Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình cây dược liệu
PREMIUM
Số trang
192
Kích thước
2.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1673

Giáo trình cây dược liệu

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

TS. Lê Quang Ưng (Chủ biên)

TS. Trần Trung Kiên, TS. Bùi Lan Anh, TS. Trần Đình Hà

GIÁO TRÌNH

CÂY DƯỢC LIỆU

NHÀ XUẤT BẢN BÁCH KHOA HÀ NỘI

2

Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam

Giáo trình cây dược liệu / B.s.: Lê Quang Ưng (ch.b.), Trần Trung Kiên, Bùi Lan

Anh, Trần Đình Hà. - H. : Bách khoa Hà Nội, 2021. - 192tr. : hình vẽ, bảng ; 27cm

1. Cây thuốc 2. Giáo trình

633.880711 - dc23

BKH0121p-CIP

3

LỜI NÓI ĐẦU

Giáo trình Cây dược liệu là tài liệu dùng cho dạy học lý thuyết về cây dược liệu

trong chương trình đào tạo sinh viên chuyên ngành trồng trọt, nông nghiệp công nghệ cao;

đồng thời là tài liệu tham khảo cho các ngành học khác thuộc lĩnh vực nông – lâm nghiệp.

Giáo trình được cấu trúc thành hai phần: Đại cương và Chuyên khoa.

Phần Đại cương trình bày khái quát về vai trò, vị trí của cây dược liệu trong sản xuất,

trong y học và các ngành kinh tế khác, cùng quá trình phát triển của ngành dược liệu Việt

Nam; giới thiệu thành phần và vai trò của các nhóm hợp chất tự nhiên chính có trong cây

dược liệu; các cây dược liệu có tác dụng chữa bệnh theo từng nhóm, là cơ sở cho việc

nghiên cứu, phát triển các bài thuốc chữa bệnh, ứng dụng trong đời sống thực tiễn; những

kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng trọt, thu hái, phơi sấy, chế biến sơ bộ và bảo quản dược

liệu theo tiêu chuẩn GACP.

Phần Chuyên khoa trình bày kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và chế biến 12 cây dược

liệu thông dụng và có giá trị ở Việt Nam. Với mỗi cây dược liệu cụ thể được giới thiệu sẽ

cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về nguồn gốc, sự phân bố, đặc điểm thực

vật học, thành phần hóa học chính cũng như công dụng của chúng trong phòng và chữa

bệnh, cùng với kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến và tiêu chuẩn dược liệu.

Tập thể tác giả biên soạn cuốn giáo trình này: TS. Lê Quang Ưng, chủ biên và biên

soạn chính tất cả các chương; TS. Trần Trung Kiên, TS. Bùi Lan Anh, TS. Trần Đình Hà

tham gia biên soạn kỹ thuật trồng trọt các cây dược liệu ở chương 5.

Tập thể tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ ích từ bạn đọc để có

thể bổ sung, chỉnh lý Giáo trình Cây dược liệu hoàn thiện hơn, nhằm phục vụ có hiệu quả

cho việc học tập, nghiên cứu và tham khảo của sinh viên các ngành nông – lâm nghiệp.

Các tác giả

4

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU .....................................................................................................................3

PHẦN ĐẠI CƯƠNG

Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY DƯỢC LIỆU...........................................................11

1.1. Các định nghĩa và khái niệm cơ bản ....................................................................11

1.2. Phân loại cây dược liệu ..........................................................................................11

1.2.1. Phân loại theo dược lý học hiện đại ...............................................................11

1.2.2. Phân loại theo nhóm bệnh lý..........................................................................12

1.2.3. Phân loại theo vị trí địa lý ..............................................................................12

1.2.4. Phân loại theo nhóm thực vật.........................................................................12

1.2.5. Phân loại theo thành phần hóa học chính.......................................................13

1.3. Đặc điểm của cây dược liệu ...................................................................................13

1.3.1. Đa dạng về chu kỳ sống .................................................................................13

1.3.2. Đa dạng về dạng cây ......................................................................................13

1.3.3. Đa dạng về phân bố........................................................................................14

1.3.4. Đa dạng về bộ phận sử dụng..........................................................................15

1.4. Vai trò và giá trị của cây dược liệu.......................................................................15

1.4.1. Vai trò cây dược liệu trong phòng và chữa bệnh theo Y học cổ truyền.........15

1.4.2. Vai trò cây dược liệu trong ngành công nghiệp dược, thực phẩm chức năng,

mỹ phẩm ........................................................................................................16

1.4.3. Giá trị kinh tế ngành dược liệu.......................................................................17

1.5. Lịch sử hình thành và phát triển dược liệu học Việt Nam .................................18

1.6. Tình hình khai thác, nghiên cứu cây dược liệu tại Việt Nam.............................21

Chương 2. CÁC HỢP CHẤT TỰ NHIÊN TỪ CÂY DƯỢC LIỆU..............................24

2.1. Giới thiệu chung về hóa học các hợp chất tự nhiên ............................................24

5

2.2. Phân loại các hợp chất thiên nhiên.......................................................................24

2.2.1. Hợp chất sơ cấp..............................................................................................24

2.2.2. Hợp chất thứ cấp ............................................................................................26

Chương 3. CÂY DƯỢC LIỆU VÀ VỊ THUỐC CHỮA BỆNH ....................................46

3.1. Các cây thuốc và vị thuốc chữa tê thấp, đau nhức..............................................46

3.1.1. Các cây thuốc và vị thuốc dùng theo đường uống .........................................46

3.1.2. Các cây thuốc và vị thuốc dùng ngoài............................................................48

3.2. Các cây thuốc và vị thuốc chữa gút ......................................................................49

3.3. Các cây thuốc và vị thuốc chữa bệnh tiểu đường................................................52

3.4. Các cây thuốc và vị thuốc chữa đau dạ dày, đại trực tràng ...............................54

3.5. Các cây thuốc và vị thuốc chữa mẩn ngứa, dị ứng..............................................55

3.5.1. Các cây thuốc và vị thuốc dùng theo đường uống .........................................56

3.5.2. Các cây thuốc và vị thuốc dùng ngoài............................................................57

3.6. Các cây thuốc và vị thuốc chữa bệnh gan ............................................................57

3.7. Các cây thuốc và vị thuốc chữa ho, hen ...............................................................60

3.8. Các cây thuốc và vị thuốc lợi tiểu, tán sỏi ............................................................62

3.9. Các cây thuốc và vị thuốc an thần ........................................................................64

3.10. Các cây thuốc và vị thuốc bổ, tăng cường hệ miễn dịch ...................................65

Chương 4. THỰC HÀNH TỐT GIEO TRỒNG VÀ THU HÁI DƯỢC LIỆU............68

4.1. Điều kiện trồng cây dược liệu................................................................................68

4.1.1. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất cây dược liệu...........................68

4.1.2. Điều kiện trồng cây thuốc theo GACP...........................................................69

4.2. Hạt giống và nguyên liệu nhân giống ...................................................................69

4.2.1. Chọn giống .....................................................................................................69

4.2.2. Lai lịch giống cây...........................................................................................69

4.2.3. Nguyên liệu nhân giống .................................................................................70

4.3. Trồng trọt................................................................................................................70

4.3.1. Chọn địa điểm ................................................................................................70

4.3.2. Môi trường sinh thái và tác động xã hội ........................................................70

4.3.3. Khí hậu ...........................................................................................................71

6

4.3.4. Đất trồng ........................................................................................................72

4.3.5. Kỹ thuật nhân giống.......................................................................................73

4.3.6. Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc cây dược liệu .............................................74

4.4. Thu hoạch cây dược liệu........................................................................................78

4.4.1. Nguyên tắc thu hoạch cây dược liệu ..............................................................78

4.4.2. Kỹ thuật thu hái cây dược liệu .......................................................................79

4.5. Nguyên tắc, tiêu chuẩn khai thác dược liệu tự nhiên..........................................81

4.5.1. Lập kế hoạch khai thác...................................................................................81

4.5.2. Chọn dược liệu để khai thác...........................................................................82

4.5.3. Khai thác ........................................................................................................82

4.6. Sơ chế, đóng gói, bảo quản, vận chuyển dược liệu sau khi thu hoạch

và khai thác .............................................................................................................83

4.6.1. Cơ sở chế biến................................................................................................83

4.6.2. Kiểm tra và phân loại dược liệu .....................................................................83

4.6.3. Sơ chế dược liệu.............................................................................................83

4.6.4. Đóng gói và dán nhãn hàng chờ đóng gói......................................................87

4.6.5. Bảo quản và vận chuyển ................................................................................88

4.6.6. Bảo đảm chất lượng .......................................................................................89

4.7. Hồ sơ tài liệu ...........................................................................................................89

4.8. Nhân sự và vệ sinh..................................................................................................90

4.8.1. Nhân sự và đào tạo.........................................................................................90

4.8.2. Vệ sinh và vệ sinh môi trường .......................................................................90

4.9. Đặc chế và chế biến dược liệu ...............................................................................91

PHẦN CHUYÊN KHOA

Chương 5. KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT MỘT SỐ CÂY DƯỢC LIỆU ......................98

5.1. Cây Actiso ...............................................................................................................98

5.1.1. Nguồn gốc và phân bố....................................................................................98

7

5.1.2. Giá trị kinh tế..................................................................................................98

5.1.3. Thành phần hóa học và công dụng.................................................................99

5.1.4. Đặc điểm thực vật học..................................................................................100

5.1.5. Điều kiện sinh thái........................................................................................101

5.1.6. Kỹ thuật trồng trọt........................................................................................101

5.1.7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản ....................................................................105

5.1.8. Tiêu chuẩn dược liệu....................................................................................105

5.2. Cây Ba kích...........................................................................................................106

5.2.1. Nguồn gốc và phân bố..................................................................................106

5.2.2. Giá trị kinh tế................................................................................................106

5.2.3. Thành phần hóa học và công dụng...............................................................106

5.2.4. Đặc điểm thực vật học..................................................................................107

5.2.5. Điều kiện sinh thái........................................................................................107

5.2.6. Kỹ thuật trồng trọt........................................................................................108

5.2.7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản ....................................................................111

5.2.8. Tiêu chuẩn dược liệu....................................................................................112

5.3. Cây Bạch truật......................................................................................................112

5.3.1. Nguồn gốc và phân bố..................................................................................112

5.3.2. Giá trị kinh tế................................................................................................112

5.3.3. Thành phần hóa học và công dụng...............................................................113

5.3.4. Đặc điểm thực vật học..................................................................................114

5.3.5. Điều kiện sinh thái........................................................................................114

5.3.6. Kỹ thuật trồng trọt........................................................................................115

5.3.7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản ....................................................................119

5.3.8. Tiêu chuẩn dược liệu....................................................................................120

5.4. Cây Đương quy Nhật Bản ...................................................................................121

5.4.1. Nguồn gốc và phân bố..................................................................................121

5.4.2. Giá trị kinh tế................................................................................................121

8

5.4.3. Thành phần hóa học và công dụng...............................................................121

5.4.4. Đặc điểm thực vật học..................................................................................121

5.4.5. Điều kiện sinh thái .......................................................................................122

5.4.6. Kỹ thuật trồng trọt........................................................................................123

5.4.7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản ....................................................................128

5.4.8. Tiêu chuẩn dược liệu....................................................................................129

5.5. Cây Giảo cổ lam bảy lá ........................................................................................129

5.5.1. Nguồn gốc và phân bố..................................................................................129

5.5.2. Giá trị kinh tế ...............................................................................................129

5.5.3. Thành phần hóa học và công dụng...............................................................129

5.5.4. Đặc điểm thực vật học..................................................................................130

5.5.5. Điều kiện sinh thái .......................................................................................130

5.5.6. Kỹ thuật trồng trọt........................................................................................131

5.5.7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản ....................................................................133

5.5.8. Tiêu chuẩn dược liệu....................................................................................134

5.6. Cây Hà thủ ô đỏ....................................................................................................134

5.6.1. Nguồn gốc và phân bố..................................................................................134

5.6.2. Giá trị kinh tế ...............................................................................................134

5.6.3. Thành phần hóa học và công dụng...............................................................135

5.6.4. Đặc điểm thực vật học..................................................................................135

5.6.5. Điều kiện sinh thái .......................................................................................136

5.6.6. Kỹ thuật trồng trọt........................................................................................136

5.6.7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản ....................................................................139

5.6.8. Tiêu chuẩn dược liệu....................................................................................139

5.7. Cây Hòe .................................................................................................................139

5.7.1. Nguồn gốc và phân bố..................................................................................139

5.7.2. Giá trị kinh tế ...............................................................................................140

5.7.3. Thành phần hóa học và công dụng...............................................................140

9

5.7.4. Đặc điểm thực vật học..................................................................................141

5.7.5. Điều kiện sinh thái........................................................................................142

5.7.6. Kỹ thuật trồng trọt........................................................................................142

5.7.7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản ....................................................................145

5.7.8. Tiêu chuẩn dược liệu....................................................................................145

5.8. Cây Hoài sơn.........................................................................................................145

5.8.1. Nguồn gốc và phân bố..................................................................................146

5.8.2. Giá trị kinh tế................................................................................................146

5.8.3. Thành phần hóa học và công dụng...............................................................146

5.8.4. Đặc điểm thực vật học..................................................................................147

5.8.5. Điều kiện sinh thái........................................................................................148

5.8.6. Kỹ thuật trồng trọt........................................................................................149

5.8.7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản ....................................................................152

5.8.8. Tiêu chuẩn dược liệu....................................................................................152

5.9. Cây Sinh địa..........................................................................................................152

5.9.1. Nguồn gốc và phân bố..................................................................................152

5.9.2. Giá trị kinh tế................................................................................................152

5.9.3. Thành phần hóa học và công dụng...............................................................153

5.9.4. Đặc điểm thực vật học..................................................................................154

5.9.5. Điều kiện sinh thái........................................................................................156

5.9.6. Kỹ thuật trồng trọt........................................................................................156

5.9.7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản ....................................................................159

5.9.8. Tiêu chuẩn dược liệu....................................................................................159

5.10. Cây Tam thất......................................................................................................159

5.10.1. Nguồn gốc và phân bố................................................................................159

5.10.2. Giá trị kinh tế..............................................................................................159

5.10.3. Thành phần hóa học và công dụng.............................................................160

5.10.4. Đặc điểm thực vật học................................................................................163

10

5.10.5. Điều kiện sinh thái .....................................................................................164

5.10.6. Kỹ thuật trồng trọt......................................................................................164

5.10.7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản ..................................................................169

5.10.8. Tiêu chuẩn dược liệu..................................................................................170

5.11. Cây Thiên môn đông..........................................................................................170

5.11.1. Nguồn gốc, phân bố và các loài .................................................................170

5.11.2. Giá trị kinh tế .............................................................................................170

5.11.3. Thành phần hóa học và công dụng.............................................................170

5.11.4. Đặc điểm thực vật học................................................................................171

5.11.5. Điều kiện sinh thái .....................................................................................172

5.11.6. Kỹ thuật trồng trọt......................................................................................172

5.11.7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản ..................................................................175

5.11.8. Tiêu chuẩn dược liệu..................................................................................175

5.12. Cây Quế...............................................................................................................175

5.12.1. Nguồn gốc và phân bố................................................................................175

5.12.2. Giá trị kinh tế .............................................................................................176

5.12.3. Thành phần hóa học và công dụng.............................................................177

5.12.4. Đặc điểm thực vật học................................................................................177

5.12.5. Điều kiện sinh thái .....................................................................................178

5.12.6. Kỹ thuật trồng trọt......................................................................................179

5.12.7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản ..................................................................187

5.12.8. Tiêu chuẩn dược liệu..................................................................................188

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................189

11

PHẦN ĐẠI CƯƠNG

Chương 1

GIỚI THIỆU VỀ CÂY DƯỢC LIỆU

1.1. Các định nghĩa và khái niệm cơ bản

Dược liệu là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật, động vật,

khoáng vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc (Luật Dược năm 2016).

Cây dược liệu là đối tượng nghiên cứu của khoa học thảo dược, bao gồm những loài

thực vật có tác dụng phòng bệnh, chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể khi được sử dụng.

Thuốc thảo dược là những nguyên liệu nguồn gốc thực vật có lợi ích trị liệu hoặc

những lợi ích cho sức khỏe của con người, bao gồm các nguyên liệu thô hoặc đã chế biến

từ một hoặc nhiều loài thực vật. Định nghĩa này không áp dụng khi thành phần hoạt chất đã

được xác định và được phân lập hoặc tổng hợp thành thành phần hóa học của sản phẩm thuốc.

Sản phẩm thảo dược là thành phẩm được dán nhãn dược phẩm ở dạng bào chế có

chứa một hoặc nhiều chất sau: nguyên liệu thực vật dạng bột, chiết xuất, chiết xuất tinh

khiết hoặc hoạt chất được tinh chế một phần được phân lập từ nguyên liệu thực vật. Các

loại thuốc có chứa nguyên liệu thực vật kết hợp với các hoạt chất được xác định về mặt

hóa học, bao gồm các thành phần biệt dược, được xác định về mặt hóa học của thực vật,

không được coi là thuốc thảo dược.

1.2. Phân loại cây dược liệu

Theo kinh nghiệm tích lũy từ đời này sang đời khác trong việc sử dụng cây dược

liệu, dẫn đến việc phân loại nhằm sắp xếp những kinh nghiệm đó lại thành hệ thống, trở

thành quy luật dự đoán cho những cây dược liệu mà con người chưa biết đến. Mỗi sự phân

loại đều dựa trên quy luật chung. Có các cách phân loại dược liệu như sau:

1.2.1. Phân loại theo dược lý học hiện đại

Khoa học công nghệ phát triển, nhiều công trình nghiên cứu về hóa học các hợp chất

thiên nhiên và các hoạt động sinh học đã chứng minh và phân chia các vị thuốc, các hợp

chất sạch thành các nhóm chức năng chủ yếu khác nhau:

– Nhóm tác dụng chống oxy hóa cao: Đinh hương, Quế, Nghệ tây, Húng Quế, Việt

quất, Câu kỷ tử, Hoàng kỳ, Thành ngạnh v.v..

12

– Nhóm tác dụng chống viêm: Hoàng liên, Kim ngân hoa, Sài đất, Bồ công anh v.v..

– Nhóm tác dụng giảm đau: Độc hoạt, Dây đau xương v.v..

– Nhóm tác dụng tăng lực: Nhân sâm, Đinh lăng v.v..

– Nhóm tác dụng đối với hệ nội tiết: các dược liệu chữa bệnh tiểu đường như Thìa

canh, Dâu tằm.

– Nhóm tác dụng đối với hệ miễn dịch: Cát sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật v.v..

– Nhóm tác dụng cải thiện công năng các tạng phủ: Sinh địa, Hà thủ ô v.v..

1.2.2. Phân loại theo nhóm bệnh lý

Đây là cách phân chia theo tính dược, theo kinh nghiệm cổ truyền đã được xác

minh phần nào trên cơ sở khoa học về dược lý, hóa học, sắp xếp theo yêu cầu điều trị hiện

nay thành từng nhóm gần giống thuốc tân dược như: thuốc hạ nhiệt, thuốc tẩy sổ, thuốc

nhuận gan mật, thuốc ho, thuốc long đờm, thuốc trị tiểu đường, thuốc trị viêm, đau xương

khớp, thuốc trị bệnh dạ dày, đại tràng, thuốc trị bệnh trĩ, thuốc trị thần kinh tọa v.v., để tiện

cho cán bộ Tây y sử dụng dược liệu làm thuốc theo yêu cầu dược lý trị liệu hiện nay. Cách

sắp xếp và phân loại theo nhóm bệnh lý được trình bày chi tiết trong chương 3.

1.2.3. Phân loại theo vị trí địa lý

Tùy theo vị trí địa lý, các vị thuốc được chia thành hai nhóm: thuốc Nam và thuốc

Bắc. Thuốc Nam bao gồm các vị thuốc xuất xứ ở phương Nam (Việt Nam), các vị thuốc

thuộc nhóm này sinh trưởng ở vùng khí hậu á nhiệt đới và nhiệt đới. Thuốc Bắc bao gồm

các vị thuốc xuất xứ ở phương Bắc (Trung Quốc), các vị thuốc này sinh trưởng ở vùng khí

hậu á nhiệt đới đến ôn đới. Phần lớn các vị thuốc bồi bổ sức khỏe là các vị thuốc Bắc.

1.2.4. Phân loại theo nhóm thực vật

Các nhà thực vật học đã chia giới thực vật ra thành những bậc phân loại như sau:

Ngành và phân ngành

Lớp và phân lớp

Bộ và phân bộ

Họ và phân họ

Tông và phân tông

Chi và phân chi

Tổ và phân tổ

Loài và phân loài

Thứ và phân thứ hay giống trồng

Dạng và phân dạng

13

Trong các bậc phân loại này, loài là đơn vị cơ bản, xếp các loài vào chi, các chi vào

họ tương ứng. Tùy theo hệ thống phân loại của các tác giả mà có sự khác nhau trong tên

gọi (Võ Văn Chi, 2019). Một chi có nhiều loài khác nhau: Giảo cổ lam ba lá, năm lá, bảy lá

và chín lá v.v. là các loài khác nhau thuộc chi Gynostemma.

1.2.5. Phân loại theo thành phần hóa học chính

– Nhóm cây có tinh dầu: Sả, Hương thảo, Long não v.v..

– Nhóm cây có chứa carbohydrat.

– Nhóm cây chứa Glycosid: saponin: họ Nhân sâm (Araliaceae), Cam thảo, Cát

cánh, Viễn chí, Ngưu tất, Ngũ gia bì chân chim, Thổ phục linh, Mạch môn v.v.; glycosid

tim: Hạt Đay, Trúc đào v.v..

– Nhóm cây chứa ancaloit: họ Á phiện (Papaveraceae), morphin và codein từ cây

Thuốc phiện, strychnin từ cây Mã tiền, aconitin từ cây Ô đầu (Chu Thị Thơm và cộng sự,

2006).

1.3. Đặc điểm của cây dược liệu

1.3.1. Đa dạng về chu kỳ sống

– Cây hằng năm: Gừng, Nghệ vàng, Sinh địa, Ngưu tất, Ích mẫu, Nhân trần, Hạ khô

thảo, Long nha thảo, Tía tô v.v..

– Cây hai năm: Cát cánh, Bạch truật v.v..

– Cây lâu năm: Quế, Hồi, Thiên môn đông, Hà thủ ô trắng, Hà thủ ô đỏ, Tam thất,

Bảy lá một hoa, Ba kích, Kim ngân hoa v.v. (Chu Thị Thơm và cộng sự, 2006).

1.3.2. Đa dạng về dạng cây

– Cây mọng nước: Nha đam, Thủy bồn thảo v.v..

– Cây thân thảo: Diếp cá, Mã đề, Lá lốt, Bồ công anh, Kim tiền thảo v.v..

– Cây thân leo: Ba kích, Hà thủ ô, Kim ngân, Hoài sơn, Hoàng đằng v.v..

– Cây thân bụi: Đinh lăng, Nhân trần, Hoàn ngọc, Đơn mặt trời v.v..

– Cây thân gỗ nhỏ: Hoa Hòe, Dâu tằm, Bọ mẩy, Gối hạc v.v..

– Cây thân gỗ lớn: Đỗ trọng, Long não, Đơn tướng quân, Vối, Quế, Hồi v.v..

(Chu Thị Thơm và cộng sự, 2006).

14

1.3.3. Đa dạng về phân bố

Việt Nam có nền Y học cổ truyền lâu đời, chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền Y học cổ

truyền Trung Quốc. Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa có nguồn tài nguyên thực vật

phong phú và đa dạng. Cây dược liệu có một vị trí và vai trò quan trọng trong việc chăm

sóc sức khỏe cộng đồng. Cho đến nay, Việt Nam được ghi nhận có 5.117 loài thực vật và

nấm lớn có công dụng làm thuốc (Viện Dược liệu, 2016). Nguồn gen cây thuốc ở Việt Nam

không những đa dạng về thành phần loài, chủng, giống, dưới loài mà còn rất đa dạng theo

các vùng sinh thái.

Vùng núi cao có khí hậu á nhiệt đới: Sa Pa – Lào Cai, Sìn Hồ – Lai Châu và Đồng

Văn, Quản Bạ – Hà Giang có các dược liệu bản địa và nhập nội: Bình vôi, Đảng sâm, Hà

thủ ô đỏ, Tục đoạn, Actiso, Đỗ trọng, Độc hoạt, Đương quy, Hoàng bá, Mộc hương, Ô đầu,

Tam thất, Xuyên khung v.v..

Vùng núi trung bình có khí hậu á nhiệt đới: Bắc Hà – Lào Cai, Mộc Châu – Sơn La,

Nguyên Bình – Cao Bằng, Na Rì – Bắc Kạn và Đà Lạt – Lâm Đồng có các dược liệu:

Bình vôi, Hà thủ ô, Tục đoạn, Giảo cổ lam, Bảy lá một hoa v.v..

Vùng trung du miền núi Bắc Bộ: Thái Nguyên, Bắc Giang, Yên Bái, Quảng Ninh,

Lạng Sơn có các dược liệu chính: Chè hoa vàng, Ba kích, Đinh lăng, Địa liền, Gấc, Giảo

cổ lam, Ích mẫu, Kim tiền thảo, Hồi, Quế, Sả, Sa nhân tím, Thanh hao hoa vàng, Ý dĩ,

Hoàng bá nam, Nghệ vàng, Địa hoàng, Thiên môn đông, Mạch môn, Tô mộc, Dây đau

xương, Thổ phục linh, Khôi nhung, Dạ cẩm v.v..

Vùng Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng

Yên, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Thái Bình có các dược liệu: Cúc hoa vàng, Diệp

hạ châu, Địa liền, Đinh lăng, Gấc, Hòe, Hoài sơn, Hương nhu trắng, Tía tô, Kinh giới, Dâu

tằm, Râu mèo, Ích mẫu, Thanh hao hoa vàng, Mã đề, Ngưu tất, Bạc hà, Nhân trần, Diếp cá,

Cốt khí củ v.v..

Vùng các tỉnh Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Nghệ An có các dược liệu: Ba kích, Nghệ

vàng, Diệp hạ châu, Đinh lăng, Hoài sơn, Hương nhu trắng, Hòe, Quế, Sả, Thổ phục linh

v.v..

Vùng Nam Trung Bộ: Quảng Nam, Khánh Hòa có các dược liệu: Bụp giấm, Diệp hạ

châu, Dừa cạn, Hoài sơn, Đậu ván trắng, Sâm Ngọc Linh, Râu mèo, Sa nhân tím, Quế v.v..

Vùng Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông có các dược

liệu: Gấc, Gừng, Hương nhu trắng, Đảng sâm, Nghệ vàng, Sa nhân tím, Sả v.v..

Vùng Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ: An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên

Giang, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai,

15

Tây Ninh có các dược liệu: Gừng, Trinh nữ hoàng cung, Nghệ vàng, Nhàu, Rau đắng biển,

Hoàn ngọc, Tràm, Xuyên tâm liên, Râu mèo, Kim tiền thảo, Sương sáo, Sương sâm v.v..

1.3.4. Đa dạng về bộ phận sử dụng

– Nhóm cây dược liệu khai thác rễ, củ: Sinh địa, Hoài sơn, Tam thất, Thổ phục linh,

Cỏ tranh, Ngưu tất, Đinh lăng, Thiên niên kiện, Địa liền, Hà thủ ô, Gối hạc, Đạm trúc diệp,

Thiên môn đông, Mạch môn, Bạch truật, Thương truật, Bạch thược, Xuyên khung v.v..

– Nhóm cây dược liệu khai thác lấy thân, cành: Quế, Long não, Núc nác, Hậu phác,

Ô dược, Tô mộc v.v..

– Nhóm cây dược liệu khai thác lấy lá: Khôi nhung, Dâm dương hoắc, Chè vằng,

Thìa canh, Lá dâu, Hoắc hương v.v..

– Nhóm cây dược liệu khai thác nụ hoa, quả: hoa Nhài, hoa Hòe, hoa Hồi, hoa Kim

ngân, nụ Vối, hoa Cúc, hoa Hạ khô thảo, Đinh hương v.v..

– Nhóm cây dược liệu khai thác cả thân, lá và rễ: Gối hạc, Đơn mặt quỷ, Bọ mẩy, Xạ

can, Dong riềng đỏ, Dạ cẩm v.v. (Chu Thị Thơm và cộng sự, 2006).

1.4. Vai trò và giá trị của cây dược liệu

1.4.1. Vai trò cây dược liệu trong phòng và chữa bệnh theo Y học cổ truyền

Cây dược liệu giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong nền Y học cổ truyền của

nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam v.v.. Tất cả các

lương y, bác sỹ Đông y, các hiệu thuốc gia truyền đều sử dụng sản phẩm từ cây dược liệu

trong phòng bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Theo dữ liệu năm 2015 của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ,

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) báo cáo rằng có khoảng 60% dân số thế giới dùng thuốc thảo

dược và khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển dùng thuốc thảo dược và các biện

pháp chữa bệnh Y học cổ truyền khác để chăm sóc sức khỏe. Các nước trên thế giới đã

dùng tới 35.000 loài thảo dược trong phòng và chữa bệnh. Không chỉ Trung Quốc, Ấn Độ,

Việt Nam có truyền thống sử dụng dược liệu với mục đích phòng và chữa bệnh, mà các

nước tiên tiến có nền công nghiệp phát triển trên thế giới cũng có một phần tư số thuốc kê

trong đơn chứa các hoạt chất trong dược liệu.

Việt Nam có hệ thống bệnh viện y dược cổ truyền công lập tuyến Trung ương và

tuyến tỉnh gồm 65 bệnh viện. Tỷ lệ bệnh viện đa khoa tuyến huyện có khoa, tổ y dược cổ

truyền đạt 92,7%; trạm y tế có hoạt động khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền đạt

84,8%. Theo thống kê của Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế, năm 2017, tỷ lệ lượt

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!