Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giai thich cau tuc ngu hum chet de da nguoi ta chet de tieng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề bài: Giải thích câu tục ngữ: “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng” Bài làm
“Tốt danh hơn lành áo” - câu tục ngữ đã nêu lên một quan niệm sống đẹp của
người xưa: Luôn đặt danh dự lên trên, không vì miếng cơm manh áo mà hủy
hoại thanh danh của mình. Bởi làm điều xấu thì tiếng xấu sẽ để đời, không gì
có thể gột rửa được. Một lần nữa, để khẳng định điều ấy, tục ngữ lại có câu: “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”. Lời dạy ấy nhắc nhở ta bài học đạo
lý ở đời. Câu tục ngữ phản ánh lại chuyện thường xảy ra trong cuộc sống: con hùm khi
chết đi, tuy xương thịt rã rời nhưng vẫn để lại bộ da quý giá. Con người cũng
vậy, dù đã chết đi tiếng tăm vẫn còn mãi về sau. Qua hình ảnh ngẫu nhiên, thường tình trong cuộc sống, câu tục ngữ muốn nhắn nhủ một bài học: Phải
sống đẹp sao cho khi đã mất, tiếng thơm vẫn còn mãi về sau, đừng làm điều sai
quấy, trái đạo lý để khi không còn trên thế gian tiếng xấu vẫn không phai mờ. Thật vậy, từ ngàn xưa đến nay, trong cuộc đời, vạn vật đều có sinh có tử, không ai bất tử bao giờ. Lúc còn sống chúng ta có người giàu, kẻ nghèo, người
giỏi, kẻ dở, người hơn, kẻ thua kém. Thế nhưng, khi chết đi thì ai cũng chỉ là
cái xác không hồn, không còn gì về vật chất, có chăng là giá trị tinh thần, tiếng
tăm của bản thân. Nếu chúng ta sống đẹp thì tiếng thơm lưu mãi ngàn năm, sống không đẹp thì suốt đời tiếng xấu vẫn lưu truyền:
Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
Những tấm gương oanh liệt xưa kia, dẫu trải qua bao năm tháng tiếng tăm vẫn
không mất. Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang
Trung..., những vị anh hùng dân tộc đã để lại những tiếng tốt cho muôn đời sau. Nhắc đến những con người ấy ai mà không cảm thấy tự hào. Ngược lại khi
nghe nhắc đến Lê Chiêu Thống “cõng rắn cắn gà nhà”, Nguyễn Anh “rước voi
giày mả tổ” thì ai cũng cảm thấy xấu hổ. Ông cha ta lại có kẻ xấu xa như thế!
Mặc dù thân xác họ đã vùi vào cát bụi nhưng ngàn đời tiếng xấu vẫn lưu danh, chịu sự phê phán của con cháu đời sau. Mặt tốt và mặt xấu, luôn tồn tại trong cuộc sống. Câu tục ngữ là chiếc phao
giúp ta phát huy mặt tốt, khắc phục mặt xấu để xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Nhất là trong xã hội hiện nay - thời mở cửa. Vật chất xa hoa phù phiếm rất dễ
khiến con người sa ngã. Nếu chúng ta không ý thức được danh dự, phẩm chất
là quý nhất thì ta dễ dàng bị cái xấu lôi cuốn trở thành kẻ đánh mất lương tri và
để lại tiếng xấu muôn đời. Hiểu được điều ấy, ngay từ nhỏ ta phải xây dựng
cho mình một lối sống đẹp, sống tốt để lớn lên hình thành được nhân cách đáng
quý, trở thành người hữu ích cho xã hội. Có như thế chúng ta mới không hổ
thẹn với con cháu mai sau. Câu tục ngữ mãi mãi là kim chỉ nam giúp ta rèn luyện đạo đức, phẩm chất của
mình. Ta luôn tâm niệm rằng nếu không được là “đóa hoa sen thơm ngát giữa
đầm” thì cũng đừng nên “con sâu làm rầu nồi canh” để hại người, hại đời mà
lưu lại tiếng xấu xa. Nếu như ai cũng nghĩ là cố gắng thực hiện tốt điều ấy thì
cuộc sống trong xã hội này sẽ ngày một tốt đẹp biết bao!