Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giao lưu văn hóa đông - tây trong thời kỳ “hy lạp hóa” (334 - 30 tcn).
PREMIUM
Số trang
85
Kích thước
2.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1169

Giao lưu văn hóa đông - tây trong thời kỳ “hy lạp hóa” (334 - 30 tcn).

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

- 1 -

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA SỬ

----------

VŨ THỊ HOA

Giao lưu văn hóa Đông - Tây trong thời kỳ

“Hy Lạp hóa” (334 - 30 TCN)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

- 2 -

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

“Giao lưu văn hóa” là hiện tượng phổ biến của nhân loại, quy luật vận động,

phát triển của mọi nền văn hóa. Không chỉ là lí luận mà thực tế đã chứng minh rằng

không một nền văn hóa nào luôn ở mãi trong trạng thái tĩnh và “một nền văn hóa

đứng im là một nền văn hóa chết”. Chính vì vậy, các nền văn hóa trong quá trình

phát triển thì tất yếu phải diễn ra sự giao lưu, tiếp thu và chịu ảnh hưởng lẫn nhau.

Mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới đều muốn tự xây dựng cho mình một truyền

thống văn hóa riêng nhưng nếu bên cạnh mỗi quốc gia, dân tộc đó có những nền văn

hóa, văn minh phát triển rực rỡ hơn, thì tất yếu sẽ dẫn đến sự giao lưu, tiếp thu, dù

đó là chủ động hay thụ động.

Thời kỳ cổ đại đã hình thành hai khu vực văn hóa lớn của thế giới đó là

phương Đông và phương Tây. Từ khoảng đầu thiên niên kỷ thứ IV TCN, phương

Đông đã xây dựng nên những quốc gia đầu tiên của mình và hình thành lên 4 trung

tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Với những thành

tựu văn hóa rực rỡ, phương Đông sớm trở thành cái nôi của nền văn minh nhân loại.

Xuất hiện muộn hơn phương Đông khoảng chừng hai thiên niên kỷ nhưng ở phương

Tây cũng đã xuất hiện hai nền văn hóa, văn minh lớn và phát triển rực rỡ là Hy Lạp

và La Mã, nơi đây cũng đã trở thành cội nguồn của nền văn minh châu Âu sau này.

Rõ ràng, phương Đông, phương Tây là hai khu vực văn hóa lớn của thế giới

nhưng ra đời vào thời điểm khác nhau, cách xa về địa lý, khác nhau về mặt chủng

tộc... Chính vì thế, khi nói đến Đông - Tây, trước hết người ta thường nói đến sự

khác biệt giữa hai khu vực văn hóa ấy, như nhà văn người Anh R.Kipling trong câu

đầu của bài thơ Đông - Tây ông cho rằng “Ô, Đông là Đông, Tây là Tây, Đông và

Tây không bao giờ gặp gỡ” [37]. Vậy, có thật phương Đông và phương Tây không

bao giờ gặp nhau không? Trên thực tế chúng ta có thể khẳng định rằng: những quốc

gia thuộc hai khu vực Đông - Tây không hoàn toàn biệt lập mà có sự gặp gỡ, giao

lưu, cùng nhau phát triển. Còn đối với R. Kipling những câu thơ tiếp theo cũng đã

khẳng định: “Cho đến một khi Đất và Trời chưa về ngày phán xử. Nhưng sẽ chẳng

có Đông và Tây, không quê hương, bộ tộc, giống nòi. Khi hai người đàn ông lực

- 3 -

lưỡng từ đường biên mặt đối mặt không thôi” [37]. Trên con đường phát triển của

mình qua các con đường giao lưu với những hình thức khác nhau (có thể trực tiếp

hoặc gián tiếp) giữa văn hóa phương Đông và phương Tây đã có sự gặp gỡ, tiếp xúc

và ảnh hưởng lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực, khía cạnh văn hóa từ hàng nghìn năm

nay.

Trong suốt thời kỳ cổ đại đã diễn ra sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia

trong khu vực phương Đông và phương Tây nhưng từ năm 334 TCN khi Alexander

cất quân, ông đã nhanh chóng xây dựng kinh đô mới tại Ai Cập mang tên mình

chẳng bao lâu sau nó đã biến thành “ốc đảo” cực lớn của văn minh Hy Lạp tại

phương Đông. Thời kỳ lịch sử kéo dài từ năm 334 TCN đến năm 30 TCN đã được

các sử gia gọi là thời kỳ “Hy Lạp hóa”. Đó là thời kỳ lịch sử xúc tiến mạnh mẽ nhất

sự giao lưu kinh tế và văn hóa Đông - Tây. Đồng thời cũng là thời kỳ truyền bá

mạnh mẽ văn hóa Hy Lạp ra thế giới bên ngoài và chủ yếu là phương Đông mà

trung tâm là Ai Cập. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề giao lưu văn hóa Đông - Tây

thời kỳ “Hy Lạp hóa” sẽ giúp làm sáng tỏ quá trình giao lưu văn hóa diễn ra trong

một thời kỳ lịch sử nhất định. Đặc biệt, khẳng định vai trò, sự ảnh hưởng và truyền

bá mạnh mẽ của văn hóa Hy Lạp (cội nguồn văn minh châu Âu sau này) đối với nền

văn hóa phương Đông cũng như vị trí của các nền văn hóa ở phương Đông trong

cuộc giao lưu văn hóa này.

Ngày nay, trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa, sự giao lưu văn hóa ngày càng

được tăng cường, không một dân tộc nào tồn tại tách biệt mà không có sự giao lưu

văn hóa với các dân tộc khác. Bởi vì, trong xã hội hiện đại, vấn đề văn hóa và việc

giao lưu học hỏi luôn là vấn đề mang tính lý luận cần thiết đáp ứng cho nhu cầu

thực tiễn cuộc sống. Nhất là trong bối cảnh hiện nay vấn đề “xung đột” giữa các

quốc gia dân tộc đang diễn ra phức tạp. Sự giao lưu văn hóa đã trở thành nhu cầu

nội tại của sự phát triển văn hóa. Chính vì vậy, tìm hiểu về cội nguồn văn hóa của

các dân tộc hiện đang là một vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả đặc

biệt vấn đề “tiếp xúc”, “giao lưu” văn hóa.

Với tất cả những lý do đã nêu, trên cơ sở kế thừa nguồn tài liệu của các học giả

đi trước, tôi chọn đề tài: Giao lưu văn hóa Đông - Tây trong thời kỳ “Hy Lạp hóa”

(334 - 30 TCN) làm khóa luận tốt nghiệp.

- 4 -

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Việc nghiên cứu về lịch sử văn hóa thế giới trong thời kỳ cổ trung đại cũng

được nhiều học giả trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu với nhiều công trình lớn,

đồ sộ và ở nhiều góc độ khác nhau. Nhưng cho đến nay, nghiên cứu về giao lưu văn

hóa Đông - Tây thời kỳ “Hy Lạp hóa” vẫn chưa có một công trình chuyên khảo nào.

Nhìn chung, có thể thấy, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề dưới ba cấp

độ sau:

Thứ nhất, những công trình nghiên cứu về văn hóa phương Đông, phương Tây

có đề cập đến giao lưu văn hóa Đông - Tây tiêu biểu là công trình Lịch sử văn hóa thế

giới cổ trung đại của Lương Ninh chủ biên (1998) hay cuốn Lịch sử văn hóa thế giới

của X. Carpusina & V. Carpusin (2004), đã trình bày những nét đặc trưng văn hóa

truyền thống của các quốc gia thuộc khu vực Đông - Tây bên cạnh đó kết hợp đan xen

với vấn đề giao lưu giữa các nền văn hóa với nhau.

Ngoài ra còn có các công trình khác như: Văn minh phương Tây của Cranebrinton

(1998); Lịch sử văn minh nhân loại của Vũ Dương Ninh (1997); Lịch sử thế giới cổ đại

tập I của Thôi Liên Trọng (2002); Một số chuyên đề lịch sử thế giới do Vũ Dương Ninh

chủ biên (2006); Triết lý trong văn hóa phương Đông của Nguyễn Hùng Hậu (2004);

Văn minh châu Âu lịch sử thành tựu hệ giá trị của Lương Văn Kế (2010); Lịch sử

Trung Cận Đông của Nguyễn Thi Thư (2009) v.v... cũng đã đi vào trình bày một cách

khái quát và tổng hợp về văn hóa Đông - Tây, còn về giao lưu văn hóa cũng chỉ mới đề

cập một cách sơ lược.

Thứ hai, những công trình nghiên cứu từng quốc gia cổ đại có đề cập đến giao lưu

văn hóa Đông - Tây hay giữa các quốc gia dân tộc cụ thể: Cuốn Lịch sử văn minh

Trung Hoa; Lịch sử văn minh Ả Rập, Lịch sử văn minh Ấn Độ của tác giả Will Durant

(2006) do Nguyễn Hiến Lê dịch; Người Hy Lạp cổ đại của Hansraihadt (2000); Văn

hóa Trung Hoa của Đặng Đức Siêu (2005); Triết học Hy Lạp cổ đại của Đinh Ngọc

Thạch (1999); Công trình nghiên cứu của Lê Khoa (2010), Lịch sử loài người - quyển 2

nền văn minh Ba Tư và Hy Lạp; Các nền văn minh thế giới La Mã của Brian Wiliam;...

Đây là những công trình tập trung đi sâu nghiên cứu, làm rõ văn hóa của mỗi quốc gia

nhất định, trong đó có ít nhiều đề cập đến vấn đề ảnh hưởng, và giao lưu giữa văn hóa

của quốc gia đó với các quốc gia, khu vực khác.

Thứ ba, những công trình nghiên cứu bước đầu đề cập đến giao lưu văn hóa Đông

- Tây trong thời kỳ “Hy Lạp hóa” cụ thể như: Trong cuốn Almanach những nền văn

- 5 -

minh thế giới của nhiều tác giả (2007). Đây là công trình tri thức tổng hợp lớn nhất về

nhiều lĩnh vực (tự nhiên và xã hội) thuộc nhiều bình diện và đa phương của nền văn

hóa - văn minh nhân loại. Khi giới thiệu về các trung tâm văn minh lớn như Ai Cập, Hy

Lạp, La Mã, Ấn Độ, Trung Quốc... các tác giả đã đề cập sơ lược đến giao lưu văn hóa

Đông - Tây thời kỳ “Hy Lạp hóa” nhưng ở góc độ chung chứ chưa đi vào chi tiết từng

vấn đề giao lưu văn hóa.

Công trình “Giới thiệu văn hóa phương Đông” của Trường ĐHKHXH&NV của

khoa Đông Phương Học do Mai Ngọc Chừ chủ biên (2006). Tác giả đã trình bày khái

quát về văn hóa phương Đông, những thành tựu của các nền văn hóa và ảnh hưởng đến

các nền văn hóa thế giới. Đặc biệt đã đề cập đến sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa với Hy

Lạp và La Mã thời kỳ “Hy Lạp hóa”. Tuy nhiên, vẫn chưa vạch rõ về vấn đề giao lưu

văn hóa Đông - Tây thời kỳ “Hy Lạp hóa”.

Công trình của Trần Mạnh Thường (2010), Những nền văn hóa lớn của nhân loại

đã trình bày một cách khái quát về các nền văn hóa cổ xưa, trong đó mỗi nền văn hóa

đi vào những thành tựu cụ thể và có đề cập sơ lược đến giao lưu văn hóa Đông - Tây

thời cổ đại trong đó có thời kỳ “Hy Lạp hóa”; Con đường tơ lụa quá khứ và tương lai

của Nguyễn Minh Mẫn và Hoàng Văn Việt (2007) là công trình nghiên cứu sâu sắc

nhất trình bày về con đường tơ lụa, con đường giao thương quan trọng giữa phương

Đông và phương Tây và giao lưu văn hóa Đông - Tây thời kỳ “Hy Lạp hóa” cũng diễn

ra trên con đường này. Phần lớn nội dung đề cập đến giao lưu văn hóa Đông - Tây thời

Cổ trung đại, trong đó xen kẽ đề cập đến giao lưu văn hóa Đông - Tây thời kỳ “Hy Lạp

hóa”…

Ngoài ra còn có các công trình: Sử kí thanh hoa của E. Vayrac do Nguyễn Văn

Vĩnh dịch (2011); Các nền văn hóa thế giới tập I, II của Đặng Hữu Toàn (2005); Lịch

sử thế giới cổ đại tập II của Chiêm Tế (1977); Lịch sử văn minh phương Tây của

Mortimer.Chambers (2006)... cũng đã đi vào trình bày một cách khái quát và tổng hợp

về văn hóa Đông - Tây, còn về giao lưu văn hóa Đông - Tây thời kỳ “Hy Lạp hóa”

cũng chỉ mới đề cập một cách sơ lược.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, bài viết ở các cấp độ trên đây đã có đề

cập ít nhiều đến vẫn đề giao lưu văn hóa Đông - Tây nhưng còn mang tính chất đại

cương, sơ lược. Trong các công trình ấy, không có một công trình chuyên khảo nào

trực tiếp nghiên cứu về vấn đề “giao lưu văn hóa Đông - Tây thời kỳ Hy Lạp hóa”.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước, tôi thu thập tài liệu,

- 6 -

tổng hợp và đi sâu nghiên cứu, làm rõ hơn vấn đề “Giao lưu văn hóa Đông - Tây trong

thời kỳ Hy Lạp hóa”.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của đề tài là giao lưu văn hóa phương Đông và phương Tây thời cổ

đại trong đó tập trung đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu giao lưu văn hóa Đông - Tây

trong thời kỳ “Hy Lạp hóa” (334 TCN - 30 TCN).

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Bao gồm lãnh thổ các quốc gia thuộc phương Đông và phương

Tây trong thời kỳ Cổ đại. Tuy nhiên, các quốc gia Hy Lạp hóa sau khi đế chế

Alexander tan rã là trọng tâm nghiên cứu trong quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây

thời kỳ “Hy Lạp Hóa”.

- Thời gian: Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu giao lưu văn hóa Đông - Tây

trong một giai đoạn lịch sử nhất định là thời kỳ “Hy Lạp hóa”. Thời kỳ lịch sử này

được tính từ khi Đại Đế Alexander Macedonia cất quân Đông chinh từ năm (334 TCN)

cho tới khi vương quốc Ptolemies của Ai Cập bị La Mã xâm chiếm và trở thành một

tỉnh của đế quốc La Mã năm (30 TCN).

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

- Làm sáng tỏ sự gặp gỡ, giao lưu giữa hai khu vực văn hóa lớn của thế giới là

phương Đông và phương Tây trong một thời kỳ lịch sử đặc biệt - thời kỳ “Hy Lạp

hóa”, trên các lĩnh vực cụ thể.

- Thực hiện đề tài còn giúp tôi lĩnh hội thêm những kiến thức về lĩnh vực lịch sử -

văn hóa thế giới thời kỳ cổ đại góp phần nâng cao trình độ hiểu biết để phục vụ cho

công tác giảng dạy sau này. Đồng thời giúp liên hệ với thực tiễn việc giao lưu văn hóa

Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Làm rõ những khái niệm, thuật ngữ có liên quan.

- Khái quát về văn hóa phương Đông, phương Tây và đặc trưng văn hóa của

mỗi khu vực.

- Vạch ra và làm sáng tỏ các con đường giao lưu văn hóa Đông - Tây thời kỳ

“Hy Lạp hóa”.

- 7 -

- Làm sáng tỏ giao lưu văn hóa Đông - Tây trong thời kỳ “Hy Lạp hóa”, vạch ra

được sự giao lưu đó diễn ra trên các lĩnh vực nào và được thể hiện như thế nào? Trên

cơ sở đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá khách quan về sự gặp gỡ, giao lưu đó.

- Rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng vào thực tiễn việc giao lưu văn hóa của

Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay.

5. Nguồn tư liệu

Để tiến hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài, tôi dựa vào nguồn tư liệu sau:

+ Các công trình nghiên cứu về, lịch sử, văn hóa phương Đông, phương Tây thời

kỳ Cổ đại dưới dạng văn bản gốc của các tác giả trong và ngoài nước, tài liệu dịch, tài

liệu chuyên khảo, phê bình..

+ Tạp chí, báo thuộc chuyên ngành lịch sử, văn hóa.

+ Các bài viết có liên quan đến văn hóa phương Đông, phương Tây, sự giao lưu

văn hóa Đông - Tây thời kỳ “Hy Lạp hóa” trên các website của các cá nhân và tổ chức

có liên quan.

6. Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp luận: Để thực hiện đề tài, tôi đứng vững trên lập trường của chủ

nghĩa duy vật lịch sử và phương pháp luận biện chứng của sử học mác-xít.

+ Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp lịch sử và phương pháp

lôgic với các phương pháp cụ thể như: thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng

hợp...

7. Đóng góp của đề tài

Đề tài đạt được mục đích nghiên cứu sẽ có những đóng góp sau:

- Cung cấp một hệ thống tư liệu tương đối đầy đủ về sự giao lưu văn hóa Đông -

Tây trong thời kỳ “Hy Lạp Hóa”.

- Rút ra một số nhận xét, đánh giá về sự giao lưu văn hóa Đông - Tây trong thời

thời kỳ đó, qua đó thấy được mối quan hệ giữa văn hóa phương Đông và văn hóa

phương Tây; vị trí, vai trò và ảnh hưởng của từng khu vực trong quá trình giao lưu và

phát triển.

- Góp phần rút ra được những bài học kinh nghiệm cho các quốc gia (trong đó có

Việt Nam) trong mỗi cuộc tiếp xúc, giao lưu Đông - Tây hiện nay.

- Là tài liệu tham khảo cho các chuyên đề về Lịch sử văn hóa thế giới thời kỳ Cổ

trung đại; Lịch sử văn minh thế giới và cho những ai quan tâm đến vấn đề này.

8. Bố cục đề tài

- 8 -

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo đề tài gồm hai chương:

Chương 1: Tổng quan về văn hóa phương Đông, phương Tây và những nhân tố thúc

đẩy giao lưu văn hóa Đông - Tây thời kỳ “Hy Lạp hóa”

Chương 2: Giao lưu văn hóa Đông - Tây thời kỳ “Hy Lạp hóa”

NỘI DUNG

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG, PHƯƠNG TÂY

VÀ NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY GIAO LƯU VĂN HÓA ĐÔNG – TÂY

THỜI KỲ “HY LẠP HÓA”

1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ có liên quan

1.1.1. Giao lưu văn hóa

Khái niệm “giao lưu văn hóa” đã được rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra

những ý kiến khác nhau, cụ thể như:

Theo Hồ Sĩ Vịnh, “Giao lưu văn hóa là một hiện tượng phổ biến của xã hội

loài người, là quy luật vận động, phát triển của mọi nền văn hóa. Giao lưu văn hóa

phản ánh sự học hỏi và tiếp nhận tri thức, kinh nghiệm của các quốc gia trên nhiều

lĩnh vực, trước hết là những thành tựu về trí tuệ, khoa học công nghệ, về kinh

nghiệm tổ chức, quản lý nhà nước” [33; tr.11].

Nhiều nhà nghiên cứu khác cho rằng, “Giao lưu văn hóa là khái niệm chỉ sự

giao tiếp, tiếp xúc giữa các cộng đồng thuộc các dân tộc, quốc gia có nền văn hóa

khác nhau. Giao lưu văn hóa là sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các

cộng đồng, góp phần tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa, tạo nên sự

phát triển văn hóa phong phú, đa dạng. Trong quá trình giao lưu sẽ có sự trao đổi,

tiếp nhận các mặt tốt mà người ta thường gọi là tiếp thu tinh hoa văn hóa ” [41].

Khái niệm giao lưu văn hóa được dịch từ những thuật ngữ như: Cultural

contacts, cultural exchanges… để chỉ một quy luật trong sự vận động và phát triển

văn hóa của các dân tộc.

Có thể thấy rằng, giao lưu văn hóa xảy ra khi những nhóm người (cộng đồng,

dân tộc) có văn hóa khác nhau tiếp xúc với nhau trong cùng một giai đoạn, một thời

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!