Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo án Tin học 10 .doc
PREMIUM
Số trang
83
Kích thước
855.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
974

Giáo án Tin học 10 .doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Lưu Phi Hoàng Năm Học 2009-2010

Ngày soạn:

TIẾT 1

CHƯƠNG 1:MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TIN HỌC

BÀI 1: TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC

I.MỤC TIÊU: Qua bài học, học sinh cần nắm được:

1.Về kiến thức: -Biết tin học là một ngành khoa học có đối tượng, nội dung và

phương pháp nghiên cứu riêng. Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là

công cụ.

-Biết được sự phát triển mạnh mẽ của Tin học do nhu cầu của xã hội.

-Biết các đặt tính ưu việt của MTĐT.

-Biết được một sô ứng dụng của Tin học và MTĐT trong các hoạt động của đời sống.

2.Về tư duy, thái độ: -Có ý thức xây dựng bài học và tìm hiểu một số ứng dụng của

máy tính vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1.Chuẩn bị của giáo viên:

- Đồ dùng dạy học: Máy tính điện tử

-Giáo án, giáo án điện tử

2.Chuẩn bị của học sinh:Đọc trước bài “Tin học là một ngành khoa học” và trả lời

phần câu hỏi và bài tập cuối bài

III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:Diễn giải, nêu các câu hỏi gợi mở để học sinh trả lời.

IV.TIẾN HÀNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp:(1-2’) Vắng: Trể:

2.Dạy bài mới:(30 - 37’)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

I.SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIN

HỌC:

Câu hỏi:Vì sao bây giờ người ta đang nói nhiều

về tin học ở mội lĩnh vực của đời sống xã hội?

Câu hỏi:Tốc độ phát triển của Tin học trên thế

giới, khu vực và ở Việt Nam như thế nào?

-Trong khoảng từ năm 1890 đến 1920 điện năng.

điện thoại, radio... ra đời. Tiếp theo đó là máy

tính điện tử.

-Xã hội loài người đang có sự bùng nổ về thông

tin, thông tin được xem như một nguồn tài

nguyên mới.

-Lịch sử phát triển của XH đang ở nền văn minh

thứ 3, đó là nền văn minh thông tin. Công cụ lao

động mới là MTĐT.

-Để đáp ứng nhu cầu khai thác tài nguyên thông

tin, con người tập trung trí tuệ từng bước xây

dựng nghành khoa học tương ứng. Ngành Tin

học đưựơc hình thành và phát triển thành một

ngành khoa học độc lập với nội dung, mục tiêu,

phương pháp nghiên cứu riêng và ngày càng có

nhiều ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực khác

Trả lời:

-Tin học được ứng dụng rỗng rãi vào

các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã

hội và mang lại năng suất lao động cao.

-Xã hội dang có sự bùng nổ về thông

tin….

Trả lời: Phát triển nhanh.

Học sinh có thể cho một vài ví dụ để

làm rõ ý trên

Giáo Án Tin Học 10 1

Lưu Phi Hoàng Năm Học 2009-2010

nhau của đời sống xã hội.

-một trong những đặt thù của ngành KH Tin hoc

đó là việc nghiên cứu và triển khai các ứng dụng

không tách rời với việc sử dụng MTĐT

II. ĐẶC TÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA MTĐT:

Câu hỏi: Máy tính điện tử có những đặc tính và

vai trò gì?

-Có thể làm việc không biết mệt mỏi suốt

24h/ngày.

-Tốc độ xử lý thông tin rất nhanh.

-Có độ chính xác cao.

-Có thể lưu trữ một khối lượng lớn thông tin

trong một không gian hạn chế.

-Giá thành máy tính ngày càng hạ.

-Máy tính ngày càng gọn nhẹ và tiện dụng.

-Các máy tính có thể liên kết với nhau thành một

hệ thống lớn.

Câu hỏi: Tin học là gì?

III.THUẬT NGỮ TIN HỌC:

Tin học là ngành khoa học có mục tiêu là phát

triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu

cấu trúc, tính chất của thông tin, các phương pháp

thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông

tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của

đời sống xã hội.

Trả lời:

-Làm việc không biết mệt mỏi.

-Tính toán nhanh. Xử lý được hàng triệu

phép tính trong vòng một giây. Kết quả

tính toán đạt được độ chính xác cao

-Lưu trữ được một lượng lớn thông tin

trong một không gan hạn chế. Thông tin

lưu trong máy tính dễ sao chép và gửi

đi.

-Có thể liên kết được với nhau.

Trả lời: Tin học là ngành khoa học

nghiên cứu về thông tin

4.Hoạt động củng cố:(1-3’): Gọi học sinh trả lời các câu hỏi sau đây:

1.Hãy nói về một đặc điểm nổi bật của sự phát triển trong xã hội hiện nay?

2.Vì sao Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học?

3.Hãy nêu những đặc tính ưu việt của MTĐT?

4.Hãy cho biết việc nghiên cứu chế tạo máy tính có thuộc lĩnh vực Tin học hay

không?

5.Hãy nêu một ví dụ mà máy tính không thể thay thế con người trong việc xử lý

thông tin?

5.Hướng dẫn học sinh về nhà:(2-3’)

 Học các nội dung: Sự hình thành và phát triển của Tin học, đặc tính và vai trò

của MTĐT, Thuật ngữ Tin học

 Bài tập: 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5/Sách bài tập

 Chuẩn bị bài mới: Thông tin là gì? Dữ liệu là gì? Có bao nhiêu dạng thông tin?

Giáo Án Tin Học 10 2

Lưu Phi Hoàng Năm Học 2009-2010

Ngày soạn:

TIẾT 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU(TIẾT 1)

I.MỤC TIÊU: Qua bài học, học sinh cần nắm được:

1.Về kiến thức:

-Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hoá thông tin

cho máy tính.

-Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.

-Hiểu đơn vị đo thông tin là bit và các đơn vị bội của bit.

-Biết các hệ đếm cơ số 2, 8, 16 trong biểu diễn thông tin.

2.Về kỹ năng:

-Bước đầu mã hoá thông tin đơn giản thành dãy

3.Về tư duy, thái độ: -Có ý thức xây dựng bài học

II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1.Chuẩn bị của giáo viên:

-Giáo án, giáo án điện tử

-Bảng mã ASCII viết trên giấy cỡ lớn hoặc trong giáo án điện tử.

2.Chuẩn bị của học sinh: Tìm hiểu cách mã hoá ký tự, âm thanh và hình ảnh trong máy

tính, Tìm hiểu các dạng thông tin trong thực tế cuộc sống: Dạng thông tin nào có thể mã

hoá được trong máy tính, dạng thông tin nào chưa mã hoá được?

III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:Diễn giải, nêu các câu hỏi gợi mở để học sinh trả lời.

IV.TIẾN HÀNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp:(1-2’) Vắng: Trể:

2.Kiểm tra bài củ: (3 - 6’)

1.Vì sao Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học?

2.Nêu những đặc tính ưu việt của máy tính điện tử?

3.Dạy bài mới:(30 - 37’)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

I.KHÁI NIỆM THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU:

Câu hỏi: Vai trò của thông tin là gì?

Câu hỏi: Thông tin muốn máy tính xử lý được

thì phải làm gì?

-Thông tin là nguồn gốc của nhận thức. Nó

mang lại sự hiểu biết cho con người.

-Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính

điện tử.

II. ĐƠN VỊ ĐO LƯỢNG THÔNG TIN:

Câu hỏi: Một bóng đèn có bao nhiêu trạng

thái? Đó là những trạng thái nào?

Câu hỏi: Một mạch điện có bao nhiêu trạng

thái, đó là những trạng thái nào?

GV: Thiết bị chủ yếu cấu tạo nên bộ nhớ

MTĐT là các vi mạch. Một mạch điện tại một

thời điểm chỉ có một trong 2 trạng thái đó là:

Trả lời: Thông tin mang lại cho con

người sự hiểu biết

Trả lời: Phải được đưa vào MTĐT

Trả lời: Có hai trạng thái

-Sáng

-Tắt

Trả lời: Có hai trạng thái

-Đóng

-Mở

Giáo Án Tin Học 10 3

Lưu Phi Hoàng Năm Học 2009-2010

Đóng và mở

Nếu quy định: Đóng: 1

Mở: 0

Thì các thông tin muốn lưu trữ được trong

MTĐT phải quy định về một loạt các sự kiện có

hai trạng thái và tại mỗi thời điểm nhất định chỉ

thể hiện một trong 2 trạng thái đó.

-Đơn vị cơ bản nhất đo lượng thông tin là Bit.

Đó là lượng thông tin vừa đủ để xác định chắc

chắn một trạng thái của một sự kiện có hai

trạng thái và khả năng xuất hiện là như nhau

1byte = 8 bit

1KB = 1024 byte

1MB = 1024 KB

1GB = 1024 MB

1TB = 1024 GB

1PB = 1024 TB

III.CÁC DẠNG THÔNG TIN:

Câu hỏi: Thông tin các em nhận được dưới các

hình thức nào?

-Dạng văn bản

-Dạng âm thanh

-Dạng hình ảnh

Câu hỏi: Trong các dạng trên thì dạng nào tin

học chưa thu thập và xử lý được

IV.MÃ HOÁ THÔNG TIN TRONG MÁY

TÍNH:

-Thông tin để máy tính xử lý được thì cần phải

biến đổi thành một dãy bit. Biến đổi như vậy là

một cách mã hoá thông tin.

Câu hỏi: Văn bản sử dụng những ký hiệu nào?

Câu hỏi: Làm thế nào người ta có thể mã hoá

thông tin dạng văn bản?

-Người ta sử dụng bộ mã ASCII để mã hoá ký

tự.

-Bảng mã ASCII gốc gồm 256 ký tự. Các ký tự

được đánh số từ 0 đến 255. Số hiệu này đưựoc

gọi là mã ASSCII thập phân của ký tự. Nếu ta

đổi số thập phân này ra dưới dạng mã nhị phân

đầu dùng 8 bit để biểu diễn thì dãy bit đó được

gọi là mã ASCII nhị phân của ký tự

Ví dụ:

A có mã thập phân là 65, mã nhị phân của A là

010000012

Trả lời: -Các thông tin trên báo, sách

vở... ta có thể đọc được là dạng VB, ta có

thể xem được là dạng hình ảnh

-Ta có thể nghe nhạc, tiếng nói của con

người... là dạng âm thanh

-Ta có thể ngửi được: Dnạg mùi vị

Trả lời: Dạng mùi vị

Trả lời: Các chữ cái, chữ số, các dâu.

Trả lời: Tất cả những cái đó được tập hợp

lại trong bảng mã ASCII và mỗi ký tự có

một số thứ tự nhất định

-Ta có thể đổi số TP ra số nhị phân bằng

các bước sau:

Bước 1: Chia nguyên liên tiếp số đó cho

2, được dãy 1

Bước 2: Viết dưới số lẽ của dãy 1 là số 1,

dưới số chẵn là số 0 để đwocj dãy 2

Bước 3: Viết dãy 2 theo chiều ngược lại

4.Hoạt động củng cố:(1-3’) Nhắc lại khái niệm thông tin, dữ liệu, các đơn vị đo thông

tin, các dạng dữ liệu, quá trình mã hoá thông tin dạng văn bản.

Giáo Án Tin Học 10 4

Lưu Phi Hoàng Năm Học 2009-2010

5.Hướng dẫn học sinh về nhà:(2-3’)

 Học các nội dung: Khái niệm thông tin và dữ liệu, đơn vị đo thông tin, các dạng

thông tin và mã hoá thông tin trong MTĐT.

 Bài tập: Mã hoá dãy ký tự sau: ‘MON:TIN HOC, LOP: 10’

 Chuẩn bị bài mới: Hệ đếm là gì? Cách biểu diễn thông tin dạng số nguyên và số

thực trong MTĐT

Giáo Án Tin Học 10 5

Lưu Phi Hoàng Năm Học 2009-2010

Ngày soạn:

TIẾT 3: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (TIẾT 2)

I.MỤC TIÊU: Qua bài học, học sinh cần nắm được:

1.Về kiến thức:

-Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hoá thông tin

cho máy tính.

-Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.

-Hiểu đơn vị đo thông tin là bit và các đơn vị bội của bit.

-Biết các hệ đếm cơ số 2, 8, 16 trong biểu diễn thông tin.

2.Về kỹ năng:

-Bước đầu mã hoá thông tin đơn giản thành dãy

3.Về tư duy, thái độ: -Có ý thức xây dựng bài học

II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1.Chuẩn bị của giáo viên:

-Giáo án, giáo án điện tử

-Bảng mã ASCII viết trên giấy cỡ lớn hoặc trong giáo án điện tử.

2.Chuẩn bị của học sinh: Các dạng biểu diễn số đã học. Cách viết một số thập phân

dưới dạng một đa thức.

III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:Diễn giải, nêu các câu hỏi gợi mở để học sinh trả lời.

IV.TIẾN HÀNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp:(2’) Vắng: Trể:

2.Kiểm tra bài củ: (3 - 6’)

1.Nêu khái niệm thông tin và dữ liệu?

2.Người ta dùng những đơn vị nào để đo lượng thông tin?

3.Hãy giới thiệu ngắn gọn về bảng mã ASCII?

3.Dạy bài mới:(30 - 37’):

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

V.BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRONG MÁY

TÍNH:

1.Thông tin dạng số:

a.Hệ đếm:

Câu hỏi: Hệ đếm là gì?

Câu hỏi: Ở những năm học cấp 2, các em đã

được học những hệ đếm nào?

Bất kỳ một số tự nhiên b nào lớn hơn 1 đều có

thể sử dụng làm cơ số của hệ đếm.

Trong hệ đếm cơ số b, giả sử số N có biểu

diễn là:

AnAn-1An-2... A2A1A0, D1D2...Dm-1Dm b

Khi đó giá trị của N được tính theo công

thức:

N = An.bn

+ An-1.bn-1 +...+ A2.b2

+ A1.b1 + A0. b0

+ D1.b-1 +D2.b

-2 +...+Dm-1.b-(m-1) + Dm.b-m

b)Các hệ đếm dùng trong tin học:

Trả lời:

Hệ đếm: Là tập các ký hiệu và quy tắc sử

dụng tập các ký hiệu để biểu diễn và xác

định giá trị số

Trả lời: Hệ La Mã và hệ thập phân.

Giáo Án Tin Học 10 6

Lưu Phi Hoàng Năm Học 2009-2010

Câu hỏi: Em hãy nêu một số đặc điểm của hệ

thập phân.

*Hệ thập phân (Hệ cơ số 10): Sử dụng tập ký

hiệu gồm 10 chữ số: 0,1,2,...,9.Các giá trị của

mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong

biểu diễn.

-Mỗi đơn vị ở một hàng bất kỳ có giá trị bằng

10 đơn vị ở hàng kế cận bên phải.

*Hệ nhị phân (Hệ cơ số 2):Sử dụng tập 2 ký

hiệu: 0 và 1

*Hệ 8 (Hệ cơ số 8): Sử dụng 8 ký hiệu: 0,1,2..7

*Hệ 16(Hệ Hexa_Hệ cơ số 16:) Sử dụng 16 ký

hiệu để biểu diễn: 0,1,2....,9, A(10), B(11),

C(12), D(13), E(14), F(15)

Chú ý: Để phân biệt số viết trong các hệ đếm

khác hệ đếm thập phân ta ghi cơ số của hệ đếm

ở góc bên phải phía dưới số đó.

c)Biểu diễn số ngưyên:

-Ta có thể chọn 1, 2 hoặc 4 byte để biểu diễn

một số nguyên có dấu hoặc không dâu.

Câu hỏi: Làm thế nào để biểu diễn một số

nguyên có dấu hoặc không dấu bằng 1 byte?

-Xét việc biểu diễn số nguyên bằng1 byte = 8

bit. Các bit được đánh sốtừ phải qua trái bắt

đầu là số 0

7 6 5 4 3 2 1 0

Các bit cao Các bit thấp

-Dùng bit cao nhất để thể hiện dấu với quy

ước: Dấu âm(số 1), dấu dương(số 0), bảy bit

còn lại lưu 7 chữ số nhị phân.

d)Biểu diễn số thực:

-Dùng dấu chấm thập phân

-Biểu diễn dưới dạng

+ Dấu phẩy tĩnh

+Dấu phẩy động: + M x 10+k. Trong đó

0.1<=M<1 gọi là phần định trị, K là phần bậc

2.Thông tin dạng phi số:

a)Văn bản: Máy tính dùng một dãy bit để biểu

diễn một ký tự. Sử dụng bộ mã ASCII.

GV hướng dẫn HS đọc bảng mã ASCII

b)Các dạng khác: Muốn biểu diễn ta cũng tìm

cách mã hoá chúng thành một dãy bit

Câu hỏi:Thông tin muốn biểu diễn trong máy

Trả lời:

-Có cơ số là 10, sử dụng 10 ký hiệu

0,1,2...,9 để biểu diễn.

-Mỗi đơn vị ở hàng đứng trước lớn hơn

đơn vị đứng liền sau 10 đơn vị

Ví dụ:

1234 = 1.1000 + 2.100 + 3.10 + 4

= 1.103

+ 2.102

+ 3.101 + 1.100

Ví dụ: 10102 = 1.23

+ 0.22

+ 1.21

+ 0.20

=10

Ví dụ: 1238 = 1.82

+ 2.81

+ 3.80 = 83

Ví dụ: AF1516 = A.163

+F.162

+1.161

+5.160 = 40960 + 3840 + 16 +5 = 44821

Trả lời:

-Lấy trị tuyệt đối của số nguyên đó.

-Đổi số đó ra dưới dạng mã nhị phân dùng

7 bit

-Dùng bit cao nhất để thể hiện dấu với

quy ước: Dấu âm(số 1), dấu dương(số 0),

bảy bit còn lại lưu 7 chữ số nhị phân.

Ví dụ: Biểu diễn số ấm 5 thì |-5| = 5

= 00001012

1 0 0 0 0 1 0 1

Nếu biểu diễn số 5 thì:

0 0 0 0 0 1 0 1

Ví dụ: 3.255

Ví dụ: 3.255 = 0.3255.101

0.032145 = 0.32145.10-1

Giáo Án Tin Học 10 7

Lưu Phi Hoàng Năm Học 2009-2010

tính thì phải đưa về dạng nào?

Nguyên lý mã hoá nhị phân: Thông tin có

nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, hình

ảnh, âm thanh,...Khi đưa vào máy tính, chúng

đều được biến đổi thành dạng chung - Dãy bit.

Dãy bit đó là mã nhị phân của thông tin mà nó

biểu diễn

Trả lời: Đưa về dạnh mã nhị phân

4.Hoạt động củng cố:(1-3’) Nêu cách viết các số trong hệ 2, 8, 16 dưới dạng một đa

thức. Nhắc lại cách biểu diễn số nguyên và số thực.

5.Hướng dẫn học sinh về nhà:(2-3’)

 Học các nội dung: Biểu biễn thông tin trong MTĐT.

 Bài tập:1.5,1.6,1.7,1.8,1.9,1.10,1.11,1.12 /SBT

 Chuẩn bị bài mới: Làm các bài tập trong bài thực hành 1. Tìm cách mã hoá Họ

tên của HS vào máy tính

Giáo Án Tin Học 10 8

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!