghiệp hoạt động tốt.

- Xác định các tố chất cần thiết để quản lí một doanh nghiệp kinh doanh thương

mại.

- Lập được bảng tổng kết điểm mạnh và điểm yếu.

- Xác định chiến lược thích hợp hạn chế điểm yếu.

+ Kỹ năng:

- Tham gia trao đổi ý tưởng với người học khác về kế hoạch kinh doanh sẽ triển

khai.

- Xác định cơ sở của kế hoạch kinh doanh ban đầu thông qua xác định các bước

tiến hành chính và chiến lược hỗ trợ thành lập một doanh nghiệp nhỏ.

- Xác định đúng mục tiêu trong kế hoạch kinh doanh

+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Tuân thủ các yêu cầu về thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực Kinh doanh

thương mại theo quy định của pháp luật

- Tuân thủ quy định của luật doanh nghiệp

- Có tinh thần trách nhiệm trong công việc

Khởi sự doanh nghiệp Khoa Quản Trị Kinh Doanh

- 8 -

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ CỦA KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP

 Giới thiệu:

Bất cứ công ty khởi nghiệp nào cũng bắt đầu với một nhóm nhỏ những người

có chung chí hướng, đam mê và khát vọng. Chỉ cần có ý tưởng, đam mê, bạn có

thể bắt đầu từ những điều nhỏ nhất.

 Mục tiêu:

- Phân biệt người lao động được trả lương và người lao động độc lập (làm việc cho

mình), người giám sát (quản lý) và nhà quản lí một doanh nghiệp nhỏ

- Xác định các yêu cầu pháp lý để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thương mại

- Xác định các hoạt động kinh doanh thương mại được thực hiện.

1.1. Một số khái niệm về kinh doanh, doanh nghiệp và khởi sự doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm về kinh doanh

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của

quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị

trường nhằm mục đích sinh lợi. [Trích Khoản 2 Điều 4 Luật Doanh Nghiệp 2015]

1.1.2. Vai trò của kinh doanh

- Kinh doanh và cuộc sống hằng ngày của chúng ta

Hầu hết chúng ta đều có vai trò nhất định trong hệ thống kinh doanh của đất

nước, họ hàng và bạn bè chúng ta cũng làm việc trong các doanh nghiệp. Chúng ta

mua hàng hóa trong cửa hàng thực phẩm gần nhà, trong các siêu thị hay cửa hàng

bách hóa tổng hợp, ăn uống trong các quán, căn tin hay nhà hàng. Chúng ta đi lại

bằng xe buýt, xe đạp, xe taxi, phà hay tàu hỏa. Các công ty dịch vụ công cộng cung

cấp cho chúng ta điện, nước và khí đốt. Chúng ta gởi thu qua bưu điện và trò chuyện

với bạn bè qua điện thoại, gởi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Sản phẩm của các nhà

xuất bản là các loại sách, báo, tạp chí..., được đưa đến tay người đọc qua hệ thống các

cửa hàng bán lẻ của nó. Kinh doanh là một phần cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

Mỗi người nên có những kiến thức nhất định về kinh doanh và cũng cần hiểu vai trò

quan trọng của nó đối với cuộc sống con người.

Khởi sự doanh nghiệp Khoa Quản Trị Kinh Doanh

- 9 -

- Thỏa mãn các nhu cầu cần thiết của con người

Các tổ chức kinh doanh (Doanh nghiệp) khác với các tổ chức khác ở chổ chúng

sản xuất hàng hóa hay cung cấp các loại dịch vụ với mục đích thu được lợi nhuận

nhằm mở rộng hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được mục đích này,

các doanh nghiệp phải sản xuất ra các loại hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng cần, nếu

không thỏa mãn những mong muốn đó của khách hàng, doanh nghiệp sẽ bị phá sản

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo đảm cho hàng hóa được bán với giá

phải chăng và có chất lượng thích hợp. Một doanh nghiệp thành công phải luôn phát

hiện được những nhu cầu mới của người tiêu dùng và luôn luôn sẵn sàng thỏa mãn

các nhu cầu đó. Khách hàng là “Thượng đế” và anh ta quyết định khi nào thì mua

hàng, mua số lượng bao nhiêu và với giá nào.

Dưới áp lực của sự cạnh tranh và sức mua của người tiêu dùng, các nhà sản xuất

sẽ cố gắng sử dụng có hiệu quả hơn nguyên liệu, thiết bị và lao động để tạo ra nhiều

hàng hóa hơn, có chất lượng tốt hơn. Trong lúc theo đuổi lợi nhuận để làm giàu, nhà

kinh doanh cũng phải phục vụ người tiêu dùng và phục vụ lợi ích xã hội. Quan niệm

này là nền tảng của nền kinh tế thị trường.

1.1.3. Bản chất của hệ thống kinh doanh

Kinh doanh là một hệ thống sản xuất hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu

xã hội. Theo cách hiểu mang tính hệ thống này, chúng ta có thể thấy mối liên hệ chặc

chẽ giữa doanh nghiệp với các tổ chức khác trong xã hội. Mỗi hoạt động được thực

hiện trong doanh nghiệp đều ảnh hưởng đến hệ thống xã hội lớn hơn; hệ thống kinh

doanh liên quan đến hệ thống chính trị, hệ thống kinh tế và hệ thống luật pháp

Bản thân kinh doanh có thể được coi như một hệ thống tổng thể bao gồm những hệ

thống cấp dưới nhỏ hơn là các ngành kinh doanh, mỗi ngành kinh doanh được tạo

thành bởi nhiều công ty có quy mô khác nhau, sản xuất nhiều loại sản phẩm khác

nhau. Mổi công ty lại bao gồm nhiều hệ thống cấp thấp hơn như sản xuất, marketing,

tài chính...

Về cơ bản, một hệ thống kinh doanh nhận được các yếu tố nhập lượng từ môi

trường, nó chế biến các yếu tố này sau đó sản xuất ra các xuất lượng cho hệ thống xã

hội. Quá trình này có thể tóm tắt trong sơ đồ sau:

Khởi sự doanh nghiệp Khoa Quản Trị Kinh Doanh

- 10 -

Hình 1.1: Hệ thống kinh doanh

Nguồn: Nguyễn Hải Sản (2007), “Quản trị doanh nghiệp”,

NXB Tài Chính, TP.HCM

1.1.4. Sự cần thiết của kinh doanh

Thế giới của chúng ta có hàng triệu người sống trong nhiều quốc gia khác nhau,

nói những ngôn ngữ khác nhau và thuộc các nhóm chủng tộc khác nhau. Dù vậy con

người có chung một số nhu cầu cơ bản, ai cũng cần thức ăn để thỏa mãn khi đói, thức

uống khi khát và quần áo để giữ ấm cơ thể. Con người còn cần phải có nhà cửa để

nghỉ ngơi, thuốc men và những chăm sóc đặc biệt khi bị ốm đau. Vì nhiều lý do khác

nhau con người cần đi từ nơi này sang nơi khác và khi cách xa họ cần liên lạc với

nhau. Trong giờ rảnh rỗi, họ muốn được thư giãn, nghe nhạc, xem Tivi, hay đi dạo

trong công viên

Trong đời sống xã hội, có rất nhiều phương pháp để thỏa mãn các nhu cầu của

con người và mổi người thường biết cách sử dụng những phương pháp thích hợp để

thỏa mãn nhu cầu của cá nhân. Một số người dùng gạo làm thực phẩm chính để thỏa

mãn khi đói, người khác lại dùng lúa mì. Những người dân trên đảo biết cách di

chuyển bằng thuyền và dân cư miền sa mạc biết cách cưỡi ngựa hoặc lạc đà. Các nhà

buôn phải biết cách mang những hàng hóa từ nơi dư thừa đến nơi cần chúng

Con người luôn cảm thấy cần phải trao đổi những thứ dư thừa lấy những gì họ

không có và đó là cơ sở cho sự trao đổi hiện vật ra đời. Khi thương mại phát triển,

kim loại quý như vàng, bạc được sử dụng làm vật trung gian trao đổi để thuận tiện

cho việc mua bán

Những cuộc khai quật các di chỉ khảo cổ đã khám phá ra rằng, các hoạt động

thương mại đã có từ hàng ngàn năm trước đây trong các thành phố cổ như Carthage

Doanh nghiệp nhận các

nhập lượng và hoạt động

trong môi trường tự

nhiên, luật pháp, chính

trị, kinh tế, kỹ thuật và

các áp lực xã hội

Doanh nghiệp chế biến

các nhập lượng bằng

phương pháp hiệu quả

nhất; bằng cách kết hợp

các nguồn lực, khuyến

khích người lao động và

áp dụng các kỹ thuật hợp

Doanh nghiệp sản xuất ra

hàng hóa và dịch vụ để

thỏa mãn các nhu cầu,

đồng thời cũng tạo ra các

lợi ích kinh tế, xã hội,

nâng cao mức sống của

xã hội

Khởi sự doanh nghiệp Khoa Quản Trị Kinh Doanh

- 11 -

(1), Babylon, Ai cập, Trung quốc, các thương dân đã buôn bán len dạ, đồ gia vị, da

sống, lúa gạo và công cụ thô sơ

Cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra bước ngoặc lịch sử dẫn tới sự cơ giới hóa

nền sản xuất. Sự phát minh ra máy móc, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, cùng

quá trình đô thị hóa diễn ra trong thế kỹ hai mươi đã thúc đẩy quá trình công nghiệp

hóa và tạo ra sự cần thiết phải quản trị các hoạt động kinh doanh một cách có hiệu

quả. Với sự ra đời của các phương tiện vận tải hiện đại đường hàng không, đường

biển, hoạt động kinh doanh đã vượi ra khỏi các biên giới quốc gia và hình thành các

công ty đa quốc gia. Việc sử dụng những sản phẩm được chế tạo từ nhiều nước khác

nhau đã trở thành bình thường trong đời sống xã hội.

Trong thế giới ngày nay tiền bạc giữ vai trò quan trọng, là phương tiện trao đổi

và làm cho hoạt động thương mại giữa các quốc gia thuận tiện hơn, nhất là khi các

nhà kinh doanh quốc tế chấp thuận một số đồng tiền chung được sử dụng rộng rãi như

đồng Đôla Mỹ hay đồng Yên Nhật

1.1.5. Các hình thức hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh có phạm vi rất rộng lớn. Về cơ bản nó bao gồm ba lĩnh

vực: sản xuất, phân phối và tiêu thụ.

- Sản xuất

Theo nghĩa rộng, sản xuất bao hàm bất kỳ hoạt động nào nhằm thỏa mãn nhu cầu

của con người. Nó có thể được phân chia thành: sản xuất bậc một, sản xuất bậc hai,

sản xuất bậc ba

Sản xuất bậc một (hay sản xuất sơ chế)

Sản xuất bậc một là hình thức sản xuất dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên

hoặc là những hoạt động sử dụng các nguồn tài nguyên có sẳn, còn ở dạng tự nhiên.

Trong khai thác mỏ, người ta lấy quặng và khoáng chất từ đất đá. Trong ngư nghiệp,

con người đánh bắt cá từ sông, biển hay nuôi chúng trong các ao, hồ nhân tạo. Trong

nông nghiệp, nhà nông trồng trọt và thu hoạch hoa màu; còn trong lâm nghiệp, những

người thợ rừng đốn cây khai thác gỗ.

Sản xuất bậc hai (hay công nghiệp chế tạo)

Sản xuất bậc hai là hình thức sản xuất, chế tạo, chế biến các loại nguyên liệu thô

hay tài nguyên thiên nhiên thành hàng hóa. Quặng sắt biến thành thép tấm hay ống

thép, gỗ được chế biến thành đồ đạc trong nhà, da sống được chế biến thành giày dép

Khởi sự doanh nghiệp Khoa Quản Trị Kinh Doanh

- 12 -

và các sãn phẩm bằng da khác. Nhiều nhà máy sản xuất ra các loại sợi từ các nguyên

liệu thô như bông, tơ tằm, len hoặc sợi tổng hợp. Các nhà máy khác sử dụng các loại

sợi này làm nguyên liệu thô để chế tạo thành quần áo, đồ trang sức, phông màn và các

đồ dùng gia đình khác.

Sản xuất bậc hai bao gồm cả quá trình chế tạo ra các bộ phận cấu thành được

dùng để lắp ráp thành sản phẩm tiêu dùng và sản phẩm công nghiệp. Đồng thời, sản

xuất bậc hai còn bao gồm việc chế tạo linh kiện rời, bán thành phẩm để cung cấp cho

các nhà sản xuất lắp ráp thành máy móc, công cụ. Chẳng hạn, một phân xưởng lắp ráp

ô tô sử dụng dây chuyền đồng bộ máy móc và dụng cụ, được các nhà chế tạo cung

cấp động cơ, bình ắc quy, vỏ xe, kính, niệm ghế và nhiều bộ phận khác để lắp ráp

thành các loại xe ô tô.

Sản xuất bậc ba (hay công nghiệp dịch vụ)

Trong nền sản xuất bậc ba, dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn các hàng hóa hữu

hình. Các nhà sản xuất công nghiệp được cung cấp những điều kiện thuận lợi và dịch

vụ trong một phạm vi rộng lớn. Các công ty vận tải chuyên chở sản phẩm của các nhà

sản xuất từ nhà máy đến các cửa hàng bán lẻ. Các nhà bán buôn và các nhà bán lẻ

cung cấp các loại dịch vụ đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Các loại dịch

vụ khác như bốc, dở hàng hóa lên xuống tàu thuyền, máy bay hay các loại dịch vụ

bưu điện, viễn thông, các loại dịch vụ công cộng, bất động sản, ngân hàng, tài chính,

bảo hiểm và các loại dịch vụ khách sạn, nhà hàng đều thuộc sản xuất bậc ba. Ngoài ra,

các loại dịch vụ do các nhà chuyên môn như bác sỹ, chuyên viên kế toán, luật sư, kỹ

sư, giáo viên, nhạc sỹ và các loại dịch vụ do chính phủ cung cấp cũng là những hình

thức sản xuất bậc ba.

- Các yếu tố sản xuất

Hệ thống sản xuất kinh doanh cần đến nhiều yếu tố nhập lượng khác nhau để tạo

ra các xuất lượng cho xã hội, các nhập lượng này được gọi là các yếu tố sản xuất. Các

nhập lượng căn bản gồm có nguyên liệu, lao động, tiền vốn và kiến thức, kinh nghiệm

của các nhà kinh doanh

Nguyên liệu: Là các nhập lượng hữu hình sử dụng trong quá trình sản xuất, chúng có

thể thuộc dạng tự nhiên như đất đai dùng cho nông nghiệp hay khoán chất để tuyển

chọn. Trong lĩnh vực công nghiệp, nguyên liệu bao gồm nguyên liệu thô, linh kiện rời

hay bán thành phẩm sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất. Đồng thời, nguyên

Khởi sự doanh nghiệp Khoa Quản Trị Kinh Doanh

- 13 -

liệu còn gồm có nhà xưởng, máy móc hoặc các công cụ sử dụng trong quá trình chế

tạo

Lao động: Bao gồm tất cả những người làm việc cho doanh nghiệp, từ giám đốc cho

tới quản đốc, người bán hàng, những người công nhân trong dây chuyền lắp ráp và

nhân viên văn phòng...

Tiền vốn: Là tất cả tiền của cần thiết cho hoạt động tài chính của một doanh nghiệp.

Những tiền của này có thể là vốn đầu tư của chính chủ doanh nghiệp, các cổ đông,

tiền vay của ngân hàng hay là lợi nhuận kinh doanh được giử lại. Chúng được sử dụng

để mua nguyên liệu, trả lương công nhân, lắp đặt máy móc mới hay xây dựng nhà

xưởng mở rộng nhà máy.

Đội ngũ các nhà kinh doanh: Là những người chấp nhận rủi ro tham gia vào hoạt

động kinh doanh. Nhà kinh doanh có thể tự quản lý doanh nghiệp của họ, hoặc đối với

các tổ chức kinh doanh lớn, giới chủ có thể thuê mướn một đội ngũ các giám đốc

chuyên nghiệp thay mặt họ điều hành doanh nghiệp

Phân phối sản phẩm

Phân phối sản phẩm đề cập tới việc đưa hàng hóa và dịch vụ từ nhà sản xuất đến

người tiêu thụ, bao gồm việc vận chuyển nguyên, vật liệu từ các nhà cung cấp tới tận

dây chuyền sản xuất. Phân phối bao gồm cả việc xếp hàng vào kho, quản lý nguyên

liệu, sản phẩm hoàn thành, bao bì, kiểm soát tồn kho và vận chuyển đến những người

sử dụng cuối cùng. Một hệ thống phân phối hiệu quả sẽ tối thiểu hóa việc tồn đọng

tiền vốn trong nguyên, vật liệu tồn kho hay trong sản phẩm hoàn thành. Các nhà sản

xuất thường rất muốn phân phối một cách trực tiếp tới tận tay người tiêu dùng. Chẳng

hạn, một trại nuôi bò sữa địa phương có thể giao sữa tới tận nhà khách hàng, một số

nông dân có thể bán trực tiếp sản phẩm của họ cho các bà nội trợ. Tuy nhiên, hiện nay

có rất ít hàng hóa được phân phối theo phương thức này, mà đa số các nhà sản xuất

dựa vào hệ thống phân phối của các nhà buôn, các nhà bán lẻ để đưa hàng hóa tới

người tiêu thụ

Nhà cung cấp dịch vụ cũng cần đến mạng lưới phân phối, các nhà cung cấp điện,

nước cần phải có một hệ thống vận chuyển các dịch vụ này đến người sử dụng; Công

ty điện thoại phải nối các cuộc điện đàm trong nước và quốc tế. Công ty vận tải phải

xây dựng một hệ thống vận chuyển hoàn chỉnh, nhanh chóng để phục vụ khách hàng

một cách hiệu quả nhất vượt qua mọi địa hình khác nhau.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!