Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình giáo dục học mầm non
PREMIUM
Số trang
235
Kích thước
60.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1252

Giáo trình giáo dục học mầm non

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

GIÁO DỤC HỌC

MẦM NON

XUẤT BẢN ĐẠI HỌC s ư PHẠM

NGUYÊN

Ị)C LIỆU

U N I V E R S I T Y OF E D U C A T I O N P U B L I S H I N G HOUSE

GlAO TRlNH GlAO DUC HQC MAM NON

Nguyen Thj Ho^

Sich diloc xuSt b in theo chi dao b iin so^n cua Trtfdng 0a i hoc Si/ pham H i N6i

phuc vu cdng tic d io tao.

B in q u yin x u it b in thudc v i N h i x u it b in Oai hoc Stf pham.

Mol hlnh thurc sao ch ip to in b$ hay m 6t p hin h oic c ic hlnh thiic p h it h in h

m i khdng c6 si/cho p h ip trtfdc b in g v in b in

cua N h i x u it b in Oai hoc SJ pham d iu l i vi pham p h ip luit.

Chiing tdi ludn mong mu6n nhQn duac nhCTng y kifn ddng gdp cua quy vi dQc gld

d ( sdch ngdy cdng hodn thlQn hon. Moi gdp y v i sdch, litn v i bdn thdo vd dlch vu bdn quy in xln

vul Idng giri v i dia chi email: kehoachQnxbdhsp.edu. vn

Ma so sich tieu chuSn qu6c t£: ISBN 978-604-54-3457-4

2

MỤG LỤC

Trang

Lòi nói đ ầ u ..................................................................................................................................... 7

Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN Đ Ể CHUNG CỦA GIÁO DỤC HỌC MẦM NON......9

Chương I. GIÁO DỤC HỌC MẮM NON LÀ MỘT KHOA HỌC............................................. 9

I. Sự ra đời và phát triển của Giáo dục học mẩm non....................................................... 9

II. Đối tượng của Giáo dục học mẩm non......................................................... ............... 10

III. Nhiệm vụ của Giáo dục học mầm non......................................................................... 11

IV. Phưong pháp luận, phương pháp nghiên cứu Giáo dục học mầm non................... 12

V. Một số khái niệm cơ bản của Giáo dục học mẩm n o n ...............................................16

VI. Mối liên hệ giữa Giáo dục học mám non với các khoa học khác............................. 19

CÂU HỎI ÔN TẬP........................................................................................................... 21

Chương II. XU HƯỚNG GIÁO DỤC MẮM NON TRÊN THẾ GIỚI..................................... 22

I. Một số tư tưởng vé giáo dục mầm non trỗn thế giới..................................................... 22

II. Một số xu hướng giáo dục mầm non trên thế giới và trong khu vực hiện nay:..........31

CÂU HỎI ÔN TẬP......................................................................................................... 33

Chương III. XU HƯỚNG GIÁO DỤC MẮM NON ở NƯỚC T A ........................................... 34

I. Vài nét vé lịch sử giáo dục mẩm non nước ta ...............................................................34

II. Bậc học mấm non trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay ở nước ta .............. 44

CÂU HỎI ÔN TẬP............................................................................................................ 51

Chương IV. NGUYỀN TẮC GIÁO DỤC MẨM NON..............................................................52

I. Khái niệm vể nguyên tắc giáo dục mầm non................................................................52

II. Một số nguyên tắc giáo dục mám non..........................................................................52

CÂU HỎI ÔN TẬP............................................................................................................61

Chuơng V. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM v ụ GIÁO DỤC MẦM NON...........................................62

I. Mục tiêu giáo dục mầm n o n ...........................................................................................62

II. Nhiệm vụ giáo dục trẻ em ở lứa tuổi mầm non........................................................... 65

CÂU HỎI ÔN TẬP........................................................................................................... 83

Chương VI. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ HtlMH THỨC GIÁO DỤC TRẺ EM

Ở LỨA TUỔI MẦM N O N ......................................................................................84

I. Nội dung giáo dục mầm non...........................................................................................84

II. Phương pháp giáo dục mầm non.................................................................................. 88

3

III. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ em ỏ trường mầm non.............................. 103

CÂU HỎI ÔN TẬP..........................................................................................................104

Chuơng VII. CHƯƠNG TRlNH g iá o d ụ c mầm n o n ..................................................... 105

I. Khái niệm về chương trình giáo dục mầm non............................................................105

II. Cấu trúc của chưong trinh giáo dục mầm non...........................................................107

III. Thiết kế chuông trinh giáo dục mẩm non................................................................ 108

IV. Giới thiệu một vài nét vể chương trinh giáo dục mẩm non trên thế giới

và khu vự c................................................................................................................... 108

V. Giới thiệu vài nét vé chương trinh phát sinh trong giáo dục mầm non................... 113

VI. Chương trinh giáo dục mẩm non theo hướng đổi mới ở nước ta ............................ 114

CÂU HỎI ÔN TẬP.........................................................................................................118

Chương VIII. NGƯỜI GIÁO VIÊN MẮM NON......................................................................119

I. Ý nghĩa .của nghề giáo viên mẩm non................................................................ ......119

II. Đặc điểm lao động của nguởi giáo viên mầm non.................................................... 119

III. Chút năng, nhiệm vụ, vai trò của giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nay

ởniAăcta........................................................................................................................120

CÂU HỎI ÔN TẬP..........................................................................................................124

Phđn th ứ hai. T ổ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ

ở TRƯỜNG MẨM NON VÀ

CHUẨN BỊ CHO TRẺ VÄO LỚP MỘT..........................................125

Chuơng I. TỔ CHỨC CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HẰNG NGÀY CHO TRỀ

Ở TRƯỜNG MẦM NON.....................................................................................125

I. Khái niệm và ý nghĩa cùa chế độ sinh hoạt hằng ngày cùa trẻ................................ 125

II. Những cd sở khoa học của chế độ sinh hoạt hằng ngày......................................... 126

III. Nội dung của chế độ sinh hoạt hằng ngày ở trường mầm non

và tổ chức thực hiện....................................................................................................127

CÂU HỎI ÔN TẬP......................................................................................................... 134

Chuang II. T ổ CHỨC HOẠT ĐỘNG VỚI Đ ổ VẬT CHO TRẺ Ấu NHI

Ở TRƯỜNG MẨM NON..................................................................................... 135

I. Hoạt động với đổ vật và ý nghĩa của nó với trẻ...........................................................135

II. TỔ chức hoạt động với đổ vật cho trẻ ở trưởng mầm non......................................... 138

CÂU HỎI ÔNTÂP......................................................................................................... 146

Chuơng III. T ổ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MẪU GIÁO

ở TRƯỜNG MẮM NON..................................................................................... 147

I. Chơi và một số nét đặc thù cùa chơi ở lùa tuổi m iu giáo..........................................147

4

II. Ý nghĩa của chơi đối với trẻ mẫu giáo........................................................................ 152

III. Sự phân loại trò chơi mẫu giáo..................................................................................157

IV. Các loại trò chơi mẫu giáo và hướng dẳn trẻ chơi.................................................. 162

V. Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo theo hướng đổi mới

ở trường mẩm non..................................................................................................... 185

CÂU HỎI ÔN TẬP.........................................................................................................192

Chương IV. T ổ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CHO TRẺ MẪU GIÁO

ở TRƯỜNG MẦM NO N...................................................................................193

I. Đặc điểm học của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo (3-6 tuổi)..............................................193

II. Đặc điểm hoạt động dạy - học cho trẻ mẫu giáo ò truửng mầm non......................... 195

III. Dạy học tích hạp theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

và ý nghĩa của n ó .....................................................................................................196

IV. Tổ chức thực hiện hoạt động học tập tích hợp theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo

ở trường mấm non..................................................................................................... 199

CÂU HỎI ÔN TẬP........................................................................................................ 214

Chuơng V. T ổ CHỨC LỄ, HỘI CHO TRẺ ở TRƯỜNG MẲM N O N............................... 215

I. Ý nghĩa của việc tổ chức ngày hội, ngày lễ ò trường mẩm non...............................215

II. Một số yêu cầu khi tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở truủng mẩm non.............216

III. Các ngày lễ, hội của trẻ ở trường mầm non.............................................................216

IV. Tổ chức lễ, hội cho trẻ ỏ trường mẩm non...............................................................216

V. Một số gợi ý tổ chức lễ, hội ở trường mầm non.........................................................219

CÂU HỎI ÔN TẬP........................................................................................................ 222

Chuơng VI. CHUAN bị c h o t r ẻ v à o lớ p m ộ t ...........................................................223

I. Ỷ nghĩa cùa việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp m ột..........................................................223

II. Nội dung chuẩn bị cho trẻ vào lớp một......................................................................225

III. Một sô' hình thức chuẩn bị cho trẻ vào lớp m ột........................................................228

IV. Một oố yôu cầu chuẩn bị cho trồ vào lốp một.......................................................... 231

CÂU HỎI ÔN TẬP........................................................................................................ 233

Tài liệu tham khảo..................................................................................................................234

5

LỜI NÓI ĐẦU

Giáo trình G iáo d ụ c hoc m ầ m n o n được biên soạn theo chương trình

đào tạo cử nhân chuyên ngành Giáo dục mầm non của các trường Đại học

Sư phạm.

Nội dung giáo trình gồm hai phần:

Phần thứ nhất: N hững vấn đề chung của Giáo dục học m ầm non (gồm

8 chương).

Phần thứ hai: Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường m ầm non

và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một (gồm 6 chương).

Giáo trình G iáo d ụ c hoc m ầ m n o n kế thừ a, tiếp nối những công

trình nghiên cứu và giáo trìn h Giáo dục học m ầm non trưóc đó. Đồng thòi,

giáo trình cập n h ật vối xu th ế phát triển của khoa học Giáo dục mầm non

th ế giói, trong khu vực và trong nưóc nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu đào

tạo giáo viên hệ cử nhân chuyên ngành Giáo dục mầm non trong giai đoạn

hiện nay.

Chúng tôi chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của các chuyên

gia, các bạn đồng nghiệp. Chúng tôi rấ t mong nhận được sự góp ý xây dựng

của bạn đọc để có thể tiếp tục hoàn thiện trong những lần tái bản sau.

TÁC GIẢ

7

Phấn thứ nhất

NHỮNG VẤN ĐÊ CHUNG CỦA GIÁO DỤC HỌC MẨM NON

Chương I

GIÁO DỤC HỌC MẨM NON LÀ MỘT KHOA HỌC

Giáo dục học mầm non là một bộ phận, một chuyên ngành của Giáo dục

học. Với tư cách là một khoa học, Giáo dục học mầm non trước hết phải xác định

được đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và những khái niệm cơ bản,

các phạm trù chính của giáo dục học mầm non. Những tri thức của phương pháp

luận giáo dục học mầm non giúp cho việc định hướng đúng đắn ưong quá trình

tĩnh hội hệ thống tri thức khoa học giáo dục trẻ em ở lứa tuổi này.

I. Sự RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁO DỤC HỌC MẦM NON

Những kinh nghiệm lịch sử xã hội cùa loài người được tích luỹ và truyền thụ

từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng con đường giáo dục. Thực tiễn tổ chức và

thực hiộn quá trình giáo dục ưẻ em đã làm nảy sinh những kinh nghiệm giáo dục

trẻ và chính những kinh nghiệm giáo dục trẻ em trong nhân dân, đặc biệt ưong

các lĩnh vực giáo dục đạo đức trẻ trong gia đình đã được ghi chép lại ưong ca

dao, tục ngữ, câu đố, trò chơi, điệu múa, bài hát, chuyện kể,... đã tạo nên một kho

tàng kinh nghiệm quý giá về giáo dục ưẻ em mầm non trong dân gian.

Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, giáo dục ưong đó có giáo dục mầm non đã

khẳng định đưực vai trù của minh Uong đời sống xã liội. Trung xă liội này sinh

nhu cầu khái quát những kinh nghiệm giáo đục trẻ để giúp các cơ quan chuyên

trách giáo dục chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống một cách có kế

hoạch và có hiệu quả. Khi đó, trong xã hội bắt đầu hình thành những tư tưởng

khái quát về giáo dục. Những tư tường giáo dục này được phát triển trong lòng

hệ thống triết học, với tư cách là một khoa học tìm câu giải đáp các vấn đề về

sự tồn tại của con nguời, về vai trò và vị trí của con người trong xã hội, về lí

tường xã hội và lí tưởng con người, về việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ đảm đương

trọng trách của mình trong tương lai. Tuy nhiên cũng phải từ khoảng thế kỉ

XVII đến thế ki XIX thì Giáo dục học trong đó có Giáo dục học mầm non mới

9

dần dần tách khỏi triết học để trở thành một ngành khoa học tương đối độc lập.

Bước chuyển biến lớn lao này cùa Giáo dục học trước hết gắn chặt với tên tuổi

của nhà Sư phạm vĩ đại người Séc J.A. Komenský (1592 - 1670); ông đã có

công hệ thống hoá và phát triển những tri thức giáo dục con người nói chung và

trẻ em lứa tuổi mầm non nói riêng đáp ứng được những đòi hỏi của giáo dục và

dạy học theo hệ thống trong các trường lớp thời bấy giờ. Chính ông đã đưa ra

quan điểm về sự cần thiết phải giáo dục và dạy học theo hê thống, theo kế

hoạch cho trẻ em từ lứa tuổi mẩm non. Trong công trình nghiên cứu “Trường

lòng mẹ”, ông nhấn mạnh mục tiêu của giáo dục mầm non cần cho trẻ lĩnh hội

nhũng biểu tượng sơ đảng về môi trường xung quanh, hình thành cơ sở tình

cảm đạo đức ban đầu của trẻ, chuẩn bị cho trẻ vào trưòng phổ thông.

Tư tưởng giáo dục ưẻ em tiếp tục được phát triển trong các công trình

nghiên cứu của của một số nhà Sư phạm nổi tiếng như J.J. Rousseau, người

Pháp (1712 - 1778), G.H. Pestalozzi, người Thuỵ Sĩ (1746 - 1827), F.A.W.

Diesterweg, người Đức (1790 - 1866), K.Đ. Usinxki, người Nga (1824 - 1870),...

Đến giữa thế kỉ XIX, với sự xuấl hiện học thuyết Mác - Ảnghen mang tính

khoa học và tính cách mạng cao, học thuyết đã vạch ra được những quy luật

khách quan của sự vận động xã hội và sự hình thành nhân cách đã mờ ra những

khả năng thực tế của viộc cải biến xã hội và con người, Giáo dục học mà Giáo

dục học mầm non là một bộ phận chuyên ngành đã ườ thành một ngành khoa

học thực sự. Cùng với việc tích luỹ, kế thừa các thành tựu của khoa học giáo

dục và vận dụng các thành tựu và phương pháp hiện đại của các ngành khoa

học tự nhiẻn và xã hội vào viộc nghiên cứu giáo dục mầm non.

Giáo dục học mầm non đã dựa trên nền tảng lí luận và phương pháp luận

của chủ nghĩa Mác - Lênin để phát ưiển thành một ngành khoa học mang tính

lí luận, có khả năng giải thích, dự đoán và cải tạo thực tiễn giáo dục mầm non.

Trong sự phát triển của mình, Giáo dục học mầm non luôn luôn bổ sung và

hoàn thiện những quan điếm, các lí thuyết mới phù hợp với đòi hỏi và yêu cẩu

của xã hội. Trên cơ sở đó xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp và các

hình thức tổ chức quá trình giáo dục cho trẻ em nhằm hướng tới kết quả khả

quan trong những điểu kiện xã hội nhất định.

II. ĐỐI TƯỢNG CỦA GIÁO DỤC HỌC MẦM NON

Với tư cách là một chuyên ngành của Giáo dục học, Giáo dục học mầm

non là một ngành khoa học nghiên cứu sâu vể bản chất và tính quy luật cùa quá

trình giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non (trẻ từ lọt lòng đến 6 tuổi). Từ đó cho thấy,

10

đôi tượng của Giáo dục học mầm non chính là quá trình giáo dục trẻ em lứa

tuổi mầm non. Nó được xác định bằng mục tiêu, nội dung và cách thức tổ chức

quá trình sư phạm đó nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ em ở lứa tuổi này.

Quá trình giáo dục mầm non mang tất cả các đặc trưng của một quá trình xã

hội, quá trình giáo dục nói chung và được biểu hiện thông qua những hoạt động

cùng nhau và các mối quan hệ giữa người lớn và trẻ em nhằm hướng vào mục

đích giáo dục trẻ em đã đặt ra. Quá trình này vận động do tác động của những

nhân tô bẽn trong và bên ngoài tuân theo những quy luật khách quan vốn có

của giáo dục.

Quá trình giáo dục mầm non chính là một quá trình tác động sư phạm một

cách có mục đích, có ý thức, có kế hoạch từ phía nhà giáo dục đến trẻ em ở lứa

tuổi mầm non nhằm hình thành và phát triển cơ sở ban đẩu của nhân cách trẻ.

Quá trình sư phạm này mang tính toàn vẹn, tổng thể, được tổ chức một

cách có ý thức, có kê hoạch trên cơ sờ những kinh nghiêm và lí luận về giáo

dục mẩm non. Trong quá trình tác động sư phạm lẫn nhau giữa nhà giáo dục và

ưẻ em ưên bình diện cá nhân cũng như tập thể, tạo thành quan hệ xã hội đặc

biệt được gọi là quan hệ giáo dục. Nhờ sự giúp đỡ từ phía nhà giáo dục, trẻ em

tự giác, tích cực, sáng tạo chiếm lĩnh những kinh nghiêm lịch sử xã hội.

Như vậy, quá trình giáo dục mầm non là một quá trình có tính chất xã hội

hình thành con người, được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch, căn cứ

vào mục đích và điều kiộn do xã hội quy định, được thực hiện thông qua hoạt

động hợp tác cùng nhau giữa người lớn (nhà giáo dục) và trẻ em ở tuổi mầm non

(người được giáo dục) nhằm giúp ưẻ chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội loài người.

Tóm lại, Giáo dục học mầm non nghiên cứu về bản chất cùa quá trình giáo

dục trẻ em, đó là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch, có

hướng của nhà giáo dục hoặc tổ chức giáo dục đến ưẻ em nhằm thực hiện mục

tiéu và nhiệm vụ giáo dục trẻ, góp phần hình thành và phát triển nhăn cách trỏ

em mầm non. Trên cơ sở đó, Giáo dục học mầm non xác định mục tiêu giáo

dục mầm non, quy định nội dung, chỉ ra phương pháp; hình thức tổ chức giáo

dục thích hợp nhằm tổ chức tối ưu quá trình hình thành nhân cách trẻ em lứa

tuổi mầm non trong điều kiện và hoàn cảnh xã hội cụ thể.

III. NHIỆM VỤ CỦA GIÁO DỤC HỌC MẦM NON

Bất cứ một ngành khoa học nào cũng cần phải giải quyết các nhiệm vụ

khoa học cơ bản của mình, Giáo dục học mầm non có nhiệm vụ nghiên cứu

11

về lí luận và thực tiễn giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non trên thê giới, trong khu

vực và ờ trong nước.

Giáo dục học mầm non là một khoa học nghiên cứu về lí luận giáo dục

mầm non. Nó chỉ ra bản chất của quá trình giáo dục mầm non, phân biệt các

mối quan hệ trong giáo dục mầm non có tính quy luật và ngẫu nhiên, tìm ra các

các quy luật chi phối quá trình giáo dục trẻ để tổ chức thực hiện giáo dục trẻ tốt

hơn, hiệu quả hơn.

Giáo dục học mầm non nghiên cứu dự báo tương lai gần và tương lai xa của

giáo dục mầm non, nghiên cứu các xu hướng phát triển giáo dục mầm non và

mục tiêu chiến lược của giáo dục mầm non trong từng giai đoạn phát triển cùa

xã hội để từ đó xây dựng chương trình giáo dục trẻ mầm non phù hợp.

Giáo dục học mầm non nghiên cứu và xây dựng các lí thuyết giáo dục mầm

non mới, phân tích kinh nghiệm giáo dục, tìm ra phương pháp, hình thức, các

phương tiện giáo dục mầm non mới và vận dụng chúng vào thực tiễn nhằm

nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

Giáo dục học mầm non nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của quá trình

giáo dục ưẻ em ở độ tuổi mầm non trong tính tổng thể, tính toàn vẹn cùa nó

cũng như các bộ phận, các yếu tố của quá trình đó để nhận thức bản chất, cấu

trúc và tính quy luật của quá trình giáo dục trẻ em. Trẽn cơ sở đó xây dựng mục

tiêu, nguyên tắc, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức các

hoạt động giáo dục ưẻ, xác định các lực lượng và điều kiện để quá trình giáo

dục ưẻ em mầm non được vận hành một cách có hiệu quà.

Trong xu thế phát triển và hội nhập toàn cầu hoá, Giáo dục học mầm non

luôn luôn phải cập nhật, nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện thêm các vấn đề vé

lí luận cũng như thực tiễn giáo dục ưẻ em mầm non nhàm đáp ứng được yêu

cầu phát triển của thời đại, của xã hội trong xu thế chung hiện nay.

IV. PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu GIÁO DỤC HỌC

MẦM NON

1. Phương pháp luận nghiên cứu giáo dục học mám non

Phương pháp luận nghiên cứu Giáo dục học mầm non được hiểu như là sự

tổng hoà các quan điểm về nhân thức giáo dục và cải tạo, biến đổi thực tiễn

giáo dục mầm non. Những quan điểm phương pháp luận chính là kim chỉ nam

định hướng cho các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục trẻ em mầm non.

12

2. Phương pháp nghiên cứu giáo dục học mám non

Phương pháp nghiên cứu giáo dục học mám non là cách mà nhà khoa học

sử dụng để nhận thức, khám phá bán chất, tính quy luật của quá trình giáo dục

trẻ em nhằm vận dụng chúng vào thực tiễn giáo dục mầm non. Các nhóm

phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng trong khoa học giáo dục mầm

non là: Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận và nhóm phươnẹ pháp nẹhiên

cứu thực tiễn. Hai nhóm phương pháp này phản ánh hai trình độ nhận thức

trong quá trình nghiên cứu, đó là nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lí luận.

a. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận

Nhóm phương pháp này được sử dụng khi phân tích các cứ liệu thu được từ

các nguồn khoa học giáo dục khác nhau và khi phân tích các kinh nghiệm tiên

tiến. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận rất cần thiết để xác định tư tường

chủ đạo, đường lối nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu cũng như để đánh giá

các sự kiện thu được.

- Các phương pháp logic bao gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp;

phương pháp quy nạp và diễn dịch; phương pháp suy luận (phương pháp giả

thuyết); phương pháp so sánh giống và khác nhau; hệ thống hoá lí thuyết; mô

hình hoá.

- Phương pháp thống kê giáo dục thường được sử dụng trong bước xử lí tài

liệu, liên kết số liệu và sự kiện, làm sáng tỏ các mối quan hệ giữa chúng, tạo

điểu kiện so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp ưong quá trình nhận thức bản

chất và quy luật của đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp này được sử dụng ngày càng nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu

khoa học giáo dục mầm non.

b. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Nhóm các phương pháp này hướng vào việc nghiên cứu quá trình sư phạm

đang diễn biến trong thực tế nghiên cứu các kinh nghiệm của những người công

tác thực tiễn. Chúng có ý nghĩa to lớn trong viộc tích luỹ các tài liệu thực tế vể

vấn đề nghiên cứu. Nhóm này bao gồm các phương pháp sau:

- Phương pháp quan sát sư phạm: Là phương pháp tri giác có mục đích

một hiện tượng sư phạm nào đó để thu lượm những số liệu, tài liệu, sự kiện cụ

thể đặc trưng cho quá trình diễn biến của hiện tượng.

Quá trình quan sát cần được tiến hành theo các yẽu cầu sau:

13

+ Xác định rõ ràng mục đích.

+ Nêu bật đối tượng quan sát.

+ Vạch kế hoạch và trình tự quan sát.

+ Dự định cách thức thu thập thông tin. (Ghi chép biên bán, phiếu, ghi âm,

chụp ảnh, quay hình,...).

Trong nghiên cứu khoa học, Giáo dục mầm non sử dụng nhiều loại quan sát

khác nhau (theo mối liên hệ giữa người nghiên cứu và đối tượng nghiện cứu có

quan sát gián tiếp, trực tiếp, công khai, kín đáo) hoặc quan sát liên tục, gián

đoạn theo dấu hiệu về thời gian,...

Quan sát là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng sư phạm. Nó có thể

tiến hành ưong điều kiện tự nhiên hoậc tạo ra các tình huống khác thường, qua

đó đối tượng bộc lộ bản chất rõ ràng hơn. Quan sát sư phạm giúp nhà nghiên

cứu có những thông tin thực tiễn có giá trị.

- Phương pháp điều tra giáo dục: Là phương pháp khảo sát một sô' lượng

lớn các đối tượng nghiên cứu ờ một hay nhiều khu vực, vào một hay nhiểu thời

điểm. Điều tra giáo dục nhằm thu thập rộng rãi các số liệu, hiộn tượng để từ đó

phát hiện các vấn đề cần giải quyết, xác định tính phổ biến, nguyên nhân,...

chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo. Trong điều tra giáo dục thường sử

dụng các phương pháp như:

+ Điều tra giáo dục bằng phương pháp hỏi chuyện (đàm thoại hay trò

chuyên) là phương pháp nghiên cứu mang tính chất độc lập hay bổ ượ nhằm

làm sáng tỏ những điều còn chưa rõ khi quan sát. Đàm thoại cần được thực hiện

theo kế hoạch định trước với những câu hỏi chuẩn bị sẵn để làm sáng tỏ vấn đề.

+ Phỏng vấn (trưng cầu ý kiến miệng): cũng là một dạng của đàm thoại có

câu hỏi chuẩn bị sẩn và ghi chép theo trình tự nhất định và công khai.

+ Phương pháp Ankét (trưng cầu ý kiến viết): là phương pháp thu thập tài

liệu vói số lượng lớn bằng một hệ thống câu hỏi đã ghi vào giấy và người được

hỏi sẽ viết trả lời.

Câu hỏi Ankét có hai loại: câu hỏi mở và câu hỏi đóng.

Câu hỏi đóng là loại câu hỏi mà người trả lời chọn một trong các phương án

có sẵn để đánh dấu.

Còn câu hỏi mở thì người trả lời có thể bổ sung những phương án mới,

ý kiến mới.

14

Phương pháp Ankét có nhiều ưu điểm như: có thể thu thập được một sô'

thông tin quan trọng một cách nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và chi phí

cho điểu tra. Tuy nhiên, nó không phải là phương pháp vạn năng. Kết quả điều

ưa có thể bị hạn chê do một vài nguyên nhân như câu hỏi khó, nhiều nghĩa, sai

sót do cách lí giải khác nhau đối với một câu hỏi, người được hỏi trả lời không

trung thực, mức độ hiểu biết còn yếu hoặc xừ lí thông tin không thích hợp,...

- Phương pháp nghiên cứu các tư liệu giáo dục (sổ sách, hổ sơ, nhật kí,

phiếu, biên bản,...) là phương pháp thu thập tài liệu thực tế. Nghiên cứu các tài

liệu đó cho phép phát hiện các mối liên hệ nhân quả và liên hệ phụ thuộc trong

quá trình sư phạm ờ trường mầm non.

- Phương pháp nghiên cứu các sdn phẩm hoạt động cùa tre’ cung cấp cho

nhà nghiên cứu những số liệu phản ánh đặc điểm, năng lực và thái độ của ưẻ

trong các hình thức hoạt động.

- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Là phương pháp cho

những thông tin thực tiễn (kinh nghiộm cùa giáo viên, kinh nghiệm tổ chức

quản lí giáo dục), tìm ra được các điển hình tích cực hoặc tiêu cực để phổ biến

ứng dụng hoặc là ngăn ngừa khả năng lặp lại ờ những khu vực khác.

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Là phương pháp thu thập thông tin

khoa học, nhận định, đánh giá một sản phẩm khoa học bàng cách sử dụng trí

tuộ của đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, ý kiến của họ bổ sung lẫn nhau,

kiểm ưa lẫn nhau và cho nhà nghiên cứu một ý kiến cùa đa số, khách quan về

một vấn đề giáo dục nào đó. Phương pháp này thường được sử dụng ờ giai đoạn

cuối hoặc khi phương pháp nghiên cứu khác không cho kết quả. Có thể tiến

hành phương pháp này qua hình thức hội thảo, tranh luận, đánh giá, nghiệm thu

công trình khoa học, nếu thấy cẩn thiết phải ghi âm, quay phim, ghi tốc kí,...

Tất cả các tư liệu thu được xử lí theo cùng một chuẩn, một hệ thống, các ý kiến

trùng nhau của các chuyên gia sẽ là kết luận chung vể sự kiện cần nghiên cứu.

- Phương pháp trắc nghiệm (Test): Đây là phương pháp sử dụng các bộ

trắc nghiệm để đo mức độ phát triển của trẻ mầm non. Phương pháp này cho

kết quả chính xác vể mức độ phát triển của trẻ. Khi sử dụng trắc nghiêm, người

sử dụng cần thực hiên chính xác các hướng dẫn thực hiện trắc nghiệm, có như

vậy mói có thể chẩn đoán chính xác được mức độ phát triển của trẻ.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Khác với các phương pháp đã kể trên. Nếu các phương pháp trên nghiên

:ứu những kinh nghiệm đã được hình thành trên thực tế và người nghiên cứu

:hỉ ghi lại những cái đang tồn tại thì phương pháp thực nghiộm sư phạm đòi hỏi

15

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!