Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình hướng dẫn lý thuyết cơ bản của năng lượng vật chất phần 3 potx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Giáo trình Linh Kiện Điện Tử
Dải cấm có độ cao khá lớn (EG>5eV). Đây là trường hợp của các chất cách điện. Thí
dụ như kim cương có EG=7eV, SiO2 EG=9eV.
Dải cấm có độ cao nhỏ (EG<5eV). Đây là trường hợp chất bán dẫn điện.
Thí dụ: Germanium có EG=0,75eV
Silicium có EG=1,12eV
Galium Arsenic có EG=1,4eV
Dải hóa trị và dải dẫn điện chồng lên nhau, đây là trường hợp của chất dẫn điện. Thí
dụ như đồng, nhôm…
E (Năng lượng)
Dải dẫn điện
EG>5eV Dải cấm Dải dẫn điện
EG<5eV
Dải hoá trị Dải hoá trị
(a) (b) (c)
Chất cách điện Chất bán dẫn Chất dẫn điện
Hình 6
Giả sử ta tăng nhiệt độ của tinh thể, nhờ sự cung cấp nhiệt năng, điện tử trong dải
hóa trị tăng năng lượng. Trong trường hợp (a), vì EG lớn, điện tử không đủ năng lượng
vượt dải cấm để vào dải dẫn điện. Nếu ta cho tác dụng một điện trường vào tinh thể, vì tất
cả các trạng thái trong dải hóa trị điều bị chiếm nên điện tử chỉ có thể di chuyển bằng
cách đổi chỗ cho nhau. Do đó, số điện tử đi, về một chiều bằng với số điện tử đi, về theo
chiều ngược lại, dòng điện trung bình triệt tiêu. Ta có chất cách điện.
Trong trường hợp (b), một số điện tử có đủ năng lượng sẽ vượt dải cấm vào dải dẫn
điện. Dưới tác dụng của điện trường, các điện tử này có thể thay đổi năng lượng dễ dàng
vì trong dải dẫn điện có nhiều mức năng lượng trống để tiếp nhận chúng. Vậy điện tử có
năng lượng trong dải dẫn điện có thể di chuyển theo một chiều duy nhất dưới tác dụng
của điện trường, ta có chất bán dẫn điện.
Trong trường hợp (c) cũng giống như trường hợp (b) nhưng số điện tử trong dải dẫn
điện nhiều hơn làm cho sự di chuyển mạnh hơn, ta có kim loại hay chất dẫn điện.
Trang 11 Biên soạn: Trương Văn Tám