Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải thích pháp luật ở việt nam hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
Giải thích pháp luật ở Việt Nam
hiện nay
Phạm Thị Duyên Thảo
Khoa Luật
Luận án TS ngành: Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp
luật; Mã số: 62 38 01 01
Người hướng dẫn: GS.TS. Phạm Hồng Thái
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Tóm tắt tình hình nghiên cứu về giải thích
pháp luật ở nước ngoài và trong nước, xác định các vấn
đề cần nghiên cứu của Luận án. Trình bày những nội
dung cơ bản về lý luận giải thích pháp luật: khái niệm,
vai trò, mục đích, nguyên tắc, phương pháp, các mô hình
của giải thích pháp luật. Nghiên cứu thực tiễn giải thích
pháp luật ở Việt Nam (cơ sở pháp lý, thực tế hoạt động,
kết quả, những vấn đề đang đặt ra). Đề xuất mô hình và
giải pháp nâng cao chất lượng giải thích pháp luật ở Việt
Nam.
Keywords: Lịch sử nhà nước; Pháp luật Việt Nam; Giải
thích pháp luật
Content
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
1. Lý luận về giải thích pháp luật (gtpl) là một bộ phận
quan trọng của khoa học pháp lý, được tổng kết từ thực tiễn gtpl
2
ở nhiều nước, có tính phổ biến, có giá trị hướng dẫn và thúc đẩy
hoạt động gtpl ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên, ở Việt Nam, lý
thuyết về gtpl chưa được quan tâm đúng mức, chưa có điều kiện
hệ thống lại và thống nhất quan điểm trên những phương diện
căn bản nhất.
2. Hoạt động gtpl ở nước ta do Uỷ ban Thường vụ Quốc
hội (UBTVQH) thực hiện theo quyền hạn, thực sự chưa đáp
ứng được nhu cầu. Do đó dẫn đến tình trạng nhiều chủ thể
ngoài UBTVQH “đã tham gia” gtpl ngoài quy định, đưa ra
nhiều sản phẩm đang cần sự đánh giá thống nhất, nghiêm túc.
3. Nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng Nhà nước
pháp quyền và cải cách tư pháp theo những yêu cầu và mục tiêu
chiến lược đã được hoạch định. Vì thế, những giải pháp khả thi
để nâng cao chất lượng gtpl ở Việt Nam nhằm phục vụ sự
nghiệp này cần sớm phải xác định.
4. Hiện nay cách đánh giá về thực tiễn gtpl từ nhiều vị trí
nghiên cứu rất phân tán, các quan điểm về gtpl ở nước ta có nhiều
điểm trái ngược, tranh cãi.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Giải thích pháp
luật ở Việt Nam hiện nay” là một đề tài nghiên cứu có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3
Mục đích: Trên cơ sở lý luận về gtpl, đánh giá tình hình
gtpl ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chất
lượng gtpl ở Việt Nam trong thời gian tới.
Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận án có nhiệm
vụ cụ thể:
- Tóm tắt tình hình nghiên cứu về gtpl ở nước ngoài và trong
nước, xác định các vấn đề cần nghiên cứu của luận án.
- Trình bày những nội dung cơ bản về lý luận gtpl: Khái
niệm, vai trò, mục đích, nguyên tắc, phương pháp, các mô hình
của gtpl.
- Nghiên cứu thực tiễn gtpl ở Việt Nam: cơ sở pháp lý, thực
tế hoạt động, kết quả, những vấn đề đang đặt ra.
- Đề xuất mô hình và giải pháp nâng cao chất lượng gtpl ở
Việt Nam
3. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của luận án
- Lý luận về giải thích pháp luật chính thức
- Hoạt động giải thích pháp luật chính thức của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội
- Thành tựu, hạn chế của thực tiễn giải thích pháp luật ở
Việt Nam
- Giải pháp nâng cao chất lượng giải thích pháp luật ở Việt
Nam
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4
- Luận án sử dụng phương pháp luận Mác – Lênin, phương
pháp hệ thống, so sánh, phân tích, tổng hợp, văn bản học…
đồng thời vận dụng các quan điểm của Đảng về xây dựng pháp
luật và cải cách tư pháp trong nhà nước pháp quyền… để
nghiên cứu gtpl ở Việt Nam.
- Phương pháp cụ thể: tìm mối liên hệ logic của hoạt động
gtpl khi áp dụng (lý luận chung chương 2) và thực tiễn hoạt
động gtpl của UBTVQH (mô hình hiện tại, chương 3) và cơ sở
lý luận của hoạt động gtpl của tòa án (mô hình tương lai,
chương 4).
5. Đóng góp của luận án
- Đặt hai quá trình gtpl: giải thích khi xây dựng pháp luật
của chủ thể lập pháp và giải thích khi thực hiện, áp dụng pháp
luật của chủ thể áp dụng pháp luật trong sự đối chiếu, so sánh
để nghiên cứu thực tiễn gtpl ở Việt Nam.
- Đưa ra một quan điểm: gtpl là một hoạt động độc lập, tất
yếu, diễn ra tập trung nhất tại nơi có sự vướng mắc của pháp
luật trong quá trình áp dụng.
- Chứng minh giải thích pháp luật trong văn bản quy phạm
pháp luật dưới luật là giải thích pháp luật trong quá trình xây
dựng pháp luật.
- Chứng minh hoạt động gtpl của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội là hoạt động gtpl trong khuôn khổ lập pháp nên không đáp
5
ứng được nhu cầu gtpl vốn tồn tại ngoài mong muốn của nhà
làm luật.
- Lý giải Tòa án Việt Nam có đủ điều kiện để nhận nhiệm
vụ gtpl chính thức trong quá trình áp dụng pháp luật đáp ứng
nhu cầu gtpl trong đời sống pháp lý.
6. Kết cấu luận án: gồm Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài
liệu tham khảo, 4 chương.
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI THÍCH
PHÁP LUẬT
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Ở nước ngoài, hoạt động gtpl đã được nghiên cứu từ những
thế kỷ trước, tập hợp thành một hệ thống lý thuyết về hoạt động
pháp lý này. Tiêu biểu như: Lý thuyết giải thích và pháp lý,
2005 (Interpretation and legal theory) của Andrei Marmor, Quy
tắc và mục đích của giải thích pháp luật, 1990 (Rule and
Purpose in Legal Interpretation) của Stephen F Williams, Giải
thích luật: Những nguyên tắc cơ bản và các khuynh hướng hiện
nay, 2008 (Statutory interpretation: General principles and
recent trends) của Yule Kim, Mục đích của giải thích trong
luật, 2005 (Purposive Interpretation in law) của Aharon Barak,
Vấn đề của sự giải thích: Tòa án liên bang và pháp luật, 1998
(A matter of interpretation: Federal courts and the law) của
Antonin Scalia,…
6
Nhìn khái quát, các học giả đã tập trung nghiên cứu: gtpl là
một hoạt động khách quan; gtpl được tiếp cận chủ yếu tại khu
vực áp dụng pháp luật, với vai trò gtpl chủ đạo là tòa án; Các
biện pháp kỹ thuật giải thích ngôn ngữ văn bản; Lý thuyết giải
thích hiến pháp và luật, các nguyên tắc, phương pháp gtpl ...
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nghiên cứu về gtpl chưa nhiều. Hiện có một số
công trình tiêu biểu như: “Cơ sở lý luận và thực tiễn của thẩm
quyền giải thích HiÕn pháp, luật, pháp lệnh của UBTVQH”,
Nguyễn Văn Thuận, Mã số 94-98-106/ĐT, Hà Nội, 1999, Thẩm
quyền của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc giải thích Hiến
pháp, luật, pháp lệnh”, của Hoàng Văn Tú (Tạp chí Nghiên cứu
Pháp luật số 5/2002), "Vai trò giải thích pháp luật của Toà án",
Võ Trí Hảo (Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3/2003), "Hoạt động
giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh trong giai đoạn xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay",
Luận văn thạc sỹ, tác giả Đỗ Tiến Dũng, Hà Nội, 2006, “Giải
thích pháp luật – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Văn
phòng Quốc hội Việt Nam, Hà Nội, 2009…
Các công trình kể trên ở Việt Nam là những nghiên cứu quan
trọng về các khía cạnh của gtpl, tuy nhiên vấn đề nổi lên là còn
nhiều nội dung lý luận đang tồn tại những quan điểm khác nhau
hoặc chưa có sự thống nhất. Chẳng hạn sự đánh giá không
thống nhất về vai trò gtpl của UBTVQH, về khả năng gtpl của