Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giao tiếp của điều dưỡng và sự hài lòng của người bệnh nội trú tại các khoa nội, bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đinh Ngọc Thành và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 143 - 148
143
GIAO TIẾP CỦA ĐIỀU DƢỠNG VÀ SỰ HÀI LÕNG
CỦA NGƢỜI BỆNH NỘI TRÖ TẠI CÁC KHOA NỘI,
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN
Đinh Ngọc Thành*
, Phạm Thị Phƣơng Thảo, Bùi Thị Hợi
Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nghiên cứu này đƣợc thiết kế để khảo sát sự hài lòng bệnh nhân và sự giao tiếp của điều dƣỡng ở
các bệnh nhân nội trú, đồng thời kiểm tra mối liên quan giữa giao tiếp của điều dƣỡng và sự hài
lòng của bệnh nhân. Dữ liệu đã đƣợc thu thập bởi bộ câu hỏi tự điền từ 123 bệnh nhân nội trú tại
các khoa Nội Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên. Đối tƣợng tham gia nghiên cứu đã
đánh giá trong phạm vi 36 câu của hai bộ câu hỏi trên 5 điểm của thang đo. Kết quả của nghiên
cứu đã thể hiện rằng, các bệnh nhân đã hài lòng ở mức độ trung bình với sự giao tiếp của điều
dƣỡng (
x
= 3,5, SD = 0,49), và các bệnh nhân cũng đã đánh giá về sự giao tiếp của điều dƣỡng ở
mức độ trung bình (
x
= 3,3, SD = 0,60). Đặc biệt kết quả nghiên cứu đã thể hiện rằng sự hài lòng
bệnh nhân có liên quan chặt chẽ tích cực với giao tiếp của điều dƣỡng (r = 0,63, p < 0,01). Bởi vậy
để tăng sự hài lòng bệnh nhân cũng nhƣ để đảm bảo chất lƣợng của chăm sóc điều dƣỡng thì trƣớc
hết các kỹ năng giao tiếp của điều dƣỡng cần đƣợc cải thiện.
Key word: Patient Satisfaction / Nurse Communication
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Sự hài lòng ngƣời bệnh là một chỉ số có ý
nghĩa để đảm bảo chất lƣợng của chăm sóc
điều dƣỡng. Có nhiều yếu tố Ảnh hƣởng đến
sự hài lòng của ngƣời bệnh, trong đó giao tiếp
của điều dƣỡng là yếu tố đặc biệt quan trọng.
Kỹ năng giao tiếp tốt là điểm khởi đầu tốt cho
tất cả các kỹ năng khác cái mà tất cả các điều
dƣỡng đều cần thiết phải có [8].
Tuy nhiên, kết quả của một vài các nghiên
cứu đã chỉ ra rằng các bệnh nhân đã báo cáo
có sự không hài lòng cao với giao tiếp của
điều dƣỡng. Ditta (2010) đã phát biểu 10%
bệnh nhân nội trú đã không hài lòng với giao
tiếp của điều dƣỡng. Ở Việt Nam, sự hài
lòng của bệnh nhân đối với giao tiếp của
điều dƣỡng cũng đƣợc báo cáo bởi các tác
giả Thu Hiền (2003) là 8% và Minh Thu
(2010) là 13,6% không hài lòng.
Mục tiêu nghiên cứu: (1) Mô tả mức độ sự hài
lòng của ngƣời bệnh và giao tiếp điều dƣỡng ở
các bệnh nhân nội trú tại các khoa Nội của bệnh
viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên và (2)
Xác định mối liên quan giữa giao tiếp điều
dƣỡng và sự hài lòng của ngƣời bệnh.
*
Tel: 0912 805089, Email: [email protected]
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu bao gồm 123 bệnh
nhân tại thời điểm nghiên cứu (Tuần 2 của
tháng 8/2013) có đủ các tiêu chuẩn đã tham
gia vào nghiên cứu. Tiêu chuẩn chọn mẫu bao
gồm: (1) Bệnh nhân ít nhất là 18 tuổi; (2)
nhập viện đƣợc ít nhất 48 giờ; (3) có khả năng
đọc, viết, nghe và giao tiếp bằng tiếng Việt;
(4) Không có sai lệch về nhận thức; (5) sẵn
sàng tham gia vào nghiên cứu; không đang
trong giai đoạn cấp cứu.
Đối tƣợng nghiên cứu đã trả lời 3 bộ câu hỏi
tự điền để khảo sát về các thông tin cơ bản, sự
hài lòng của ngƣời bệnh bệnh và sự giao tiếp
của điều dƣỡng.
(1) Bộ công cụ hỏi về các thông tin cơ bản: Nội
dung hỏi bao gồm: Tuổi, giới, tình trạng hôn
nhân, trình độ văn hóa, số ngày nằm viện, loại
hình bảo hiểm y tế đang sử dụng.
(2) Bộ công cụ hỏi về ―sự hài lòng của bệnh
nhân với giao tiếp của điều dƣỡng‖. Bộ câu
hỏi này đƣợc cấu trúc bộ câu hỏi gồm 3 phần
đó là:
- Các câu từ 1 đến 8 hỏi về sự hài lòng của
bệnh nhân với giao tiếp của điều dƣỡng trong
cách truyền đạt các chẩn đoán và thông tin