Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bài làm:
A. Lời mở đầu:
Bồi thường thiệt hại (BTTH) ngoài hợp đồng là một trong những chế định luật ra đời từ
rất sớm và đã trở thành một chế định rất quan trọng trong ngành Luật Dân sự của các quốc gia
trên thế giới. Tuy nhiên, quy định của pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng giữa các nước là
không hoàn toàn giống nhau, vì vậy, tình trạng xung đột pháp luật về vấn đề này như là một tất
yếu khách quan. Để giải quyết được những xung đột pháp luật đó thì đòi hỏi ngành luật Tư
pháp quốc tế của mỗi quốc gia cần phải có hướng đi cụ thể và kịp thời, nắm bắt kịp được với
xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay.
B. Nội dung:
I. Khái quát chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế:
1. Như thế nào là BTTH ngoài hợp đồng? Nếu trách nhiệm BTTH theo hợp đồng bao giờ cũng
được phát sinh trên cơ sở một hợp đồng có trước thì trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một
loại trách nhiệm pháp lý được phát sinh dựa trên các điều kiện do pháp luật quy định khi một
chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ 1
. Tại khoản 1, Điều 604
BLDS có quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH như sau: “Người nào do lỗi cố ý
hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi
ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ
thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
2. Như thế nào là BTTH ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài? BTTH ngoài hợp đồng có yếu
tố nước ngoài là quan hệ trách nhiệm có một trong hai yếu tố sau: Thứ nhất là, các chủ thể
tham gia trong quan hệ pháp luật về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng bao gồm: bên gây hại
và bên bị gây hại có quốc tịch khác nhau hoặc nơi cư trú khác nhau (đối với cá nhân), hoặc có
trụ sở khác nhau (đối với pháp nhân). Thứ hai là, hành vi gây thiệt hại hoặc hậu quả thực tế
phát sinh của hành vi gây ra thiệt hại xảy ra ở nước ngoài.
II. Quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật về BTTH ngoài hợp
đồng có yếu tố nước ngoài: được quy định tại Phần thứ bảy: Quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài của BLDS, cụ thể là Điều 773, như sau: “BTTH ngoài hợp đồng: 1. Việc BTTH ngoài
hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi
phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại. 2. Việc BTTH do tàu bay, tàu biển gây ra
1 Giáo trình Luật Dân sự VIệt Nam, Tập 2, TS. Lê Đình Nghị (chủ biên), Nxb. Giáo dục VIệt Nam, Hà Nội, 2010.
1