Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình hướng dẫn cơ bản để chẩn đoán bệnh thú nuôi phần 9 ppt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
45
Âm bùng hơi: do tổ chức phổi đàn tính kém, trong phế quản, phế nang chứa nhiều
khí, bọt khí. Âm bùng hơi là triệu chứng bệnh thường gặp ở gia súc lớn như: lao phổi
nhất là khi có hang lao gần thành ngực; viêm phế quản mạn tính; phế quản giãn; bệnh
viêm phổi thùy ở giai đoạn sung huyết và giai đoạn tiêu tan; viêm phổi - phế quản (vùng
âm đục xen kẽ lẫn âm bùng hơi); tràn dịch màng phổi (gõ vùng dưới có âm đục, phần
trên có âm bùng hơi); tràn khí phổi; thoát vị cơ hoành; đầy hơi ruột nặng; dạ cỏ chướng
hơi nặng.
Âm hộp: âm gõ gần giống âm bùng hơi nhưng âm hưởng ngắn. Thường gặp ở bệnh
phổi khí thũng nặng, phế nang giãn, phổi căng,
Âm bình rạn: phổi bị bệnh có các hang thông với phế quản, lúc gõ khí qua lại giữa
hang và phế quản tạo thành. Thường thấy trong bệnh giãn phế quản nặng, lao phổi.
Âm kim thuộc: do trong xoang ngực có hang kín chứa đầy khí như tràn khí màng
phổi nặng, bao tim tích khí nặng, thoát vị cơ hoành.
d. Nghe phổi
Khi đường hô hấp, phổi có bệnh thì âm thanh quản, âm khí quản, âm phế quản nhất
là âm phế nang thay đổi, ngoài ra còn có những âm mới lạ gọi là âm hô hấp bệnh lý.
- Nghe trực tiếp: phủ lên gia súc một miếng vải mỏng để tránh bẩn, áp sát tai nghe
trực tiếp, ít áp dụng.
- Nghe gián tiếp: nghe qua ống nghe
Nghe phổi gia súc khó vì tiếng phế nang rất yếu. Do đó chỗ làm việc phải hết sức
yên tĩnh, gia súc phải đứng im mới nghe rõ. Nên bắt đầu nghe ở giữa phổi, sau đó nghe
về phía trước, nghe về phía sau, trên và xuống dưới, những vùng tiếng phế nang yếu
hơn vùng ở giữa phổi. Nghe từ điểm này sang điểm khác, không nghe cách quãng; mỗi
điểm nghe vài ba lần thở. Khi nghe tiếng phế nang không rõ có thể dùng tay bịt mũi gia
súc để gia súc thở dài và sâu, nghe được rõ hơn.
Vùng nghe phổi trên ngực giống vùng gõ phổi. Ở trâu bò có thể nghe được vùng
trước xương bả vai.
* Âm hô hấp sinh lý:
- Âm thanh quản: do khí thở từ xoang mũi vào hầu rồi vào khí quản, cọ sát vào khí
quản gây nên. Âm nghe được giống phát ra âm chữ “kh” khá rõ.
- Âm khí quản: là âm thanh quản vọng vào, nghe ở vùng giữa cổ, tiếng nhỏ hơn âm
thanh quản.
- Âm phế quản: tiếng nghe rõ khoảng sườn 3 - 4, kẹp trong xương bả vai. Trừ ngựa,
các gia súc khác đều nghe được âm phế quản.
- Âm phế nang: Trên toàn phổi gia súc đều nghe được một tiếng nhẹ, như phát âm
chữ “f”, đó là âm phế nang, âm phế nang nghe rõ khi gia súc hít vào và yếu hơn khi thở
ra. Âm phế nang do:
Click to buy NOW!
PDF-XChange Viewer
www.docu-track.co m
Click to buy NOW!
PDF-XChange Viewer
www.docu-track.co m