Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng công nghiệp và kinh tế công nghiệp
PREMIUM
Số trang
152
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
793

Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng công nghiệp và kinh tế công nghiệp

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH HÒA

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG

CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ CÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thái Nguyên, năm 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH HÒA

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG

CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ CÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Giáo dục học

Mã số: 60140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nông Khánh Bằng

Thái Nguyên, năm 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy

TS. Nông Khánh Bằng. Các kết quả và số liệu đảm bảo tính khách quan, trung thực

và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Hòa

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

ii

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nông Khánh Bằng, người đã tận

tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Tâm lý - Giáo dục và Phòng Sau đại

học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn

thành luận văn.

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các giảng viên và các em sinh viên

trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ

trong suốt quá trình khảo sát, thực nghiệm và khảo nghiệm.

Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn bè và đồng nghiệp, những người luôn

động viên, khích lệ tôi hoàn thành luận văn này.

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 03 năm 2013

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Hòa

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

iii

MỤC LỤC

Trang

Trang bìa phụ

Lời cam đoan..................................................................................................................i

Lời cảm ơn.....................................................................................................................ii

Mục lục.........................................................................................................................iii

Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt.......................................................................... v

Danh mục các bảng .....................................................................................................vi

Danh mục các biểu đồ ...............................................................................................viii

MỞ ĐẦU................................................................................................................................1

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO

SINH VIÊN............................................................................................................................5

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.............................................................................. 5

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................................ 5

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước............................................................................ 6

1.2. Một số khái niệm công cụ.................................................................................... 7

1.2.1. Pháp luật......................................................................................................... 7

1.2.2. Giáo dục pháp luật ......................................................................................... 8

1.2.3. Biện pháp giáo dục pháp luật....................................................................... 11

1.3. Vai trò của giáo dục pháp luật........................................................................... 12

1.4. Quá trình giáo dục pháp luật cho sinh viên ....................................................... 13

1.4.1. Chủ thể và đối tượng giáo dục pháp luật ..................................................... 13

1.4.2. Mục đích của giáo dục pháp luật ................................................................. 16

1.4.3. Nội dung giáo dục PL.................................................................................. 17

1.4.4. Phương pháp giáo dục pháp luật.................................................................. 19

1.4.5. Hình thức giáo dục pháp luật....................................................................... 21

1.4.6. Một số yêu cầu có tính nguyên tắc trong GDPL cho SV............................. 23

1.4.7. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình GDPL.................................................. 25

1.5. Kết luận chương 1.............................................................................................. 27

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN...................29

TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ CÔNG NGHIỆP......................29

2.1. Khái quát về trường CĐCN & KTCN............................................................... 29

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

iv

2.2. Một số vấn đề chung.......................................................................................... 29

2.2.1. Mục đích khảo sát........................................................................................ 29

2.2.2. Đối tượng khảo sát....................................................................................... 29

2.2.3. Nội dung khảo sát ........................................................................................ 30

2.2.4. Phương pháp khảo sát.................................................................................. 30

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng GDPL cho SV trường CĐCN & KTCN............... 30

2.3.1. Chương trình GDPL trường CĐCN & KTCN............................................ 30

2.3.2. Các điều kiện đảm bảo chương trình GDPL ở trường CĐCN & KTCN..... 32

2.3.3. Khảo sát nhận thức và nhu cầu hiểu biết pháp luật của sinh viên ............... 33

2.3.4. Khảo sát hành vi vi phạm PL của SV trường CĐCN & KTCN.................. 37

2.3.5. Các nội dung GDPL của trường CĐCN & KTCN ...................................... 42

2.3.6. Hiệu quả của công tác GDPL trường CĐCN & KTCN .............................. 45

2.3.7. Thực trạng triển khai các biện pháp GDPL trường CĐCN & KTCN ......... 48

2.3.8. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình GDPL trường CĐCN & KTCN.......... 53

2.3.9. Một số tồn tại, hạn chế của công tác GDPL trường CĐCN & KTCN ........ 55

2.4. Kết luận chương 2.............................................................................................. 57

Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN

TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ CÔNG NGHIỆP......................58

3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp giáo dục pháp luật cho SV ...................... 58

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục............................................ 58

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích .............................................................. 58

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .............................................................. 59

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo thực hiện mục tiêu của giáo dục CĐ, ĐH.................. 59

3.1.5. Nguyên tắc giáo dục pháp luật phải là một bộ phận của quá trình giáo dục

đào tạo trong nhà trường.......................................................................................... 60

3.1.6. Nguyên tắc giáo dục pháp luật đảm bảo tính khoa học và tính giáo dục .... 60

3.2. Một số biện pháp GDPL cho SV trường CĐCN & KTCN............................... 61

3.2.1. Tích hợp NDGDPL thông qua dạy học các môn học có ưu thế .................. 61

3.2.2. Đổi mới phương pháp GDPL...................................................................... 64

3.2.3. Đa dạng hoá các hình thức giáo dục pháp luật cho SV ............................... 65

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

v

3.2.4. Phối hợp giữa các lực lượng giáo dục để nâng cao hiệu quả của GDPL..... 68

3.2.5. Nâng cao nhận thức cho các lực lượng GDPL ............................................ 70

3.2.6. Xây dựng và hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng GDPL............. 72

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp........................................................................ 74

3.4. Đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp ................................. 74

3.4.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm..................................................................... 74

3.4.2. Tổ chức khảo nghiệm .................................................................................. 80

3.5. Kết luận chương 3.............................................................................................. 83

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................85

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................88

PHỤ LỤC.................................................................................................................................

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Viết đầy đủ 11

1 Cán bộ giảng viên CBGV

2

Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công

nghiệp

CĐCN & KTCN

3 Công tác học sinh sinh viên CTHSSV

4 Đại học, Cao đẳng ĐH, CĐ

5 Đường lối cách mạng Đảng ĐLCMĐ

6 Giáo dục Đào tạo GDĐT

7 Giáo dục pháp luật GDPL

8 Giảng viên GV

9 Học sinh, sinh viên HS, SV

10 Ký túc xá KTX

11 Nội dung giáo dục pháp luật NDGDPL

12 Pháp luật PL

13 Pháp luật đại cương PLĐC

14 Quyết định QĐ

15 Thông tư TT

16 Tư tưởng Hồ Chí Minh TTHCM

17 Vi phạm pháp luật VPPL

18 Xã hội chủ nghĩa XHCN

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1. Nhận thức của SV về mục đích của công tác GDPL................................. 33

Bảng 2.2. Nhận thức của SV về vị trí, vai trò của công tác GDPL............................ 34

Bảng 2.3: Nhận thức của SV về một số văn bản pháp luật........................................ 37

Bảng 2.4: Số liệu SV vi phạm kỷ luật năm học 2011-2012 trường CĐCN & KTCN....... 38

Bảng 2.5: Hiệu quả của hình thức tích hợp lồng ghép GDPL ................................... 48

Bảng 2.6: Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tới quá trình GDPL........................... 53

Bảng 3.1: Ý kiến của CBGV về tính cần thiết của các biện pháp ............................. 81

Bảng 3.2: Đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp ................................................. 83

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

viii

DANH MỤC CÁC BIỀU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 2.1: Nhu cầu hiểu biết của SV đối với một số ngành luật ................ 36

Biểu đồ 2.2: Nhận thức của SV về các hành vi vi phạm kỷ luật.................... 39

Biểu đồ 2.3: Các hành vi vi phạm kỷ luật của sinh viên ................................ 40

Biểu đồ 2.4: Đánh giá của SV về mức độ triển khai các NDGDPL............... 42

Biểu đồ 2.5: Đánh giá của GV về mức độ triển khai các NDGDPL.............. 44

Biểu đồ 2.6: Đánh giá của SV về hiệu quả của công tác GDPL .................... 45

Biểu đồ 2.7: Đánh giá của GV về hiệu quả công tác GDPL .......................... 46

Biểu đồ 2.8: Các phương pháp GDPL............................................................ 49

Biểu đồ 2.9: Hình thức GDPL ........................................................................ 50

Biểu đồ 2.10: Những biện pháp nâng cao chất lượng GDPL......................... 51

Biểu đồ 2.11: Sự kết hợp các lực lượng GD trong quá trình GDPL .............. 52

Biểu đồ 2.12: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới quá trình GDPL........... 54

Biểu đồ 3.1: Nhận thức của SV về hành vi vi phạm kỷ luật nhà trường

trước khi thực nghiệm................................................................ 76

Biểu đồ 3.2: Nhận thức của SV về hành vi vi phạm kỷ luật nhà trường

sau khi thực nghiệm................................................................... 77

Biểu đồ 3.3: Tính khả thi của các biện pháp .................................................. 82

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, nhân loại đang đứng trước những vấn đề phức tạp cần phải giải

quyết như: Xung đột sắc tộc, tôn giáo, vấn đề vũ khí hạt nhân, vấn đề hiểm họa thiên

tai do sự tàn phá môi trường, nạn suy thoái đạo đức, vấn đề bùng nổ dân số và những

vấn đề khác trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Để giải quyết các vấn đề đó, cộng đồng

quốc tế phải tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ và sử dụng nhiều công cụ, phương

tiện khác nhau. Một trong số những công cụ đó chính là PL. Tuy nhiên PL không

phải là phương tiện duy nhất để điều chỉnh hành vi của con người, quản lý xã hội mà

còn có các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức, phong tục, luật tục… cùng

hỗ trợ bổ sung cho nhau, trong đó quy phạm PL và quy phạm đạo đức giữ vị trí trung

tâm. Vì vậy, việc trang bị những kiến thức PL cho thế hệ trẻ là một trong những điều

kiện cơ bản nhất để bảo đảm cho nước ta không chỉ phát triển bền vững mà còn thực

hiện có hiệu quả quá trình hội nhập quốc tế.

Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta đề xướng và lãnh

đạo, chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, đã đưa đất nước vượt qua

được thời kỳ khủng hoảng kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, giải quyết một

cách có hiệu quả những vấn đề cấp bách về kinh tế - xã hội. Nhưng một thực tế đáng

buồn là cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, đời sống ngày càng được nâng

cao, thì tình trạng VPPL ngày càng tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng.

Trong đó, một số lượng không nhỏ các vụ VPPL do SV gây ra.

GDPL trong các nhà trường có vị trí đặc biệt quan trọng trong các hình thức,

con đường GDPL nói chung, có ý nghĩa chiến lược trong việc hình thành một cách

vững chắc thế hệ công dân đáp ứng các yêu cầu của xã hội tương lai. Do đó Đảng và

chính phủ đã ra nhiều nghị quyết, chỉ thị trong đó khẳng định một hình thức, biện

pháp cơ bản, chiến lược và hữu hiệu để xây dựng và nâng cao ý thức PL của nhân

dân là “đưa việc GDPL vào các trường học, các cấp học, từ phổ thông đến ĐH, trung

học chuyên nghiệp và các trường của các đoàn thể nhân dân” [10]. Để làm được điều

đó thì một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt là làm cho SV dần hình

thành được một cách tự giác những hành vi ứng xử theo những chuẩn mực nhất định

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

2

trong đó có chuẩn mực PL. Vì vậy hiểu biết PL là một bộ phận quan trọng không thể

thiếu được của học vấn phổ thông đến ĐH và GDPL cho HS, SV hiện nay là một nhu

cầu bức thiết nhìn dưới góc độ đối tượng giáo dục.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an về trật tự an

toàn xã hội trong vòng 5 năm trở lại đây tình trạng VPPL của HSSV đang có chiều

hướng gia tăng về số vụ và mức độ nghiêm trọng, với trên 47.000 vụ. Sáu tháng đầu

năm 2009, trên cả nước xảy ra 25.508 vụ vi phạm PL hình sự trong đó tỷ lệ HSSV vi

phạm là 3.6%. Những hành vi VPPL được đăng trên mặt báo chỉ là tảng băng nổi,

thực tế còn nhiều hơn nữa. Các hành vi VPPL và tội phạm của HSSV nổi lên gần đây

có nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng như: Giết bạn cùng lớp, cùng trường; giết

người cướp tài sản; hiếp dâm; ma túy…ngoài ra còn gây rối trật tự công cộng, vi

phạm về trật tự an toàn giao thông.

Về tình hình vi phạm kỷ luật trong nhà trường, theo thống kê của các trường

ĐH, CĐ trong thời gian gần đây tỷ lệ HSSV vi phạm kỷ luật ngày càng nhiều như:

Tình trạng bỏ giờ, bỏ học thường xuyên, tình trạng quay cóp bài trong giờ kiểm tra,

tình trạng thi hộ, học hộ, say rượu bia khi đến lớp, trộm cắp tài sản của nhà trường,

lôi kéo bạn sử dụng ma túy, tổ chức đánh nhau gây thương tích….Bên cạnh đó tình

trạng vi phạm về trật tự an toàn xã hội cũng gây nên những bức xúc trong dư luận.

Theo số liệu thống kê trong năm học 2011-2012 của trường CĐCN & KTCN

số SV VPPL chủ yếu là vi phạm kỷ luật tăng cả nhanh về số lượng như: Bỏ giờ, đi

học muộn, sử dụng tài liệu khi làm bài kiểm tra, nói chuyện trong giờ học, thi hộ, học

hộ, say rượu bia khi đến lớp… ngoài ra còn có một số SV thường xuyên tụ tập gây

rối trật tự công cộng, đánh nhau.

, môi , môi tr

thì m

GDPL cho SV

th PL

. Bởi vậy công tác GDPL nhằm nâng

cao ý thức PL cho mọi đối tượng trong xã hội, đặc biệt với đối tượng SV là những

vấn đề thiết yếu.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

3

Do đó, việc nghiên cứu một cách toàn diện tình hình GDPL của nhà trường

nhằm đưa ra những giải pháp nhằm ngăn ngừa tình trạng VPPL trong SV có ý nghĩa

về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện,

để SV trở thành những người lao động có trình độ chuyên môn, năng động, sáng tạo để

sống trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với xu thế hội nhập quốc tế, môi

trường toàn cầu hóa mà không đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc. Xuất phát

từ những lí do trên chúng tôi đã chọn đề tài: “Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường

Cao đẳng Công nghệ và kinh tế Công nghiệp” để nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất một số biện pháp GDPL phù hợp

góp phần nâng cao ý thức PL và chất lượng GDĐT của nhà trường.

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục trong trường CĐCN & KTCN.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp GDPL cho SV trường CĐCN & KTCN.

4. Giả thuyết khoa học

GDPL có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hình thành và phát

triển nhân cách cho SV. Chất lượng của quá trình giáo dục, đào tạo của nhà trường sẽ

được nâng cao nếu đề xuất được một số biện pháp GDPL phù hợp với thực tiễn, đảm

bảo tính khoa học và tính giáo dục.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề GDPL cho SV.

5.2. Khảo sát thực trạng GDPL cho SV trường CĐCN & KTCN.

5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm GDPL cho SV trường CĐCN & KTCN.

5.4. Tổ chức thực nghiệm và khảo nghiệm để đánh giá tính hiệu quả và tính khả

thi của các biện pháp đề xuất.

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Nội dung

Luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp GDPL

của nhà trường bao gồm chương trình GDPL và các biện pháp giáo dục SV thực hiện

nội quy, quy chế đào tạo trong trường CĐCN & KTCN.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

4

6.2. Khách thể điều tra

Chúng tôi tiến hành khảo sát lấy ý kiến trên 195 sinh viên và 60 CBGV trường

CĐCN & KTCN.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Đọc và phân tích, tổng hợp hóa, khái quát hóa các tài liệu lý thuyết liên quan

đến vấn đề nghiên cứu.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp thực nghiệm.

- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp điều tra bằng anket.

- Phương pháp chuyên gia.

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.

- Phương pháp thống kê toán học.

8. Cấu trúc của luận văn

Kết cấu của luận văn gồm có 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục pháp luật cho SV.

- Chương 2: Thực trạng GDPL cho SV trường CĐCN & KTCN.

- Chương 3: Một số biện pháp GDPL cho SV trường CĐCN & KTCN.

Ngoài ra luận văn còn có phần mở đầu, phụ lục, kết luận, kiến nghị.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

5

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHO SINH VIÊN

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài

Hiện nay GDPL được xem là một nội dung có tầm quan trọng đặc biệt vì thế

hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, nhân cách

và ý thức PL cho SV. Tại nhiều nước đã rất chú trọng đưa chương trình GDPL vào

trường học bằng nhiều nội dung và hình thức phong phú, phù hợp với môi trường

giáo dục của từng quốc gia. Có thể dẫn ra những mô hình giáo dục của một số nước

sau đây:

- Giáo dục đạo đức cho HS tiểu học ở Macao.

- Ở Braxin, chương trình GDPL tập trung vào vấn đề giáo dục nghĩa vụ đóng

thuế của công dân. Giáo dục cho SV hiểu - hành động nghĩa vụ với quốc gia.

- Ở Italia, nhà trường đưa chương trình anh hùng chống tham nhũng vào giáo

dục với đề tài Anh hùng hàng ngày.

- Tại Hoa Kỳ, giáo dục đạo đức trong nhà trường, một chương trình kiểu mới

đã có những kết quả tốt trong việc giáo dục nhận thức, lối sống, đạo đức và ý thức

tuân thủ pháp luật cho SV ở Mỹ.

- Ở Achentina tuy là một quốc gia phát triển nhưng vẫn còn tình trạng thiếu

dân chủ, độc đoán trong bộ máy chính quyền. Để giải quyết điều này, nhà trường

Achentina đặt ra kế hoạch hướng dẫn khuyến khích SV tham gia những cuộc đối

thoại với người làm chính sách để phát triển và cải cách hành chính xã hội.

Như vậy, nghiên cứu các tài liệu ngoài nước liên quan đến vấn đề GDPL có

thể nhận thấy: NDGDPL của các nước dành cho SV rất phong phú. Thời gian trong

phạm vi giáo dục nhà trường dành cho nhiệm vụ này rất đáng kể, chưa tính đến các

hoạt động của các lực lượng khác như: Cơ quan PL, nhà thờ, cộng đồng…tham gia

GDPL cho SV. Phương thức giáo dục rất hiệu quả, huy động mọi nguồn lực và sáng

tạo nhiều mô hình giáo dục thông minh và coi trọng năng lực thực hành cho SV.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!