Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giai thich cau tuc ngu ban anh em xa mua lang gieng gan
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Anh chị hãy giải thích câu tục ngữ: “Bán anh em xa, mua láng
giềng gần” Bài làm
Trong cuộc sống, nhiều lúc chúng ta rất cần một mối quan hệ tốt với những
người sống kế cạnh nhà, như ông bà ta xưa từng nói: “Bán anh em xa, mua láng
giềng gần”…
Vậy “bán anh em xa, mua láng giềng gần là gì” hãy cùng nhau phân tích để làm
rõ ý nghĩa của câu tục ngữ mà ông cha ta để lại. Bán = xem như không còn cái vốn có ( vốn có = Anh, Chị, Cô, Dì, Chú, Bác..đang ở xa ). Mua = đem sự lễ phép..cung kính của bản thân.. đến làm quà
cho láng giềng hiện hữu để được nhận lại cái sự hài lòng thân thiện của mọi
người. Qua ý nghĩa bóng bẩy của các từ ngữ.. có thể bạn tạm vừa ý với toàn
câu tục ngữ. Người xưa.. cũng ghi lại kinh nghiệm cuộc sống thành câu thành ngữ: Nhất
thân nhì thế, cũng là cách để giải thích tính hiệu ứng tuyệt vời trong lời dạy
trên (là câu tục ngữ)
Thực ra ở đây không có chuyện mua bán gì cả. Câu này có ý khuyên răn người
ta nên ăn ở có tình có nghĩa, vui vẻ với hàng xóm láng giềng kề bên. Bởi anh
em họ hàng dù là thân tình, máu mủ nhưng ở xa thì nếu có việc khẩn cấp, nghiêm trọng không thể có mặt nhanh chóng để giúp đỡ bằng người ngoài
nhưng ở gần mình. Nước xa thì không cứu được lửa gần mà. Ý nói anh em họ hàng dù thân thích, nhưng ở xa cũng không có điều kiện giúp
đỡ bằng người dưng ở gần mình. Cần có quan hệ đối xử tốt với những người
hàng xóm. Khi nói: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” thì các cụ ta có ý ám chỉ tính
cách quan trọng trong tình nghĩa thuận hoà lối xóm, ngày ngày đi về thấy nhau, tháng năm gần gũi với nhau. Thử tưởng tượng sống cạnh một gia đình mà họ thường xuyên “hàng thịt nguýt
hàng cá”, dòm ngó sang nhà mình, bình phẩm điều này, chê bai điều kia, vặn
nhạc ồn ào, xe đậu bừa bãi thì làm sao mà đời sống của mình thoải mái, ăn
ngon ngủ yên cho được. Ngược lại, khi nấu bát canh chua, thiếu quả cà tô mát mà lối xóm sẵn sàng “có
đây”, tiếp tế. Cần nhờ để mắt coi chừng nhà khi đi nghỉ hè mà họ sẵn sàng
nhận lời. Cần thợ sửa xe kinh nghiệm mà họ ân cần giới thiệu một nơi… thì đời
sống chắc là nhẹ nhàng dễ chịu hơn…
Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Hàng xóm tốt đôi khi không được tán
thưởng nhưng luôn luôn được để ý. Tâm lý con người thường có thói quen
truyền miệng rỉ tai, “buôn lê” về người hàng xóm xấu chứ ít khi nói tới người
hàng xóm tốt. Với tình cảm xóm giềng, mỗi người hãy ý thức nhường nhịn và giữ hòa khí để
cuộc sống của gia đình mình trong khu xóm luôn được êm đẹp. Bởi trong đời
thường, không thiếu những lúc chúng ta nhờ cậy đến người hàng xóm: khi cần
cây búa, mượn cái thang, xin để nhờ cái kệ, cái tủ lúc sửa nhà. Khi có người
đau ốm mà gia đình neo đơn, hàng xóm lại là chỗ tự nguyện trông nhà hoặc
đưa bệnh nhân đến bệnh viện giùm. Đôi khi có việc ma chay, giỗ chạp, những