Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

GIÁO án dạy THÊM NV 9, kì 2, n2
PREMIUM
Số trang
252
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1631

GIÁO án dạy THÊM NV 9, kì 2, n2

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 9

DỰ ÁN “MÙA HÈ XANH”

NHÓM 2

HỌC KÌ II

1

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH DẠY THÊM MÔN NGỮ VĂN 9

HỌC KÌ 2

Buổi Số tiết Nội dung Trang

1 - Văn bản nghị luận VN và nước ngoài:

+ Bàn về đọc sách ( Chu Quang Tiềm)

+ Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông￾ten ( H. Ten)

2 - Văn bản nghị luận VN và nước ngoài:

+ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới ( Vũ Khoan)

+ Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)

3 - Các TP câu:

+ Khởi ngữ

+ Các TP biệt lập

+ Nghĩa tường minh và hàm ý

+ Liên kết câu và liên kết đoạn văn.

4 - Nghị luận xã hội:

Dạng I: Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống

5 - Nghị luận xã hội:

Dạng I: Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống

( Luyện tập)

6 - Nghị luận xã hội:

Dạng II: Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí.

7 - Nghị luận xã hội:

Dạng II: Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí (Luyện

tập)

8 Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.

9 Luyện tập nghị luận về đoạn thơ bài thơ.

10 - Thơ hiện đại VN:

+ Nói với con ( Y Phương)

11 - Thơ hiện đại VN:

+ Mùa xuân nho nhỏ ( Thanh Hải)

12 - Thơ hiện đại VN:

+ Sang thu ( Hữu Thỉnh)

13 - Thơ hiện đại VN:

+ Viếng Lăng Bác ( Viễn Phương)

14 Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

15 Luyện tập nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn

trích.

16 - Truyện Hiện đại Việt Nam :

+ Những ngôi sao xa xôi ( Lê Minh Khuê).

2

17 Ôn tập học kì 2

18 Ôn tập học kì 2 ( tiếp)

19 Luyện đề

20 Luyện đề ( tiếp)

3

Ngày soạn: Ngày dạy:

BUỔI 1: ÔN TẬP VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VIỆT NAM

VÀ NƯỚC NGOÀI

I. Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của hai

văn bản.

+ Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

+ Qua việc so sánh hình tượng con cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten

với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, hiểu được đặc

trưng của những sáng tác nghệ thuật.

- Biết cách vận dụng những kiến thức đã học để cảm thụ một tác phẩm văn học nước

ngoài.

2. Kỹ năng :

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài văn nghị luận sâu sắc,

sinh động, giàu sức thuyết phục

- Nhận ra và phân tích được các yếu tố của lập luận (luận điểm, luận cứ, luận chứng)

trong văn bản.

3. Thái độ:

- Hình thành thói quen yêu quí, trân trọng những quyển sách quý, sách hay, say mê đọc

sách và đọc đúng phương pháp, lựa chọn sách cho phù hợp.

- Các phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ.

4. Năng lực: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực

giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực cảm thụ văn học.

II. Tiến trình lên lớp

Tiết 1:

A. Hệ thống lại kiến thức đã học

Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt

?Giới thiệu những nét chính về Chu

Quang Tiềm và văn bản “Bàn về đọc

sách”?

I. Bàn về đọc sách

1. Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897-1986)

là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi

tiếng của Trung Quốc.

2.Tác phẩm: Bàn về đọc sách trích trong

Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi

buồn của việc đọc sách.

* Nội dung: Bài viết nêu tầm quan trọng, ý

nghĩa của việc đọc sách, các khó khăn nguy

hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình

hiện nay. Từ đó đưa ra cách lựa chọn sách cần

4

đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả.

* Nghệ thuật:

Sức thuyết phục, hấp dẫn của văn bản được

thể hiện ở:

+ Nội dung luôn thấu tình đạt lý. Các ý kiến

nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lý lẽ đưa ra

với tư cách là một học giả có uy tín, cách trò

chuyện thân tình, chia sẻ những kinh nghiệm

trong cuộc sống.

+ Bố cục chặt chẽ, hợp lý, ý kiến dẫn dắt tự

nhiên.

+ Cách viết giàu hình ảnh, ví von cụ thể sinh

động.

* Ý nghĩa: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc

đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách

sao cho hiệu quả.

? Giới thiệu những nét chính về tác giả,

tác phẩm?

II. Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn

của La Phongten.

1. Tác giả: Hi-pô-lít Ten (H.Ten) (1828-

1893), là một triết gia, sử gia, nhà

nghiên cứu văn học Pháp, viện sĩ Viện

Hàn lâm Pháp.

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Công trình nghiên cứu nổi tiếng

của ông: La Phôngten và thơ ngụ ngôn của

ông, 1853.

* Nội dung: Bằng cách so sánh hình tượng

con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La

Phôngten với những dòng viết về hai con vật

ấy của nhà khoa học Buyphông, tác giả nêu

bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật: Tp nghệ

thuật in đậm cách nhìn, cách cảm nhận riêng

của người nghệ sĩ.

* Nghệ thuật: Là văn bản nghị luận văn

chương giàu sức thuyết phục:

- Bố cục chặt chẽ, dẫn chứng sinh động

- Nghệ thuật so sánh.

B. Luyện tập :

Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt

Bài tập 1: Vấn đề nghị luận của bài viết

này là gì ? Hãy tóm tắt các luận điểm

- GV chốt kiến thức

- Vấn đề nghị luận: Bàn về đọc sách

5

của tác giả khi triển khai vấn đề ấy ?

- Hình thức tổ chức luyện tập: hs làm

việc cá nhân

- HS thực hiện

- GV gọi hs trả lời.

- Luận điểm :

+ Tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc

đọc sách

-> Sách có ý nghĩa quan trọng trên con đường

phát triển của nhân loại

-> Đọc sách là một con đường tích luỹ, nâng

cao vốn tri thức.

+ Nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lạc

dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình

hiện nay

-> Sách nhiều khiến người ta không chuyên

sâu.

-> Sách nhiều dễ khiến ngược đọc lạc hướng

+ Bàn về phương pháp đọc sách

-> Cách chọn sách

-> Cách đọc sách

Bài tập 2: Qua lời bàn của Chu Quang

Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng

như thế nào ? Việc đọc sách có ý nghĩa

gì ?

- Hình thức tổ chức luyện tập: hs làm

việc cá nhân

- HS thực hiện

- GV gọi hs trả lời.

GV chốt kiến thức

- Tầm quan trọng của việc đọc sách:

+ Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi

tri thức, mọi thành tựu mà loài người đã tìm

tòi, tích luỹ qua từng thời đại.

+ Những cuốn sách có giá trị có thể xem là

những cột mốc trên con đường phát triển học

thuật của nhân loại.

+ Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản

tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm

suốt mấy nghìn năm nay.

- Ý nghÜa cña viÖc ®äc s¸ch : §äc

s¸ch lµ con ®êng quan träng ®Ó

n©ng cao tÇm hiÓu biÕt, lµ sù

chuÈn bÞ hanhg trang ®Ó bíc vµo t-

¬ng lai mét c¸ch v÷ng ch¾c. Kh«ng

thÓ tiÕn xa nÕu kh«ng thÓ tiÕn xa

nÕu kh«ng n¾m ®îc nh÷ng thµnh

tùu v¨n ho¸ c¶u nh©n lo¹i, kh«ng

tiÕp thu nh÷ng thµnh tùu khoa häc

mµ loµi ngêi ®· rµy c«ng nghiªn cøu

vµ ®óc rót thµnh kinh nghiÖm tõ

bao ®êi nay.

Tiết 2:

Luyện tập :

6

GV cho bài tập đọc hiểu dưới dạng phiếu học tập, chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận và

trình bày

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Cho đoạn văn:

“Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho

kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực

đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách

mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần

xem chẳng chán - Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn

cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi

là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy

nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc

nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ

làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về.” .

(Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)

1. Nêu chủ đề của văn bản “Bàn về đọc sách”. Đoạn trích trên đề cập đến khía cạnh nào

của chủ đề?

2. Trong câu văn “Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích

lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ

sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay

không mà về”, tác giả đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử

dụng phép tu từ ấy trong đoạn trích.

3. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 1/2 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về hiện

tượng nhiều học sinh rất ít đọc sách.

1

- Chủ đề của văn bản: Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp

đọc sách.

- Đoạn văn đề cập đến phương pháp đọc sách (cách đọc sách)

2

- HS xác định được phép tu từ so sánh và ẩn dụ (đọc nhiều mà không chịu

nghĩ sâu, như cưỡi ngựa (đi chợ, tay châu báu phơi đầy, chỉ tố làm mắt hoa,

ý loạn, tay không mà về)

- Hiệu quả nghệ thuật: Diễn tả một cách hình ảnh và sinh động hệ quả của việc

đọc nhiều sách mà không nghĩ sâu. Đọc nhiều mà không nghĩ sâu thì dù sách có

hay, có bổ ích cũng chẳng thu nhận được điều gì giá trị. Từ đó người đọc nhận

thức được đọc sách không nên đọc qua loa, đại khái.

3 HS viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu:

- Nội dung

+ Nêu rõ hiện tượng

7

+ Bày tỏ suy nghĩ về hậu quả và nguyên nhân của hiện tượng;

+ Đề xuất một vài giải pháp thiết thực để nâng cao nhận thức của học sinh về

giá trị của sách và có phương pháp đọc sách có hiệu quả.

+ Liên hệ bản thân

- Hình thức

Là đoạn văn nghị luận có kết hợp các phương thức biểu đạt khác, diễn đạt sinh

động, đảm bảo dộ dài.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :

“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường

quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn

nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại

nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị

vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ

di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa

học thuật của nhân loại”.

( Trích “Bàn về đọc sách”, Chu Quang Tiềm, Ngữ văn 9, tập II)

Câu 1. Các từ học vấn, nhân loại, thành quả, sách được sử dụng hình thức liên kết nào?

Câu 2. Vấn đề nghị luận trong đoạn trích trên là gì?

Câu 3. Theo em, vì sao muốn tích lũy kiến thức, đọc sách có hiệu quả thì trước tiên cần

phải biết chọn lựa sách mà đọc?

Câu 4. Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (từ 8 – đến 10

câu) nêu suy nghĩ của em về lợi ích của việc đọc sách.

Câu

1

Các từ học vấn, nhân loại, thành quả, sách thuộc hình thức liên kết : lặp từ

ngữ .

Câu

2

Vấn đề nghị luận trong đoạn trích trên là : Tác giả Chu Quang Tiềm bàn về việc đọc

sách và nhấn mạnh đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn. “Sách là kho

tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc

trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại”.

Câu

3

Vì sách có nhiều loại, nhiều lĩnh vực : khoa hục, xã hội, giải trí, giáo khoa…

Mỗi chúng ta cần biết mình ở độ tuổi nào, có thế mạnh về lĩnh vực gì. Xác định

được điều đó ta mới có thể tích lũy được kiến thức hiệu quả. Cần hạn chế việc

đọc sách tràn lan lãng phí thời gian và công sức…

Yêu cầu chung:

HS viết đoạn văn : Trên cơ sở nội dung của đoạn trích, HS viết đoạn nghị luận

nêu suy nghĩ về lợi ích của việc đọc sách. Về hình thức phải có mở đoạn, phát

triển đoạn và kết đoạn. Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về nội dung và

hình thức. Học sinh có nhiều cách triển khai khác nhau nhưng đảm bảo các ý cơ

bản sau:

8

Câu

4

Yêu cầu cụ thể:

- Nêu được vấn đề nghị luận: Lợi ích của việc đọc sách

- Bàn luận:

+ Đọc sách là việc làm cần thiết đối với mọi người, nhất là các bạn học sinh.

+ Sách với mục đích chung là lưu giữ và phổ biến kiến thức của nhân loại. Khi đọc

những sách về chủ đề khoa học, lịch sử, địa lý… chúng ta sẽ biết thêm được nhiều

kiến thức mới mẻ về các lĩnh vực trong cuộc sống. Trong thực tế, không chỉ dừng lại

ở việc tiếp thu và nâng cao kiến thức, đọc sách còn bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt

đẹp, giúp chúng ta hoàn thiện về mọi mặt)

+ Sách giúp chúng ta rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng và sáng tạo.

Ngoài ra, việc đọc sách sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng ngôn ngữ của cả

Tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài .

+ Nhờ những cuốn sách, chúng ta có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và

nói năng lưu loát hơn. Hơn nữa, sách còn là người thầy hướng dẫn ta cách sống

tốt, cách làm người đúng đắn. Thế nhưng, muốn đạt được những lợi ích đó, mỗi

chúng ta phải là những người đọc sáng suốt, biết chọn lựa sách phù hợp với mình

và phải biết tránh xa những cuốn sách có nội dung xấu xa, đồi trụy.

- Khẳng định vấn đề: Tóm lại, việc đọc những cuốn sách hay luôn đem đến cho

con người những điều bổ ích và cần thiết trong cuộc sống. Bởi thế nên mỗi

chúng ta hãy có những việc làm thiết thực, cụ thể ngay lúc này để phát huy tốt

nhất ích lợi của việc đọc sách,

Sáng tạo : Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề.

Chính tả , dùng từ, đặt câu : đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng

Việt.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan

trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân

loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ

biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi

lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di

sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá

học thuật của nhân loại. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hoá, học thuật của giai

đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm

điểm xuất phát. Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì

chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy

nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu.

(Trích Ngữ văn 9 tập 1, NXBGD, năm 2012)

9

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?

2. Vấn đề nghị luận trong đoạn trích trên là gì?

3. Trong đoạn văn tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng như thế nào?

4. Trong bài phát biểu khai mạc Ngày sách Việt Nam tỉnh Nam Định và phát động

chương trình “Xây dựng 12662 tủ sách lớp học tỉnh Nam Định” (ngày 29/4/2016), ông

Bạch Ngọc Chiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định đã nhấn mạnh: Muốn có kiến

thức thì phải học và tự học mà đọc sách là quan trọng nhất của việc tự học.

Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Đọc sách là quan

trọng nhất của việc tự học.

Câu

1

- Đoạn văn được trích từ văn bản Bàn về đọc sách.

- Tác giả Chu Quang Tiềm.

Câu

2

Vấn đề nghị luận trong đoạn trích là:

Bàn về việc đọc sách và nhấn mạnh đọc sách là một con đường quan trọng

của học vấn.

(Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường

quan trọng của học vấn).

HS chép lại câu văn vẫn cho điểm tối đa.

Câu

3

- Trong đoạn văn tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận phân tích.

- Cụ thể: Để làm sáng tỏ luận điểm Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách,

nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn, tác giả đã đi

vào phân tích làm rõ theo từng ý, với thứ tự phân tích lô gic và chặt chẽ:

+ Học vấn là việc của toàn nhân loại nói chung.

+ Học vấn của nhân loại đều được lưu truyền, tích lũy trong sách vở.

+ Sách vở chính là cuốn bách khoa toàn thư, là kho tàng tri thức khổng lồ.

+ Nếu xóa bỏ thành quả của nhân loại thì loài người sẽ trở về thời điểm khởi

thủy, mới lạ với tất cả những hiện tượng của tự nhiên, xã hội.

Câu

4

Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Đọc sách là quan

trọng nhất của việc tự học.

Cần trình bày được một số ý cơ bản sau:

- Khẳng định: Tự học là sự chủ động, tự mình tìm hiểu nghiên cứu lĩnh hội tri

thức và hình thành kỹ năng cho mình. Có thể tự học bằng nhiều cách nhưng

Đọc sách là quan trọng nhất của việc tự học, vì:

+ Sách là sản phẩm tinh thần của con người, là kho tàng tri thức vô tận của

nhân loại.

+ Khi đọc sách là được chủ động tiếp nhận, tích luỹ, nâng cao vốn tri thức ở nhiều

lĩnh vực; giúp con người có được kiến thức vững vàng sâu sắc, được bồi dưỡng đời

sống tâm hồn phong phú. Đã có những dẫn chứng sinh động về những người thành

công nhờ vào thói quen đọc sách...

+ Có thể tự học bằng đọc sách ở bất kì thời gian, không gian, hoàn cảnh nào.

- Tuy nhiên để việc tự học có hiệu quả qua con đường đọc sách cần biết lựa

10

chọn sách để đọc và có phương pháp đọc sách khoa học.

Phê phán những trường hợp trong quá trình nâng cao trình độ học vấn và khi

tự học chưa thấy tầm quan trọng của việc đọc sách hoặc đọc những loại sách

không có ích.

- Liên hệ bản thân: Nâng cao nhận thức và có những hành động cụ thể để tăng

cường việc tự hc bằng đọc sách.

*Lưu ý: HS có thể có những cách trình bày lập luận khác, nếu hợp lý, thuyết

phục vẫn cho điểm tối đa.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

“Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.

Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc

10 quyển đấy mà đọc một quyển thực sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển mà chỉ

lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ xem trăm lần chẳng

chán - Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn trong mỗi

người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều cũng không thể coi là

vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy

nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất; đọc

nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ

tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao nhiêu người đọc sách

chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với

việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó chỉ

thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém”.

(Theo Ngữ Văn 9, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)

1) Đoạn trích trên trong văn bản nào? Ai là tác giả?

2) Tác giả đã chỉ ra những cách đọc sách nào trong đoạn văn trên?

3) Tìm thành phần khởi ngữ trong câu sau:

“ Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì

cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém”.

4) Từ ý “Đọc sách vốn có ích cho riêng mình”, hãy triển khai thành một đoạn văn

diễn dịch (khoảng 10 đến 15 câu). Trong đó đoạn văn sử dụng một phép thế để liên kết.

(Gạch chân phép thế)

Câu Nội dung

1 - Đoạn trích trên trong tác phẩm Bàn Về Đọc Sách

- Tác giả Chu Quang Tiềm

2 Cách đọc sách được tác giả chỉ ra trong đoạn văn:

* Cách đọc đúng:

- Chọn cho tinh- đọc cho kĩ:

+ Đọc ít nhưng chọn sách thực sự có giá trị.

11

+ Một quyển nhưng đọc nhiều lần để tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm

ngâm tích lũy.

* Cách đọc chưa đúng:

+ Đọc nhiều mà chỉ lướt qua không suy nghĩ, chỉ như cưỡi ngựa xem hoa,

mắt hoa ý loạn; đọc chỉ để trang trí bộ mặt như kẻ trọc phú lấy nhiều làm quý.

3 Thành phần khởi ngữ là:

+ “Đối với việc học tập”

+ “Đối với việc làm người”

4 - Yêu cầu về hình thức:

+ Viết đoạn văn diễn dịch .

+ Luận điểm, luận cứ rõ ràng.

+ Lập luận chặt chẽ diễn đạt lưu loát.

- Yêu cầu về nội dung:

Học sinh có thể trình bày khác với đáp án, miễn là nêu được những lợi ích

của việc đọc sách đối với bản thân học sinh. (Hs nêu được bốn ý trở lên).

Dưới đây là một số gợi ý định hướng thì chấm bài:

+ Đọc sách nhiều giúp ta trau dồi kiến thức mở rộng tầm hiểu biết ở nhiều

lĩnh vực khác nhau...

+ Phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, giao tiếp...

+ Những cuốn sách có nội dung lành mạnh giúp ta giải trí, thư giãn đầu óc,

sảng khoái tinh thần, cân bằng cuộc sống....

+ Đọc sách còn giúp ta bồi dưỡng tâm hồn và tình cảm; biết rung động

trước cái đẹp; sống nhân ái, vị tha và bao dung hơn ...

- Kiến thức Tiếng Việt: sử dụng phép lặp phép thế (có gạch chân)

Tiết 3:

Luyện tập :

Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt

Bài tập 1: Con cừu và chó sói dưới ngòi

bút của nhà khoa học Buy phông hiện

lên như thế nào?

-

Hình thức tổ chức luyện tập:hs làm việc

cá nhân

- HS thực hiện

- GV gọi hs trả lời.

- GV chốt kiến thức

Chó sói và cừu dưới mắt nhà khoa học.

* Cừu: Vì sợ hãi mà hay tụ tập thành bầy. Chỉ

một tiếng động nhỏ bất thường… chúng nháo

nhào co cụm lại sợ sệt lại còn hết sức đần độn

vì không biết tránh nỗi nguy hiểm… muốn

bắt chúng di chuyển … cần phải cần có một

con đầu đàn… bị gã chăn cừu thôi thúc hoặc

bị chó xua đi. Tóm lại, đó là một loài vật nhút

nhát, đần độn.

* Chó sói: Thù ghét mọi sự kết bạn kết bè…

12

Nhiều chó sói tụ hội với nhau nhằm để tấn

công một con vật to lớn… Khi cuộc chiến đã

xong xuôi, chúng quay về với sự lặng lẽ và cô

đơn của chúng. Bộ mặt lấm lét, dáng vẻ

hoang dã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm

ghiếc, bản tính hư hỏng … nó thật đáng ghét,

lúc sống thì có hại, chết rồi thì vô dụng…

Tóm lại, dưới mắt nhà khoa học, chó sói chỉ

là một vật hung dữ, đáng ghét.

* Nhận xét: Bằng cái nhìn chính xác cả nhà

khoa học để nêu lên những đặc tính cơ bản

của chúng.

- Không nhìn nhận từ gó độ tình cảm (Vì đặc

trưng của khoa học là chính xác, chân thực,

cụ thể).

- Không nói đến sự thân thương của loài Cừu

vì không chỉ loài vật này có “tình cảm mẫu tử

thân thương”.

- Không nhắc đến sự bất hạnh của loài chó sói

vì: Đấy không phải đặc trưng cơ bản của nó

mọi nơi mọi lúc.

Bài tập 2: Hình tượng Con cừu và chó

sói dưới ngòi bút của La Phongten có gì

đặc sắc?

Hình thức tổ chức luyện tập:hs làm việc

cá nhân

- HS thực hiện

- GV gọi hs trả lời.

- GV chốt kiến thức

Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La

Phôngten

* Hình tượng cừu trong thơ La Phôngten

- Tác giả đã đặt chú cừu non bé bỏng vào

hoàn cảnh đặc biệt: đối mặt với chó sói bên

dòng suối.

- Dựa vào nét tính cách đặc trưng của loài

cừu: nhút nhát.

- Khắc hoạ tính cách qua: Thái độ, ngôn từ

-> La Phôngten viết về loài cừu sinh động

như vậy là nhờ có trí tưởng tượng phóng

khoáng và tình yêu thương loài vật.

- Là cách sáng tác phù hợp với đặc điểm của

truyện ngụ ngôn - nhân hoá con cừu non là có

suy nghĩ, nói năng, hành động giống con

người, khác với cách viết của Buyphông.

* Hình tượng chó sói

Chó sói xuất hiện kiếm cớ gây sự với cừu non

bên dòng suối:

13

- Chó sói đói meo gầy giơ xương đi kiếm mồi.

Gặp chú cừu non đang uống nước - muốn ăn

thị nhưng giấu tâm địa kiếm cớ bắt tội trừng

phạt cừu.

- Lời nói của sói thật vô lý. Đó là lời lẽ của kẻ

gian ngoan, xảo trá, ỷ mạnh bắt nạt kẻ yếu.

- Dựa trên đặc tính săn mồi của sói: ăn tươi

nuốt sống những con vật nhỏ bé yếu hơn mình

(giống nhận xét của BuyPhông).

-> Chó sói được nhân hoá dưới ngòi bút

phóng khoáng của tác giả. Sói đáng ghét bởi

nó gian giảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu, là

một bạo chúa.

Bài tập 2: So sánh cách viết của nhà

khoa học Buyphong và nhà thơ

LaPhongten về cừu và chó sói trong văn

bản (theo bảng sau)

Đặc điểm Nhà khoa

học

Nhà thơ

Đối tượng

Cách viết

Mục đích

Ý nghĩa

Hình thức tổ chức luyện tập: hs chia

nhóm làm bài tập (mỗi tổ 1 nhóm, 2

nhóm thực hiện 1 câu hỏi)

- HS thực hiện

- GV gọi hs đại diện nhóm trả lời.

GV gợi ý:

Đặc điểm Nhà khoa học Nhà thơ

Đối

tượng

loài cừu và

loài sói chung

Một con cừu

non, một con

sói đói meo

gầy giơ xương.

Cách viết Nêu lên những

đặc tính cơ bản

một cách chính

xác.

Dựa trên một

số đặc tính cơ

bản của loài

vật, đồng thời

nhân hoá loài

vật như con

người.

Mục đích Làm cho người

đọc tháy rõ đặc

trưng cơ bản

của hai loài

cừu và sói.

Xây dựng hình

tượng nghệ

thuật (Cừu non

đáng thương,

Sói độc ác,

đáng ghét).

Ý nghĩa Cùng viết về những đối tượng

giống nhau, từ đó nêu bật đặc

trưng sáng tác nghệ thuật

III. Củng cố - Dặn dò

- GV yêu cầu HS nhớ lại đơn vị kiến thức đã học

- Giao bài tập về nhà: Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh đặc trưng của sáng tác nghệ

thuật: luôn in đậm cách nhìn, cách cảm nhận riêng của người nghệ sĩ.

14

Gợi ý: cách cảm nhận riêng của Nguyễn Dữ, Nguyễn Du khi viết về đề tài người

phụ nữ Việt Nam trong XHPK; cách cảm nhận riêng của Nam Cao, Ngô Tất Tố về

người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám…

Ngày soạn: Ngày dạy:

BUỔI 2: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VIỆT NAM

I. Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được.

- Nắm được những nét khái quát về tác giả và tác phẩm, nội dung và nghệ thuật của văn

bản nghị luận.

- Nhận biết được tính cấp thiết của vấn đề được đề cập trong văn bản.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản nghị luận về vấn đề xã hội.

- Trình bày những suy nghĩ, đánh giá, nhận xét về một vấn đề xã hội.

- Rèn thêm cho học sinh viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.

3. Thái độ, phẩm chất: Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc để có tri thức. Nhận ra

những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để có hướng phát huy và khắc phục.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, phân tích, giải quyết vấn đề,

thưởng thức văn học thẩm mĩ, tương tác.

II. Tiến trình lên lớp

Tiết 1: Hệ thống lại kiến thức đã học (15 phút)

Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt

Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập

hai văn bản nghị luận đã học.

? Nhắc lại kiến thức cơ bản về tác

giả?

? Văn bản viết vào thời gian nào?

A.Văn bản: “Tiếng nói của văn nghệ”

I. Kiến thức cơ bản

1. Tác giả

- Nguyễn Đình Thi (1924-2003) quê ở Hà

Nội.

- Ông là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ,

soạn kịch,sáng tác nhạc, viết tiểu luận phê

bình,.. -> Ở lĩnh vực nào, ông cũng cóđóng

góp đáng kể.

- Là một nghệ sĩ tiên phong trong việc tìm

tòi, đổimới nghệ thuật, đặc biệt là thơ ca.

2. Văn bản:

a. Xuất xứ:

- Văn bản được viết ở chiến khu Việt Bắc

(1948) – giai đoạnđầu cuộc kháng chiến

chống Pháp – thời kì đang nỗ lực xây dựng

15

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!