Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giám định ADN người từ mẫu lẫn trong các vụ án hình sự
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
NGUYỄN THANH THỦY
GIÁM ĐỊNH ADN NGƯỜI TỪ MẪU LẪN
TRONG CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ
LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC
HÀ NỘI - 2017
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
NGUYỄN THANH THỦY
GIÁM ĐỊNH ADN NGƯỜI TỪ MẪU LẪN
TRONG CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số : 60420114
LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ THU THỦY
HÀ NỘI - 2017
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn này, với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành tới đồng chí Thượng tá, TS Lê Thị Thu Thủy - Phó Giám
đốc Trung tâm giám định Sinh học pháp lý - Viện Khoa học hình sự - Bộ
Công an đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi
để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân quý tới lãnh đạo Viện, tập thể lãnh đạo Trung
tâm và các đồng nghiệp trong Trung tâm giám định Sinh học pháp lý Viện
Khoa học hình sự - Bộ Công an đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi trong quá trình tôi thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các các thầy cô giáo đã nhiệt tình tham
gia giảng dạy truyền đạt kiến thức, các anh chị phòng đào tạo thuộc Viện Sinh
thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá học tập.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã
luôn ủng hộ và động viên tinh thần, giúp tôi vượt qua những khó khăn, trở
ngại trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với sự giúp đỡ nhiệt tình,
quý báu đó!
Hà Nội, ngày...... tháng..... năm 2017
Học viên
Nguyễn Thanh Thủy
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài ........................................................................................... 3
3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 5
1.1. Định nghĩa mẫu lẫn................................................................................ 5
1.2. Tình hình giám định mẫu lẫn.................................................................. 7
1.2.1. Trên thế giới ..................................................................................... 7
1.3. Các trường hợp mẫu lẫn, nhiễm thường gặp .......................................... 9
1.3.1. Các trường hợp mẫu lẫn thường gặp:............................................... 9
1.3.2. Các trường hợp mẫu nhiễm thường gặp: ....................................... 10
1.3.3. Biện pháp hạn chế xảy ra tình trạng mẫu nhiễm............................ 10
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 12
2.1. Vật liệu.................................................................................................. 12
2.1.1. Thiết bị, dụng cụ............................................................................. 12
2.1.2. Hóa chất.......................................................................................... 13
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 13
2.2.1. Phương pháp thu lượm dấu vết mẫu lẫn ........................................ 13
2.2.2. Tách chiết ADN từ các dấu vết mẫu lẫn ........................................ 14
2.2.3. Định lượng ADN từ các dấu vết mẫu lẫn....................................... 15
2.2.4. Nhân bội ADN từ các dấu vết mẫu lẫn .......................................... 16
2.2.5. Kỹ thuật điện di trên máy điện di mao dẫn (Capillary
Electrophoresis -CE) ................................................................................ 17
2.2.6. Phân tích kết quả ............................................................................ 18
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 24
3.1. Kết quả nghiên cứu............................................................................... 24
3.1.1 Thu thập mẫu lẫn từ các vụ án hình sự ........................................... 24
3.1.2. Tách chiết ADN mẫu nghi lẫn ....................................................... 25
3.1.3. Định lượng ADN............................................................................ 28
3.1.4. Nhân bội ADN ............................................................................... 30
3.1.5. Giải trình tự gen ............................................................................. 31
3.1.6. Phân tích kết quả ............................................................................ 31
3.2. Ứng dụng mẫu lẫn vào giải quyết một số các vụ án thực tế................. 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Bảng 2.1: Thành phần và thể tích phản ứng PCR........................................... 16
Bảng 2.2: Các thành phần hóa chất sử dụng để điện di mao quản ................. 17
Sơ đồ 2.1. Các bước trong việc giải thích hỗn hợp mẫu lẫn........................... 23
Bảng 3.1. Kết quả thu thập mẫu từ các vụ án hình sự .................................... 24
Sơ đồ 3.1. Kết quả tách chiết ADN bằng phương pháp pepfiler và chelex.... 25
Bảng 3.2. Kết quả tách chiết mẫu từ các vụ án hình sự.................................. 26
Bảng 3.3: Kết quả định lượng với 22 dấu vết mẫu tách bằng prepfiler.......... 28
Bảng 3.4: Kết quả định lượng với 17 dấu vết mẫu tách bằng chelex ............. 29
Bảng 3.5. Bảng kết quả các đỉnh alen có mặt trong một locus....................... 32
tách bằng prepfiler........................................................................................... 32
Bảng 3.6. Bảng kết quả các đỉnh alen có mặt trong một locus tách bằng chelex.... 33
Bảng 3.7: Tóm tắt kết quả phân tích 10 mẫu lẫn có hai người....................... 39
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADN : Acid deoxyribonucleotide
ARN : Acid ribonucleotide
LR : Likelihood ratio (tỉ lệ khả dĩ)
RFU : Relative fluorescent units (đơn vị huỳnh quang tương đối)
PCR : Polymerase chain reaction (phản ứng nhân bội gen)
STR : Short tandem repeat (đoạn lặp lại ngắn)
VNTR :Variable number tandem repeats (đoạn lặp có độ dài trung
bình)
RFLP : Restriction fragment length polymorphism (đa hình chiều dài
đoạn cắt giới hạn)
PAT : Peak amplitude threshold (ngưỡng biên độ đỉnh)
MIT : Match interpretation threshold (ngưỡng giải thích phù hợp)
LOD : Limit of detection (giới hạn xác định)
PHR : Peak high ratio (tỉ lệ chiều cao đỉnh)
ALLELE
PEAK
: Đỉnh alen
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Mọi sự tương tác đều để lại dấu vết” - đây là nguyên lý nổi tiếng trong
khoa học hình sự do giáo sư Edmund Locard trường đại học Y khoa
Jurisprudence ở Lyon đề ra và được gọi là nguyên lý “Locard”. Điều đó được
chứng minh bằng những hoạt động diễn ra thường ngày đều để lại dấu vết
như: lông tóc rụng khi chải đầu, tế bào da tay để lại khi cầm điện thoại, tế bào
niêm mạc miệng khi hút thuốc lá, uống nước, dấu vết tinh dịch để lại khi hiếp
dâm, dấu vết máu khi bị thương tích…Những dấu vết này là nguồn chứng cứ
quan trọng trong các vụ án hình sự, bởi lẽ con người luôn là đối tượng bị xâm
hại cũng là đối tượng gây ra dấu vết. Từ những dấu vết sinh học để lại trên
hiện trường qua công tác giám định ADN (forensic ADN analysis) có thể truy
nguyên cá thể người (Human Identification) trong các vụ án hình sự, xác định
quan hệ huyết thống (Paternity Testing), truy tìm tung tích nạn nhân, người
mất tích trong các vụ cháy, tai nạn, thảm họa, xác định hài cốt chưa rõ tung
tích như giám định hài cốt liệt sĩ... Không những vậy, giám định ADN còn là
một phương pháp hữu hiệu để truy tìm các đối tượng phạm tội thông qua lưu
trữ thông tin các cá thể (tàng thư gen tội phạm) phục vụ công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm của lực lượng CAND. Đối với các vụ án mạng thì
thông qua giám định ADN có thể chứng minh sự tác động qua lại giữa đối
tượng và nạn nhân.
ADN của đối tượng để lại trên người hoặc quần áo nạn nhân.
ADN của đối tượng để lại trên đồ vật, hung khí hoặc tại hiện trường.
ADN của nạn nhân để lại trên người hoặc quần áo của đối tượng.
ADN của nạn nhân để lại trên đồ vật, hung khí hoặc tại hiện trường.
2
ADN của nhân chứng để lại trên nạn nhân, đối tượng, thậm chí là trên đồ
vật, hung khí hoặc tại hiện trường.
Từ các mẫu dấu vết sinh vật thu được ở hiện trường và đối tượng nghi
vấn thông qua việc giám định ADN sẽ giúp cơ quan điều tra truy nguyên
được cá thể người. Thông qua tiến hành tách chiết ADN từ mẫu dấu vết sinh
vật thu được ở hiện trường và mẫu so sánh. ADN sau khi tách chiết từ vật
mang được tiến hành định lượng, tinh sạch và nhân bội, điện di và phân tích
kết quả. Phương pháp giám định ADN đảm bảo độ chính xác gần như tuyệt
đối. Theo tính toán của các nhà giám định, nếu phân tích từ 9 tổ hợp gen trên
ADN người thì trên 70 tỷ người mới có thể có người trùng lặp kiểu gen.
Về lý thuyết thì mọi dấu vết, mẫu vật có nguồn gốc cơ thể người đều có
thể được coi là đối tượng của giám định ADN như: máu, lông, tóc, tinh trùng,
mô tế bào…đến các chất bài tiết đều có giá trị để giám định ADN. Tuy nhiên,
khả năng giám định còn tùy thuộc vào lượng và chất của từng dấu vết mẫu vật
cụ thể, nghĩa là vật liệu di truyền đủ để giám định ADN. Trong thực tế giám
định do đặc thù các vụ án, vụ trọng án có tính chất, tình tiết vụ việc khác nhau,
mẫu vật gửi đến trưng cầu có chất lượng không như nhau. Hiện nay, với tình
hình tội phạm ngày càng gia tăng, phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội
ngày càng tinh vi phức tạp, tội phạm do băng nhóm gây ra có chiều hướng
tăng, do vậy chất lượng cũng như số lượng dấu vết mẫu vật ở mỗi vụ việc cũng
luôn thay đổi. Hiện tại, mỗi năm Viện Khoa học hình sự tiếp nhận hàng trăm
Quyết định trưng cầu giám định từ Cơ quan CSĐT - Công an các địa phương,
cụ thể năm 2010: 303 vụ; năm 2011: 317 vụ; năm 2012: 352 vụ; năm 2013:
386 vụ; năm 2014: 461 vụ; năm 2015: 596 vụ; năm 2016: 663 vụ; từ đầu năm
2017 đến tháng 4/2017 là 276 vụ. Với số lượng vụ việc ngày càng gia tăng,
theo đó số lượng dấu vết, mẫu vật thu thập được ở mỗi vụ án đặc biệt là các vụ
trọng án cũng ngày càng tăng cao đòi hỏi công tác giám định ADN phải nâng