Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

giao trinh fx-phan 2
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
_______________________________________________________________________________________
1
Bài 1: CÁC CHỈ BÁO XU HƯỚNG (Trend indicators)
I. ĐƯỜNG TRUNG BÌNH ĐỘNG (Moving average)
Đường trung bình là một trong những công cụ phổ biến và dễ sử dụng nhất để phân tích kỹ thuật. Đường
trung bình giúp làm phẳng dữ liệu và nhờ đó dễ nhận biết được xu hướng, điều này đặc biệt hữu dụng đối
với thị trường biến động. Đường trung bình cũng làm nền tảng cho việc xây dựng nhiều công cụ khác.
Có 02 loại đường trung bình phổ biến nhất là đường trung bình đơn giản SMA (Simple Moving Average) và
đường trung bình lũy thừa EMA (Exponential Moving Average)
1. Đường trung bình đơn giản SMA (Simple Moving Average )
Công thức tính đường trung bình đơn giản tại một phiên như sau:
SMA(n) = (P1 + P2 + …+ Pn)/n
Trong đó : SMA(n) :Giá trị trung bình động tại phiên n
Pn : Giá của cặp tiền tại phiên n
n : Số phiên (nến) tính trung bình động.
Hầu hết các công cụ được vẽ trên đồ thị giá đều được cài sẵn trong phần Indicators của các phần mềm
giao dịch (VD phần mềm giao dịch ADIG-Meta trader 4).
Tuy nhiên, chúng ta cần phải biết cách tính toán một đường trung bình đơn giản.Điều này rất quan trọng vì
nó giúp ta hiểu được cấu tạo của các loại đường trung bình được.Nếu hiểu được cách tính toán đường
trung bình, ta có thể đưa ra quyết định của riêng mình khi chọn kiểu đường trung bình phù hợp để phân
tích.
Giống như bất kỳ công cụ khác, các đường trung bình hoạt động như một bộ delay (trễ). Bởi vì ta đang lấy
giá trị trung bình của giá trong quá khứ làm cơ sở cho dự báo giá tương lai và không có gì đảm bảo dự
báo đó chắc chắn sẽ xảy ra đúng như vậy.
Dưới đây là một ví dụ về cách các đường trung bình làm “trơn tru” hoạt động của giá cả.Trên đồ thị,ta có
thể thấy 03 đường SMA khác nhau.
_______________________________________________________________________________________
2
Đường SMA với khoảng thời gian dài hơn là đường “trơn tru” hơn,nhưng phản ánh giá chậm trễ hơn.Chú ý
rằng đường 62 SMA cách xa hơn giá hiện thời so với các đường 30 và 5 SMA. Bởi vì với đường 62 SMA
ta tính tổng giá đóng cửa của 62 phiên (nến) và chia cho 62. Rõ ràng việc sử dụng số khoảng thời gian dài
hơn sẽ phản ánh sự biến động giá chậm hơn.Đường SMA trong đồ thị này hiển thị sự cảm nhận chung về
thị trường theo thời gian.Thay vì chỉ nhìn vào giá hiện tại của thị trường, đường trung bình cho chúng ta
một các nhìn rộng hơn và từ đó chúng ta có thể đưa ra dự đoán giá trong tương lai. Đường SMA có thể
được tính toán bởi giá cao, giá thấp hoặc giá mở nhưng hầu hết đường trung bình được tính toán bởi giá
đóng cửa.
VD : đường SMA 5-day được tính bằng tổng giá đóng cửa của 5 ngày cuối cùng và chia tổng cho 5.
(10+ 11 + 12 + 13 + 14)/5 = (60/5) = 12 => SMA(5) = 12
Việc tính toán được lặp lại cho mỗi vạch giá (price bar) trên đồ thị. Sau đó các điểm trung bình được nối
kết lại tạo thành đường uốn khúc đấy chính là đường trung bình.
Tiếp tục ví dụ trên, nếu giá đóng cửa của ngày kế tiếp là 15,thì giá mới sẽ được cộng vào và giá cũ nhất sẽ
được bỏ ra (giá trị 10).Và giá trị SMA 5-day mới sẽ được tính như sau :
(11 + 12 + 13 + 14 +15)/5 = (65/5) = 13 => SMA(5) = 13
Theo 2 ngày cuối cùng, SMA chuyển từ 12 lên 13. Khi những ngày mới được thêm vào, những ngày cũ
được bỏ ra và đường trung bình sẽ tiếp tục biến đổi theo thời gian.
_______________________________________________________________________________________
3
Trong VD trên, ngày thứ10 là ngày đầu tiên có thể tính một SMA 10-day. Khi tiếp tục tính, ngày mới nhất
được thêm vào và ngày cũ nhất được loại ra. SMA 10-day cho ngày 11 được tính bằng cách tính tổng giá
từ ngày 2 đến ngày 11 và chia cho 10…
Tất cả các đường trung bình là các công cụ báo biểu trễ (lagging indicator) và luôn luôn theo sau giá thật.
Nếu giá đang đi xuống thì SMA nằm trên giá,nếu giá đang lên thì SMA hầu hết sẽ nằm bên dưới giá.Bởi vì
các đường trung bình là những công cụ báo biểu trễ nên chúng được xếp vào loại công cụ báo biểu theo
sau xu hướng. Khi giá theo xu hướng thì đường trung bình hoạt động tốt, nhưng không phải lúc nào giá
cũng theo xu hướng do đó đường trung bình có thể đưa ra tín hiệu sai lệch.
2. Đường trung bình gia quyền WMA (Weight Moving Average )
Cách tính toán quá đơn giản như vậy cũng có khuyết điểm cho những người mua bán ngắn hạn, vì giá
niêm yết của những ngày gần đây quan trọng hơn hơn những ngày xa xưa. Để bù lấp sự khiếm khuyết
này, người ta dùng phép tính khác, đó là đường trung bình gia quyền (Weighted Moving Average- WMA)
Công thức :
WMA(t) = [n.Pt + (n-1).Pt-1 +…. ] / (n+n-1+….)
Hãy xét một ví dụ :
Với cách tính trên bản đồ trên đây, với phép tính WMA thì
ngày thứ nhất chỉ có hiệu lực bằng 1/5 ngày thứ 5.Công thức
của nó là :
WMA(5)={(1×25)+(2×28)+(3×31)+(4×27)+(5×22)}/15= 26.13
Tuy nhiên,có người vẫn chưa hài lòng với hai chỉ số trên,
người ta lại có thêm một chỉ số nữa là đường trung bình lũy
thừa: Exponential Moving Average (EMA). Chúng ta có thể
xem nó như là một WMA đặc biệt. Đặc điểm của EMA là cho
chúng ta dấu hiệu mua bán sớm hơn các đường trung bình khác. Bù lại, nó cũng cho ta những tin hiệu sai
lầm cho nên người ta vẫn dùng đường MA đơn giản để mua bán dài hạn, chậm trễ nhưng chắc chắn.
3. Đường trung bình lũy thừa EMA (Exponential Moving Average )
Để giảm độ trễ trong đường SMA,WMA,người ta thường dùng đường EMA. Đường EMA giảm độ trễ bằng
cách áp dụng “mức ảnh hưởng” nhiều đối với các giá gần hơn so với các giá cũ hơn
Giá đóng cửa Weighted Tổng số
25 1 25
28 2 56
31 3 93
27 4 108
22 5 110
15 392 Tổng số
392:15=26,13
_______________________________________________________________________________________
4
Cách tính EMA :
EMA(current) = [Price(current) - EMA(prev)] x Multiplier + EMA(prev)
Xác định EMA dựa trên thời gian (a period-based EMA) - sử dụng tham số là khoảng thời gian.Trong đó hệ
số "Multiplier" = 2/(1+N) ;
N :số khoảng thời gian (Time periods).
VD : đối với 10-period EMA thì “Multiplier” được tính như sau:
2 2
-------------------------- = ------------ = 0.1818 = 18.18%
Time periods + 1 10 + 1
Nghĩa là một 10-period EMA thì có hệ số “Multipler” là : 18.18% .
Bảng bên dưới là kết quả tính cho EMA của Eastman Kodak :
(C - P) = (57.15 - 59.439) = -2.289
(C - P) x K = -2.289 x 0.181818 = -0.4162
(C - P) x K +P = -0.4162 + 59.439 = 59.023
Chú ý rằng mỗi một giá đóng cửa trước đó trong chuỗi dữ liệu được sử dụng để tính cho một EMA để tạo
đường EMA. Sự ảnh hưởng của dữ liệu cũ giảm theo thời gian,cũng như giảm nhanh đối với EMA ngắn
nhưng không bao giờ mất hoàn toàn.