Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình cây ngô
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
TS. TRẦN TRUNG KIÊN (Chủ biên)
TS. NGUYỄN XUÂN THẮNG, TS. PHAN XUÂN HÀO,
TS. PHAN THỊ VÂN, TS. TRẦN MINH QUÂN, TS. HOÀNG KIM DIỆU,
ThS. VŨ THỊ NGUYÊN, TS. PHẠM THIÊN THÀNH
GIÁO TRÌNH
CÂY NGÔ
NHÀ XUẤT BẢN BÁCH KHOA HÀ NỘI
2
Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Giáo trình Cây ngô / Trần Trung Kiên (ch.b.), Nguyễn Xuân Thắng, Phan Xuân
Hảo... - H. : Bách khoa Hà Nội, 2021. - 248tr. : minh hoạ ; 27cm
Th mục: tr. 237-248
1. Trồng trọt 2. Ngô 3. Giáo trình
633.150711 - dc23
BKF0217p-CIP
3
LỜI NÓI ĐẦU
Ngô (Zea mays L.) là cây trồng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành
chăn nuôi, cung cấp lương thực thực phẩm cho con người và nguyên liệu cho nhiều ngành
công nghiệp. Cây ngô là đối tượng điểm hình ứng dụng thành công hiện tượng ưu thế lai
trong quá trình chọn tạo giống. Do vai trò ngày càng quan trọng đối với đời sống con
người, đồng thời nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, diện tích, năng suất, sản lượng
ngô thế giới từ đầu thế kỷ XXI đã tăng rất nhanh và sản lượng đã vượt xa lúa mì và lúa
gạo. Năm 2019, sản lượng ngô chiếm hơn 40% tổng sản lượng ba cây ngũ cốc chính.
Ở Việt Nam, ngô là cây màu lượng thực quan trọng thứ hai sau cây lúa. Hơn 30 năm
qua, sản xuất ngô ở nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng, diện tích, năng suất và
sản lượng ngô không ngừng tăng lên, được quốc tế đánh giá cao. Hiện nay, cây ngô đang
đứng trước nhiều cơ hội để phát triển do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng và từ việc đa
dạng hóa sản phẩm từ ngô, nhưng đồng thời cũng gặp không ít thách thức, bởi diện tích
trồng ngô đang thu hẹp dần, lượng ngô nhập khẩu ngày càng tăng.
Để phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu, Giáo trình Cây ngô đã được
Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên xuất bản lần đầu vào năm 2000. Do
nhiều nguyên nhân, sau một thời gian dài, Giáo trình Cây ngô mới được xuất bản lần thứ
hai nhằm đáp ứng yêu cầu học tập, tham khảo của các sinh viên, học viên ngành Khoa học
cây trồng, Nông nghiệp công nghệ cao và các ngành khác có liên quan.
Giáo trình Cây ngô soạn thảo lần này đã kế thừa những nội dung cơ bản trong các
giáo trình đã xuất bản; ngoài ra, giáo trình đã được cập nhật những thông tin cơ bản, những
tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về các lĩnh vực chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch
và bảo quản, chế biến ngô trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Giáo trình cũng là nguồn tài
liệu cung cấp cho sinh viên, học viên, các nhà nông học và cán bộ nghiên cứu những thông
tin liên quan đến nguồn gốc, phân loại cây ngô; vai trò cây ngô; tình hình sản xuất và thị
trường ngô; đặc điểm sinh vật học; yêu cầu sinh thái, dinh dưỡng cây ngô; sinh vật hại ngô.
Các thông tin có trong giáo trình sẽ cung cấp những kiến thức mới, những gợi ý về kỹ
4
thuật sản xuất ngô cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần đảm bảo sản xuất
nông nghiệp an toàn và bền vững.
Giáo trình bao gồm sáu chương và được phân công biên soạn như sau:
1. TS. Trần Trung Kiên, TS. Phan Xuân Hào – Chương 1 + Lời nói đầu.
2. TS. Phan Thị Vân, TS. Nguyễn Xuân Thắng – Chương 2.
3. TS. Trần Trung Kiên, TS. Phạm Thiên Thành – Chương 3.
4. TS. Nguyễn Xuân Thắng, TS. Phan Xuân Hào – Chương 4.
5. TS. Hoàng Kim Diệu, ThS. Vũ Thị Nguyên – Chương 5.
6. TS. Trần Minh Quân, TS. Trần Trung Kiên – Chương 6.
Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới
nhất về cây ngô, song giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế.
Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, người học và bạn
đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn trong những lần xuất bản sau.
Xin chân thành cảm ơn!
Tập thể tác giả
5
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................................9
DANH MỤC HÌNH............................................................................................................11
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... 13
Chương 1. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI, VAI TRÒ VÀ TÌNH HÌNH
SẢN XUẤT NGÔ............................................................................................15
1.1. Nguồn gốc và sự phát triển của cây ngô trên thế giới .......................................15
1.1.1. Vùng phát sinh của cây ngô ...........................................................................15
1.1.2. Nguồn gốc di truyền cây ngô .........................................................................16
1.1.3. Lịch sử lan truyền cây ngô trên thế giới.........................................................18
1.2. Phân loại thực vật cây ngô...................................................................................21
1.2.1. Ngô đá ............................................................................................................21
1.2.2. Ngô răng ngựa................................................................................................22
1.2.3. Ngô nếp.......................................................................................................... 23
1.2.4. Ngô đường......................................................................................................24
1.2.5. Ngô nổ............................................................................................................24
1.2.6. Ngô bột...........................................................................................................25
1.2.7. Ngô bọc ..........................................................................................................26
1.3. Vai trò cây ngô trong nền kinh tế........................................................................27
1.3.1. Ngô làm thức ăn chăn nuôi ............................................................................27
1.3.2. Ngô làm lương thực, thực phẩm cho con người.............................................31
1.3.3. Ngô cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến....................................38
6
1.4. Tình hình sản xuất, thị trường ngô trên thế giới và ở Việt Nam............................40
1.4.1. Tình hình sản xuất, thị trường ngô trên thế giới ............................................40
1.4.2. Tình hình sản xuất, thị trường ngô ở Việt Nam.............................................45
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CÂY NGÔ....................................................54
2.1. Đặc điểm hình thái của cây ngô ..........................................................................54
2.1.1. Đặc điểm cấu tạo và quá trình phát triển của rễ ngô......................................54
2.1.2. Đặc điểm cấu tạo và quá trình phát triển thân ngô.........................................56
2.1.3. Các loại lá và cấu tạo lá ngô ..........................................................................59
2.1.4. Đặc điểm cấu tạo và quá trình phát triển hoa ngô..........................................61
2.1.5. Cấu tạo hạt ngô ..............................................................................................67
2.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển cây ngô..........................................................68
2.2.1. Các giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng ...........................................................69
2.2.2. Các giai đoạn sinh trưởng sinh thực và phát triển của hạt .............................76
Chương 3. YÊU CẦU SINH THÁI VÀ DINH DƯỠNG CÂY NGÔ ............................81
3.1. Yêu cầu ngoại cảnh cây ngô.................................................................................81
3.1.1. Nhiệt độ..........................................................................................................81
3.1.2. Ánh sáng ........................................................................................................84
3.1.3. Nước...............................................................................................................85
3.2. Yêu cầu đất trồng ngô..........................................................................................86
3.2.1. Cấu trúc và ẩm độ đất ....................................................................................86
3.2.2. Thành phần không khí đất..............................................................................87
3.2.3. Nhiệt độ đất....................................................................................................88
3.3. Yêu cầu dinh dưỡng cây ngô ...............................................................................88
3.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng cây ngô .........................................................................88
3.3.2. Vai trò của các nguyên tố đa lượng................................................................91
3.3.3. Vai trò của các nguyên tố trung lượng, vi lượng đối với cây ngô .................97
7
Chương 4. GIỐNG NGÔ VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO.....................................100
4.1. Giống ngô thụ phấn tự do và phương pháp chọn tạo .....................................100
4.1.1. Giống ngô thụ phấn tự do.............................................................................100
4.1.2. Chọn tạo giống ngô thụ phấn tự do (cải thiện).............................................102
4.1.3. Phương pháp cải thiện giống thụ phấn tự do................................................103
4.2. Giống ngô lai và phương pháp chọn tạo...........................................................111
4.2.1. Giống ngô lai (Hybrid Maize)......................................................................111
4.2.2. Ưu thế lai và các phương pháp chọn tạo giống ngô lai................................114
4.3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống ngô ................................137
4.3.1. Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống ngô lai ...............................138
4.3.2. Ứng dụng công nghệ gen trong chọn tạo giống ngô ....................................141
Chương 5. SINH VẬT HẠI NGÔ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ............................148
5.1. Cỏ dại hại ngô .....................................................................................................148
5.1.1. Tác hại của cỏ dại.........................................................................................148
5.1.2. Đặc điểm sinh học của cỏ dại.......................................................................148
5.1.3. Một số loài cỏ trên ruộng ngô ......................................................................148
5.1.4. Biện pháp quản lý cỏ dại..............................................................................151
5.2. Sâu hại ngô ..........................................................................................................153
5.2.1. Sâu đục thân ngô (Ostrinia furnacalis)........................................................153
5.2.2. Rệp hại ngô (Rhopalosiphum maydis) .........................................................156
5.2.3. Sâu xám (Agrotis ypsilon)............................................................................160
5.2.4. Sâu cắn lá ngô ..............................................................................................164
5.2.5. Sâu keo mùa thu hại ngô (Spodoptera frugiperda)......................................169
5.2.6. Mọt hại ngô (Sitophilus zeamais Motsch)....................................................174
5.3. Bệnh hại ngô........................................................................................................177
5.3.1. Bệnh đốm lá .................................................................................................177
5.3.2. Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn)....................................................179
5.3.3. Bệnh gỉ sắt (Puccinia maydis Ber.)..............................................................181
8
5.3.4. Bệnh bạch tạng (Sclerospora maydis Bult. & Bisby)..................................183
5.3.5. Bệnh mốc hồng (Fusarium moniliforme Sheld.) .........................................185
5.3.6. Bệnh phấn đen hại ngô [Ustilago zeae Shwein Unger (DC.) Corda] ..........187
5.4. Chuột hại ngô......................................................................................................189
5.4.1. Tác hại..........................................................................................................189
5.4.2. Đặc tính sinh học..........................................................................................189
5.4.3. Biện pháp quản lý ........................................................................................192
5.4.4. Các biện pháp diệt trừ chuột ........................................................................192
Chương 6. KỸ THUẬT CANH TÁC, THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN NGÔ...........194
6.1. Một số kết quả nghiên cứu kỹ thuật canh tác ngô...........................................194
6.1.1. Một số kết quả nghiên cứu kỹ thuật canh tác ngô lấy hạt............................194
6.1.2. Một số kết quả nghiên cứu về ngô sinh khối ...............................................201
6.1.3. Một số kết quả nghiên cứu kỹ thuật trồng, chăm sóc ngô thực phẩm..........211
6.2. Kỹ thuật canh tác, thu hoạch và bảo quản ngô ...............................................212
6.2.1. Kỹ thuật canh tác, thu hoạch và bảo quản ngô lấy hạt.................................212
6.2.2. Kỹ thuật canh tác, thu hoạch và bảo quản ngô sinh khối.............................227
6.2.3. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch ngô thực phẩm...............................232
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................237
9
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của cây ngô xanh (không bắp), thân lá và cây ngô ủ chua.......28
Bảng 1.2. Các bộ phận khác nhau của cây ngô đều có giá trị năng lượng
dùng làm thức ăn ủ chua cho chăn nuôi..............................................................29
Bảng 1.3. Năng suất và giá trị dinh dưỡng của ngô hạt và ngô ủ chưa................................30
Bảng 1.4. Giá trị dinh dưỡng cây ngô trong các giai đoạn khác nhau .................................30
Bảng 1.5. Hàm lượng một số chất dinh dưỡng và vitamin của hạt ngô so với gạo
(phân tích trên 100 g) ..........................................................................................32
Bảng 1.6. Thành phần dinh dưỡng (gần đúng) ở các phần chính của hạt ngô (%)..............33
Bảng 1.7. Hàm lượng axit amin không thay thế của protein nội nhũ và protein mầm ........34
Bảng 1.8. Giá trị dinh dưỡng của ngô rau so sánh với các loại rau khác
(phân tích từ 100 g) .............................................................................................37
Bảng 1.9. Giá trị dinh dưỡng của ngô đường (phân tích từ 100 g hạt)................................38
Bảng 1.10. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 1961 – 2019 .............................41
Bảng 1.11. Tình hình sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2019....................41
Bảng 1.12. Tình hình sản xuất ngô ở một số nước có quy mô lớn trên thế giới năm 2019.......42
Bảng 1.13. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô cây xanh (thân, lá, bắp non) phục vụ
chăn nuôi trên thế giới giai đoạn 2010 – 2019..................................................43
Bảng 1.14. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 1993 – 2019..............................46
Bảng 1.15. Tình hình sản xuất ngô của các vùng sinh thái năm 2019.................................47
Bảng 1.16. Nhập khẩu ngô của Việt Nam năm 2020...........................................................49
Bảng 3.1. Tổng tích nhiệt của một số nhóm giống ngô ở các vĩ độ.....................................81
Bảng 4.1. Độ lớn mẫu ban đầu và số cá thể được chọn ở các thế hệ tiếp theo
của quá trình thuần hóa.....................................................................................122
Bảng 4.2. Yêu cầu về kiểm định đồng ruộng trong nhân dòng bố mẹ...............................131
Bảng 4.3. Tỷ lệ hàng bố mẹ theo các công thức lai ...........................................................133
Bảng 4.4. Yêu cầu về kiểm định đồng ruộng trong sản xuất hạt giống ngô lai .................136
10
Bảng 4.5. Thành phần môi trường sử dụng trong chuyển gen bằng súng bắn gen............144
Bảng 4.6. Thành phần môi trường sử dụng trong chuyển gen nhờ a. tumefaciens ...........146
Bảng 5.1. So sánh đặc điểm hình thái mọt ngô và mọt gạo...............................................175
Bảng 6.1. Một số giống ngô lai năng suất sinh khối cao làm thức ăn chăn nuôi
ở Việt Nam........................................................................................................202
Bảng 6.2. Lượng dinh dưỡng do cây ngô sinh khối lấy đi từ đất (kg/ha)..........................205
Bảng 6.3. Hàm lượng dinh dưỡng (kg/ha) trong cây ngô đạt 10 tấn hạt/ha hoặc 25 tấn
chất khô sinh khối/ha tại Pennsylvania .............................................................206
Bảng 6.4. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng suất, chất lượng ngô sinh khối ........207
Bảng 6.5. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và lân đến sinh trưởng, năng suất và một số
thành phần hóa học của ngô sinh khối..............................................................208
Bảng 6.6. Chất lượng ngô sinh khối ở các chế độ tưới khác nhau tại Australia................210
11
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. So sánh giữa ngô và teosinte (Nguồn: Ngô Hữu Tình, 2009)..............................18
Hình 1.2. Các đường lan truyền chính của ngô (Nguồn: Ngô Hữu Tình, 2009) .................20
Hình 1.3. Bắp ngô đá (Nguồn: Nguyễn Xuân Thắng, 2021) ...............................................22
Hình 1.4. Bắp ngô răng ngựa (Nguồn: Nguyễn Xuân Thắng, 2021)...................................23
Hình 1.5. Bắp ngô nếp (Nguồn: Nguyễn Xuân Thắng, 2021) .............................................23
Hình 1.6. Bắp ngô đường (Nguồn: Nguyễn Xuân Thắng, 2021).........................................24
Hình 1.7. Bắp ngô nổ (Nguồn: nativeseeds.org, 2018)........................................................25
Hình 1.8. Bắp ngô bột (Nguồn: Ngô Hữu Tình, 2009)........................................................25
Hình 1.9. Bắp ngô bọc (Nguồn: Ngô Hữu Tình, 2009) .......................................................26
Hình 2.1. Nảy mầm và phát triển rễ ngô (Nguồn: Ngô Hữu Tình, 1997)............................55
Hình 2.2. Thân và bắp ngô (Nguồn: Ngô Hữu Tình, 1997).................................................58
Hình 2.3. Bông cờ – hoa đực (Nguồn: Ngô Hữu Tình, 1997) .............................................63
Hình 2.4. Hoa cái (Nguồn: Ngô Hữu Tình, 1997)...............................................................65
Hình 2.5. Hạt ngô (Nguồn: Ngô Hữu Tình, 1997)...............................................................68
Hình 2.6. Nảy mầm và mọc 0, 2, 4, 6, 7 (VE), 8, 10 (V1) và 12 (V2) ngày sau khi gieo
(Nguồn: Ngô Hữu Tình, 1997)............................................................................70
Hình 2.7. Cây V3 giải phẫu (Nguồn: Ngô Hữu Tình, 1997) ...............................................71
Hình 2.8. Cây V9 giải phẫu (Nguồn: Ngô Hữu Tình, 1997) ...............................................72
Hình 2.9. Cây V15 giải phẫu (Nguồn: Ngô Hữu Tình, 1997) .............................................73
Hình 2.10. Sự phát triển của chồi bắp trên V18 (trái) sang R1 (phải)
(Nguồn: Ngô Hữu Tình, 1997) ..........................................................................74
Hình 2.11. Cây VT giải phẫu (Nguồn: Ngô Hữu Tình, 1997).............................................75
Hình 2.12. R1 giải phẫu (Nguồn: Clayton, 1993)................................................................76
Hình 2.13. R2 giải phẫu (Nguồn: Clayton, 1993)................................................................77
Hình 2.14. R3 giải phẫu (Nguồn: Clayton, 1993)................................................................78
Hình 2.15. R4 giải phẫu (Nguồn: Clayton, 1993)................................................................78
Hình 2.16. R5 giải phẫu (Nguồn: Clayton, 1993)................................................................ 79
12
Hình 2.17. R6 giải phẫu (Nguồn: Clayton, 1993)................................................................80
Hình 3.1. Lá ngô bị thiếu dinh dưỡng và bị hại (Nguồn: Ngô Hữu Tình, 2003).................95
Hình 3.2. Bắp ngô bị thiếu dinh dưỡng và bị hại (Nguồn: Ngô Hữu Tình, 2003)...............96
Hình 4.1. Sơ đồ chọn lọc đám cải tiến (Nguồn: Ngô Hữu Tình, 2009).............................104
Hình 4.2. Sơ đồ chọn lọc bắp trên hàng cải tiến (Nguồn: Ngô Hữu Tình, 2009)..............105
Hình 4.3. Sơ đồ chọn lọc gia đình anh em nửa máu (Nguồn: Ngô Hữu Tình, 2009)........106
Hình 4.4. Sơ đồ chọn lọc gia đình anh em đồng máu (Nguồn: Ngô Hữu Tình, 2009)......107
Hình 4.5. Sơ đồ chọn lọc chu kỳ thuận nghịch (Nguồn: Ngô Hữu Tình, 2009)................109
Hình 4.6. Sơ đồ chọn lọc chu kỳ thuận nghịch halfsib (Nguồn: Ngô Hữu Tình, 2009)....110
Hình 5.1. Cỏ lồng vực cạn (Nguồn: Trần Trung Kiên, 2021) ...........................................149
Hình 5.2. Cỏ màn trầu (Nguồn: Trần Trung Kiên, 2021)..................................................149
Hình 5.3. Cỏ gà (Nguồn: Trần Trung Kiên, 2021) ............................................................150
Hình 5.4. Cỏ tranh (Nguồn: Trần Trung Kiên, 2021)........................................................150
Hình 5.5. Cỏ gấu (Nguồn: Trần Trung Kiên, 2021) ..........................................................151
Hình 5.6. Sâu đục thân hại ngô (Nguồn: camnangcaytrong.com, 2021)...........................155
Hình 5.7. Rệp hại ngô (Nguồn: camnangcaytrong.com, 2021) .........................................158
Hình 5.8. Sâu xám hại ngô (Nguồn: camnangcaytrong.com, 2021)..................................163
Hình 5.9. Ngài và sâu non loài Leucania Separata walker cắn lá ngô
(Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2011)........................................................................164
Hình 5.10. Vòng đời của sâu keo mùa thu (Nguồn: nongnghiep.vn, 2021) ......................170
Hình 5.11. Sâu keo mùa thu (Nguồn: nongnghiep.vn, 2021) ............................................171
Hình 5.12. Mọt hại ngô (sitophilus zeamais motsch)
(Nguồn: camnangcaytrong.com, 2021) ...........................................................175
Hình 5.13. Vết bệnh đốm lá lớn (Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2011)......................................177
Hình 5.14. Vết bệnh đốm lá nhỏ (Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2011).....................................177
Hình 5.15. Vết bệnh khô vằn trên lá ngô (Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2011)........................180
Hình 5.16. Vết bệnh khô vằn trên thân (Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2011)...........................180
Hình 5.17. Vết bệnh gỉ sắt trên lá ngô (Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2011)............................182
Hình 5.18. Cây ngô bị bệnh bạch tạng (Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2011)............................183
Hình 5.19. Bệnh u sưng trên ngô (Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2011)....................................187
13
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BĐG : Biến đổi gen
BVTV : Bảo vệ thực vật
CIMMYT : International Maize and Wheat improvement Centre
(Trung tâm Cải tiến ngô và lúa mì quốc tế)
cs : Cộng sự
CSDTL : Chỉ số diện tích lá
ĐK : Đường kính
FAO : Food Agriculture Organization
(Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc)
GMO : Genetically Modified Organism (Sinh vật biến dổi gen)
GMC : Genetically Modified Crop (Cây trồng biến đổi gen)
EFSA The European Food Safety Authority
(Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu)
HI : Harvest Index (Chỉ số thu hoạch)
KHCN : Khoa học công nghệ
KL : Khối lượng
KNKH : Khả năng kết hợp
LAI : Leaf Area Index (Chỉ số diện tích lá)
NS : Năng suất
NC : Nghiên cứu
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NSSK : Năng suất sinh khối
NSTT : Năng suất thực thu
NXB : Nhà xuất bản
QĐ : Quyết định
14
QPM : Quality Protein Maize (Ngô chất lượng protein cao)
SI : Selection Index (Chỉ số chọn lọc)
SXT : Sản xuất thử
TACN : Thức ăn chăn nuôi
TB : Trung bình
TCN : Tiêu chuẩn ngành
TGST : Thời gian sinh trưởng
THL : Tổ hợp lai
TPTD : Thụ phấn tự do
tr. : Trang
TW : Trung ương
UFL : Chỉ số đơn vị tạo sữa
USDA : United State Department of Agriculture (Bộ Nông nghiệp Mỹ)
ƯTL : Ưu thế lai
VUSTS : Vietnam Union of Science and Technology Associations
(Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam)
WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
15
Chương 1
NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI, VAI TRÒ
VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ
1.1. NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY NGÔ TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1. Vùng phát sinh của cây ngô
Ngô là một cây trồng cổ xưa của loài người, chính vì vậy, việc tìm hiểu thời gian
xuất hiện của cây ngô trên Trái Đất cũng như nơi thuần hóa ngô thành cây trồng là những
vấn đề được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Việc phân tích các kết quả khảo cổ học và các
tài liệu được các nhà khoa học ghi chép lại là cơ sở để xác định thời gian hình thành và
vùng phát sinh của cây ngô.
Nghiên cứu về nguồn gốc cây trồng của Vavilov (1926) cho rằng, trên thế giới đã
hình thành hai trung tâm trồng ngô nguyên thủy là Mexico và Peru, Mexico là trung tâm
thứ nhất (trung tâm phát sinh), vùng Andet (Peru) là trung tâm thứ hai, nơi cây ngô đã trải
qua quá trình tiến hóa nhanh chóng. Nhận định này của Vavilov được nhiều nhà khoa học
chia sẻ (Galinat, 1977; Wilkess, 1980; Kato 1984, 1988). Đặc biệt, Harshberger, vào năm
1893 (theo Wilkess, 1988) đã kết luận ngô bắt nguồn từ một cây hoang dại ở miền Trung
Mexico trên độ cao 1.500 m của vùng bán khô hạn có lượng mưa mùa hè khoảng 350 mm.
Kết luận này rất nổi tiếng vì ông đã mô tả chính xác địa bàn của Mexico, nơi các cây họ
hàng hoang dại của ngô và ngô đã sống, điều này được chứng minh bằng các bằng chứng
khảo cổ học (dẫn theo Ngô Hữu Tình, 2009).
Hóa thạch phấn ngô, teosinte và tripsacum đã được tìm thấy trong khai quật ở Bellas
Artes, thành phố Mexico. Mẫu phấn ngô cổ nhất được tìm thấy ở độ sâu 70 m và xác định
vào niên đại sông băng, cách đây khoảng 60.000 năm.
Kết quả khai quật ở hang động Bat (Bat Caves) của New Mexico đã tìm thấy cùi ngô
dài 2 – 3 cm và xác định tuổi vào khoảng 3.600 năm trước Công nguyên. Khai quật các
động của bang Chihuahua và Sonora đã phát hiện các bắp được coi là các nguyên mẫu của
nòi nguyên thủy dạng tồn tại khác là Chapalote. Những bằng chứng đó càng khẳng định
Mexico là trung tâm phát sinh của cây ngô.