Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Giải thích pháp luật của tòa án
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT CỦA TOÀ ÁN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT CỦA TOÀ ÁN
Chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Nhật Thanh
Học viên: Phạm Thị Phương Thảo
Lớp: Cao học Luật, khóa 21
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Luật học với đề tài: “Giải thích pháp luật
của toà án” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa
học của PGS.TS Phan Nhật Thanh. Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến,
quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn
cụ thể và chính xác. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn
toàn khách quan và trung thực.
Tác giả
Phạm Thị Phương Thảo
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Viết đầy đủ Chữ viết tắt
1 Giải thích pháp luật GTPL
2 Giải thích hiến pháp GTHP
3 Tài liệu đã dẫn TLĐD
4 Uỷ ban thường vụ Quốc Hội UBTVQH
5 Văn bản pháp luật VBPL
6 Văn bản quy phạm pháp luật VBQPPL
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................3
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..............................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................4
6. Bố cục luận văn...................................................................................................5
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT CỦA TOÀ
ÁN.............................................................................................................................6
1.1. Khái niệm, phân loại, chủ thể và nguyên tắc giải thích pháp luật..............6
1.1.1. Khái niệm, sự cần thiết và mục đích của giải thích pháp luật...................6
1.1.2. Phân loại giải thích pháp luật .................................................................14
1.1.3. Chủ thể và đối tượng của giải thích pháp luật ........................................16
1.1.4. Nguyên tắc và phương pháp giải thích pháp luật....................................24
1.2. Thẩm quyền giải thích pháp luật của toà án..............................................31
1.3. Giải thích pháp luật của toà án ở một số nước trên thế giới.....................34
1.3.1. Giải thích pháp luật ở Đức .....................................................................34
1.3.2. Giải thích pháp luật ở Úc .......................................................................37
1.3.3. Giải thích pháp luật ở Trung Quốc.........................................................39
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .....................................................................................40
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT CỦA TOÀ ÁN Ở
VIỆT NAM – KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN...................................41
2.1. Cơ sở pháp lý về giải thích pháp luật của toà án .......................................41
2.2. Thực tiễn các hình thức giải thích pháp luật của toà án ...........................45
2.2.1. Giải thích pháp luật thông qua ban hành văn bản quy phạm pháp luật...45
2.2.2. Giải thích pháp luật thông qua ban hành quyết định giám đốc thẩm, báo
cáo tổng kết kinh nghiệm xét xử, công văn......................................................48
2.2.3. Giải thích pháp luật trong hoạt động giải quyết vụ việc cụ thể...............51
2.3. Kiến nghị giải pháp hoàn thiện ...................................................................56
2.3.1. Quy định cơ sở pháp lý về thẩm quyền giải thích pháp luật chính thức
cho toà án.........................................................................................................56
2.3.2. Quy định cụ thể các nguyên tắc và phương pháp giải thích pháp luật
bằng văn bản quy phạm pháp luật....................................................................59
2.3.3. Xác định phạm vi văn bản quy phạm pháp luật được giải thích.............60
2.3.4. Quy định cơ chế kiểm soát và xử lý vi phạm trong hoạt động giải thích
pháp luật...........................................................................................................60
2.3.5. Đảm bảo nguyên tắc “Thẩm phán và hội thẩm độc lập, chỉ tuân theo
pháp luật”.........................................................................................................61
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .....................................................................................62
KẾT LUẬN............................................................................................................63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Pháp luật là công cụ để quản lý xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Muốn pháp luật đi vào thực tế cuộc sống,
phát huy hiệu quả khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội, thì việc giải thích, làm
sáng tỏ nội dung của pháp luật khi không rõ nghĩa, có mâu thuẫn nội tại là một vấn
đề cần thiết, đòi hỏi sự quan tâm nghiêm túc từ phía nhà nước, trên cơ sở nghiên
cứu của các học giả. Như vậy, giải thích pháp luật (GTPL) là vấn đề có ý nghĩa
quan trọng đặt ra đối với hệ thống pháp luật của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới
trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, ở nước ta, quy định về giải thích pháp luật chưa được quan tâm
đúng mức. Điều này thể hiện thông qua thực tế số lượng các vụ việc có sự giải thích
pháp luật chính thức từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời gian
qua còn quá ít trong khi nhu cầu về hoạt động giải thích pháp luật là thường xuyên,
xuất phát từ trình độ kỹ thuật lập pháp của nước ta còn chưa cao và vì một số
nguyên nhân khác. Quy định pháp luật về các vấn đề như chủ thể có thẩm quyền
giải thích pháp luật cả về lý thuyết lẫn thực tiễn còn nhiều bất cập, kéo theo đó là
những vấn đề mang tính quyết định đến hiệu quả của sản phẩm giải thích pháp luật
cũng không được đề cập một cách chính thức như nguyên tắc và phương pháp giải
thích pháp luật. Trong khi đó, nhiều quốc gia trên thế giới trao quyền giải thích
pháp luật cho toà án. Thực tiễn cũng chứng minh rằng công tác xét xử của toà án
cần phải giải thích pháp luật vì giải thích pháp luật là phần không thể tách rời của
quyền lực tư pháp. Do đó, trao thẩm quyền giải thích pháp luật cho toà án là một
yêu cầu khách quan và hợp lý, để toà án có thể thực hiện hiệu quả chức năng xét xử
của mình cũng như công khai tư duy pháp lý trong các bản án về cách hiểu các quy
định pháp luật, để giúp cho bản án trở nên rõ ràng và thuyết phục hơn. Điều này
cũng hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, vấn đề quy
định thẩm quyền chính thức giải thích pháp luật cho toà án đến nay vẫn chưa được
quan tâm đúng mức. Nhu cầu nghiên cứu và chứng minh vai trò chính thức giải
thích pháp luật của toà án, thông qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia
trên thế giới là rất cấp thiết.