Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giao lưu tiếp biến các lễ hội phương Tây của giới trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3/2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
GIAO LƯU TIẾP BIẾN
CÁC LỄ HỘI PHƯƠNG TÂY
CỦA GIỚI TRẺ TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Minh Thảo
Khoa: Xã hội học- Công tác xã hội- Đông Nam Á
Người hướng dẫn: Thạc sĩ Đặng Thị Quốc Anh Đào
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3/2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Giao lưu tiếp biến các lễ hội phương Tây của giới trẻ tại Thành
phố Hồ Chí Minh
- Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thảo
- Lớp: DN15
- Khoa: Xã hội học- Công tác xã hội- Đông Nam Á
- Năm thứ: 4
- Số năm đào tạo: 4
2. Mục tiêu đề tài: Nhằm mô tả những về cách mà giới trẻ thực hành các lễ
hội phương Tây mà nổi bật là lễ Giáng sinh được biết đến từ lâu, và lễ hội
Halloween đang trở nên thịnh hành trong khoảng 4 năm trở lại đây. Ngoài ra thông
qua việc mô tả này và so sánh đối chiếu với các lễ hội này ở các nước phương Tây
còn chỉ được những đặc điểm về quan niệm, chức năng, cách thực hiện được biến
đổi như thế nào trong đời sống của giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh.
3. Tính mới và sáng tạo: Với các lễ hội này, giới trẻ đã thật sự được giao lưu
và có những cách thức, hiểu biết riêng để thực hiện chúng, biến đổi chúng vào
trong đời sống tinh thần của chính mình một cách phù hợp nhất. Bỏ qua các nhận
định có phần tiêu cực về các lễ hội phương Tây được du nhập vào Việt Nam.
4. Kết quả nghiên cứu: Thực tế các lễ hội này đang được thực hành như thế
nào trong đời sống của giới trẻ, những đặc điểm thay đổi so với việc thực hiện này
với các lễ hội ở các quốc gia phương Tây, vì sao lại có sự thay đổi đó.
5. Đóng góp về mặt kinh tế- xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc
phòng và khả năng áp dụng của đề tài:
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi
rõ tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng nghiên cứu
(nếu có):
Ngày tháng năm 2019
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(Ký, họ và tên)
Nhận xét của người hướng dẫn vễ những đóng góp khoa học của sinh viên
thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
Ngày tháng năm 2019
Xác nhận của đơn vị Người hướng dẫn
(ký tên và đóng dấu) (ký,họ và tên)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Thảo
Sinh ngày 24 tháng 06 năm 1997
Nơi sinh: Thành phố Hồ Chí Minh
Lớp: DN15 Khóa: 2015
Khoa: Xã hội học- Công tác xã hội- Đông Nam Á
Địa chỉ liên hệ: 125/227/11T Nguyễn Thị Tần phường 1 quận 8 Thành phố
Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0765468260 Email: [email protected]
11. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (Kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1
đến năm đang học):
*Năm thứ 1:
Ngành học: Đông Nam Á học
Khoa: Xã hội học- Công tác xã hội- Đông Nam Á
Kết quả xếp loại học tập: Khá
2
*Năm thứ 2:
Ngành học: Đông Nam Á học
Khoa: Xã hội học- Công tác xã hội- Đông Nam Á
Kết quả xếp loại học tập: Khá
*Năm thứ 3:
Ngành học: Đông Nam Á học
Khoa: Xã hội học- Công tác xã hội- Đông Nam Á
Kết quả xếp loại học tập: Khá
*Năm thứ 4:
Ngành học: Đông Nam Á học
Khoa: Xã hội học- Công tác xã hội- Đông Nam Á
Kết quả xếp loại học tập: Khá
Ngày tháng năm 2019
Xác nhận của đơn vị Sinh viên chịu trách nhiệm
(ký tên và đóng dấu) chính thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................... 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................... 2
3. Lịch sử nghiên cứu................................................................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 6
4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 7
4.3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ......................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 9
6. Bố cục đề tài......................................................................................................... 11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN & CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................. 12
1. Định nghĩa về lễ hội............................................................................................. 12
1.1. Các khái niệm................................................................................................ 12
1.2. Chức năng của lễ hội..................................................................................... 13
1.3. Phân loại lễ hội.............................................................................................. 14
2. Định nghĩa phương Tây ....................................................................................... 15
3. Các lý thuyết ........................................................................................................ 17
3.1. Lý thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa............................................................. 17
3.2. Lý thuyết kiến tạo xã hội............................................................................... 20
4. Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh............................................................... 25
CHƯƠNG 2: CÁC LỄ HỘI PHƯƠNG TÂY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.. 29
1. Quá trình du nhập................................................................................................. 29
2. Quan niệm về các lễ hội....................................................................................... 32
3. Cách thức thực hiện ............................................................................................. 34
3.1. Hoạt động trước lễ hội................................................................................... 34
3.2. Hoạt động trong lễ hội................................................................................... 38
3.3. Địa điểm tổ chức ........................................................................................... 45
4
CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ BIẾN ĐỔI CỦA LỄ HỘI PHƯƠNG TÂY TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH....................................................................................... 49
1. Biến đổi trong quan niệm..................................................................................... 49
1.1. Giáng sinh ..................................................................................................... 49
1.2. Halloween...................................................................................................... 51
2. Biến đổi về chức năng của lễ hội ......................................................................... 52
2.1. Giáng sinh ..................................................................................................... 52
2.2. Halloween...................................................................................................... 53
3. Biến đổi các hoạt động của lễ hội ........................................................................ 54
3.1. Hoạt động trước lễ hội................................................................................... 54
3.2. Hoạt động trong lễ hội................................................................................... 59
4. Cách thức biến đổi ............................................................................................... 62
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 73
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 80
1. Phụ lục hình ảnh................................................................................................... 80
2. Phụ lục mẫu nghiên cứu....................................................................................... 86
2.1. Bản hỏi Giáng sinh........................................................................................ 86
2.2. Bản hỏi Halloween........................................................................................ 91
2.3. Bản phỏng vấn............................................................................................... 95
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thế kỉ 20-21, luồng gió toàn cầu hóa hội nhập và giao lưu văn hóa trên nhiều
lĩnh vực của đời sống con người lan rộng ở các quốc gia và vùng lãnh thổ. Mà trong đó
“toàn cầu hóa” được định nghĩa là “… tiến trình chuyển dịch vốn, kỹ thuật, tư tưởng và
con người (lao động, người di dân, du khách) giữa những vùng đất, những xã hội, những
nền văn hóa và kinh tế ở những chân trời khác nhau trên thế giới.” (Lương Văn Hy, Văn
hóa học số 3, trang 29). Điều đó mở ra cho con người trên khắp thế giới có thể tiếp cận
với nhiều nền văn hóa khác nhau, thực hiện hoặc tham gia được nhiều lễ hội, nghi lễ, sinh
hoạt cộng đồng với bên ngoài. Đến những năm 1980, chính sách Đổi Mới của Việt Nam
đã mở ra cánh cửa, đón luồng gió mới, toàn cầu hóa. Người Việt đã tiếp cận được với
nhiều nền văn hóa khác nhau, đặc biệt là các quốc gia phương Tây. Không chỉ đơn thuần
là nền ẩm thực phương Tây, hay những bộ âu phục được sử dụng phổ biến, kiến trúc cao
tầng, nhà hộp dễ dàng thấy ở các đô thị ở Việt Nam nữa, mà đó còn là một sự tiếp biến
mạnh mẽ về văn hóa tại Việt Nam. Sự xuất hiện ồ ạt và được tổ chức với qui mô ngày
càng lớn, kết hợp với sự hào hứng tham gia của một bộ phận giới trẻ tại các đô thị lớn đối
với các lễ hội hoặc sự kiện lớn như: lễ Noel (lễ Giáng Sinh), lễ hội Halloween (lễ hội Hóa
trang hay lễ hội ma quỷ), Carnaval (lễ diễu hành), Father’s day (Ngày của Cha), Mother’s
day (Ngày của Mẹ), Black Friday (Ngày mua sắm giảm giá), Quốc tế Lao Động, Quốc tế
phụ nữ, Valentine (Lễ tình nhân),… Nhiều tờ báo đề cập đến việc lễ hội phương Tây
được thực hiện bởi giới trẻ cũng còn nhiều nhận định tiêu cực. “Tuy nhiên, hiện nay tham
gia các lễ hội này chủ yếu là giới trẻ, không ít trường hợp chỉ là chạy theo xu hướng thời
thượng. Ngày lễ đầu tiên của phương Tây lấn át vào Việt Nam phải kể đến là Noel. Nhiều
ý kiến cho rằng, Noel bây giờ không còn đơn thuần là một ngày lễ mang tính tôn giáo, nó
dành cho tất cả ai muốn... ham vui.” Nhà báo Khôi Nguyên đã viết nhận định của mình
về các lễ hội phương Tây như vậy. Những cụm từ như “chạy theo xu hướng”, “ham vui”,
“hòa nhập nhưng lại quên đi văn hóa truyền thống”, “tặng quà xa xỉ”, “không biết rõ ý
nghĩa”, “các cửa hàng bày bán tràn lan”, “xa xỉ với các món hàng trang trí”, “hình ảnh
2
phản cảm”, “trào lưu không lành mạnh” hay “tha hóa, lai căng, mất gốc” thường xuyên
xuất hiện trên nhiều tờ báo viết về các lễ hội này.
Nhưng trong phạm vi bài báo cáo này muốn cho thấy thực tế các lễ hội này đang được
thực hành như thế nào trong đời sống của giới trẻ, những đặc điểm thay đổi so với việc
thực hiện này với các lễ hội ở các quốc gia phương Tây, vì sao lại có sự thay đổi đó. Tức
là thừa nhận đối với các lễ hội này, giới trẻ đã thật sự được giao lưu và có những cách
thức, hiểu biết riêng để thực hiện chúng, biến đổi chúng vào trong đời sống tinh thần của
chính mình một cách phù hợp nhất. Hay với Lương Văn Hy, ông cho rằng “…việc nhiều
người trẻ không theo Thiên Chúa giáo cũng tham gia lễ hội vào dịp Giáng sinh cũng có
thể được nhìn như là dấu hiệu hay một chuyển biến theo chiều hướng văn hóa Tây
phương”. Nhận thấy cần phải nhìn nhận rằng tìm ra được các đặc điểm này đóng vai trò
vô cùng quan trọng khi hai tiến trình bản địa (hoặc địa phương) hóa và toàn cầu hóa luôn
đi song hành với nhau, và bản địa (hoặc địa phương) hóa “…giúp soi sáng tiến trình toàn
cầu hóa” (Lương Văn Hy, trang 10, 2014). Đó là những lý do để chúng tôi nghiên cứu đề
tài “GIAO LƯU TIẾP BIẾN CÁC LỄ HỘI PHƯƠNG TÂY CỦA GIỚI TRẺ TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Các lễ hội phương Tây tuy đã du nhập vào và bám rễ trong đời sống tinh thần của
nhiều người trẻ sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng trên thực tế chưa có nhiều
bài nghiên cứu chỉ ra được cách mà giới trẻ thực hành chúng có những khác biệt so với lễ
hội phương Tây mà đặc biệt là các lễ hội này tại Mỹ. Bài báo cáo đóng góp những mô tả
về cách mà giới trẻ thực hành các lễ hội phương Tây mà nổi bật là lễ Giáng sinh được
biết đến từ lâu, và lễ hội Halloween đang trở nên thịnh hành trong khoảng 4 năm trở lại
đây. Ngoài ra thông qua việc mô tả này và so sánh đối chiếu với các lễ hội này ở các
nước phương Tây còn chỉ được những đặc điểm về quan niệm, chức năng, cách thực hiện
được biến đổi như thế nào trong đời sống của giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh. Bên
cạnh đó cũng đưa ra một khía cạnh trong văn hóa của giới trẻ, cách mà giới trẻ đã giao
lưu lại với các nền văn hóa khác với không gian mở hiện nay. Đề tài đóng góp một phần
3
để hiểu hơn về đời sống văn hóa của giới trẻ và những biến đổi về văn hóa trong bối cảnh
toàn cầu hóa hiện nay.
3. Lịch sử nghiên cứu
“Toàn cầu hóa, văn hóa địa phương và phát triển: cách tiếp cận Nhân học” bao gồm
các bài nghiên cứu về những giá trị văn hóa của con người hay cộng đồng thay đổi trong
bối cảnh toàn cầu hóa. Trong đó còn nêu ra được các định nghĩa và tác động toàn cầu hóa,
đô thị hóa, du lịch,… đối với văn hóa của tộc người. Cách đối chiếu các lí thuyết, sử dụng
nhiều phương pháp như thực địa, phỏng vấn, so sánh,… được sử dụng là mẫu điển hình
mà đề tài có thể học tập cách thức nghiên cứu. Nổi bật trong cuốn sách tổng hợp các bài
viết này có bài “Thương thảo để tái lập và sáng tạo “truyền thống”: Tiến trình tái cấu trúc
lễ hội cộng đồng tại một làng Bắc Bộ” của tác giả Lương Văn Hy và Trương Huyền Chi
đã thực sự giúp cho bài báo cáo có được định hướng rõ ràng để xem xét những thay đổi
của một lễ hội. Các yếu tố bên trong của lễ hội dù mang tính truyền thống nhưng vẫn
luôn được thay đổi không dừng lại, dù có nhiều yếu tố được chấp nhận, nhưng theo thời
gian vẫn có những sự biến đổi và được chấp nhận một cách hiển nhiên.
Khi đã có được các nhận định về sự thay đổi, phương pháp nghiên cứu, thì “Lễ hội
trong không gian đô thị: Nhân tố, tiến trình và ảnh hưởng” của Cudny. W xuất bản năm
2016, ông đã đưa ra các thành phần chính của một lễ hội. Những yếu tố của một lễ hội
hiện đại được ông tổng hợp bao gồm định nghĩa, hình thức, và đặc biệt là tiến trình lịch
sử thay đổi của các lễ hội này trong các đô thị tại phương Tây từ nhiều nhà nghiên cứu
khác nhau. Đặc biệt là các yếu tố này được nhìn nhận không phải là một không gian
truyền thống, mà là các không gian đô thị hiện đại. Bài báo cáo đã dùng nghiên cứu này
làm nền tảng để định nghĩa về lễ hội, nêu ra những chức năng của một lễ hội trong đô thị
mới. Cùng với đó là sử dụng Văn bản chỉ đạo điều hành 2017 “Thực trạng hoạt động lễ
hội của nước ta hiện nay; Nhiệm vụ đặt ra đối với cơ quan chức năng và chính quyền các
địa phương trong việc tổ chức, quản lý nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp của lễ hội trong tình hình mới” của Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch là
một trong những nguồn dữ liệu các lễ hội hiện có tại Việt Nam, đặc biệt trong đó có cả
các lễ hội du nhập từ nước ngoài. Từ nguồn này, đề tài có thể đưa ra các dữ liệu khi nêu