Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục phúc thẩm của toàn án nhân dân cấp tỉnh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TRẦN VĂN QUÁN
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH THEO THỦ TỤC
PHÚC THẨM CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Tp. Hồ Chí Minh – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TRẦN VĂN QUÁN
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH THEO THỦ TỤC
PHÚC THẨM CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thương Huyền
Tp. Hồ Chí Minh – 2013
LỜI CAM ĐOAN
Công trình nghiên cứu này được thực hiện với sự nổ lực của bản thân
đồng thời với sự tận tình hướng dẫn của giáo viên, theo sự phân công. Những
thông tin, tài liệu, dữ liệu, số liệu trong luận văn được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ
về nguồn gốc. Đó là những thông tin, số liệu đầy tính khách quan và trung
thực. Bản thân cam đoan đây là công trình không vay mượn, sao chép.
Trần Văn Quán
BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLTTDS : Bộ luật tố tụng Dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011
HVHC : Hành vi hành chính
PLTTGQCVAHC : Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính
QSD : Quyền sử dụng
QĐHC : Quyết định hành chính
TTHC : Tố tụng hành chính
TAND : Tòa án nhân dân
UBND : Ủy ban nhân dân
VAHC : Vụ án hành chính
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ GIẢI QUYẾT
VỤ ÁN HÀNH CHÍNH THEO THỦ TỤC PHÚC THẨM CỦA TOÀ ÁN
NHÂN DÂN CẤP TỈNH......................................................................................6
1.1. Khái niệm, mục đích, nhiệm vụ của giải quyết vụ án hành chính theo
thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính của Toà án nhân dân cấp tỉnh .........6
1.1.1. Khái niệm.............................................................................................6
1.1.2. Mục đích của phúc thẩm vụ án hành chính giải quyết vụ án hành
chính theo thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính của Toà án nhân dân cấp
tỉnh .................................................................................................................8
1.1.3. Nhiệm vụ của giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục phúc thẩm vụ
án hành chính của Toà án nhân dân cấp tỉnh .............................................11
1.2. Quy định của pháp luật về giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục
phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ...................................................15
1.2.1. Kháng cáo, kháng nghị ......................................................................15
1.2.2. Phiên toà phúc thẩm vụ án hành chính của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
......................................................................................................................21
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH THEO THỦ TỤC
PHÚC THẨM CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH................................44
2.1. Thực trạng giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục phúc thẩm của
Tòa án nhân dân cấp tỉnh..............................................................................44
2.1.1. Khái quát tình hình giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục phúc
thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ............................................................44
2.1.2. Thực trạng thực hiện các chế định pháp luật trong thực tiễn ...........48
2.2. Một số bất cập về giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục phúc
thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.............................................................57
2.3. Một số giải pháp hoàn thiện về giải quyết vụ án hành chính theo thủ
tục phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.............................................61
2.3.1. Về mặt pháp lý ...................................................................................61
2.3.2. Về mặt thực tiễn .................................................................................67
KẾT LUẬN.........................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giải quyết vụ án hành chính là một trong những hoạt động tố tụng của Tòa
án. Nói đến giải quyết vụ án hành chính là nói đến một quá trình tố tụng gồm
nhiều giai đoạn trong đó thủ tục phúc thẩm vụ án là một trình tự thủ tục. Các giai
đoạn của tố tụng hành chính bao gồm: Giai đoạn đầu: khởi kiện và thụ lý vụ án
hành chính; Chuẩn bị xét xử; Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính; Xét xử phúc
thẩm vụ án hành chính; Giai đoạn giám đốc thẩm và tái thẩm vụ án hành chính.
Cuối cùng là Thi hành án. Luật tố tụng hành chính quy định thực hiện chế độ hai
cấp xét xử ở Điều 19 như sau:
Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử án hành chính, trừ trường hợp
xét xử vụ án hành chính đối với khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại
biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Bản án,
quyết định sơ thẩm của Toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy
định của Luật TTHC.
Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ
tục phúc thẩm trong thời hạn do Luật TTHC quy định thì có hiệu lực pháp
luật; trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ
án phải được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc
thẩm có hiệu lực pháp luật.
Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện
có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo thủ tục
giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định của Luật TTHC.
Hai cấp xét xử là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của
hệ thống tư pháp ở nước ta nói chung.
Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992 - nhất là Hiến pháp 1992 quy
định rất rõ về tổ chức Tòa án. Theo đó Tòa án được tổ chức thành Tòa sơ thẩm
khu vực và tòa án cấp Tỉnh, Thành phố.
Điều 11 Luật tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi bổ sung năm 2002 quy định:
“Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử”. Đó là cấp xét xử sơ thẩm và cấp xét xử
phúc thẩm. Quy định này có tính phổ biến, Tòa án các nước trên thế giới áp dụng
2
chế độ này. Việt Nam áp dụng nguyên tắc này từ khi hiến pháp 1946. Cụ thể ở
khoản 2 Điều 28 Luật tổ chức Toà án nhân dân sửa đổi bổ sung năm 2002 quy
định Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền:
Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp
luật của Toà án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật
tố tụng. Đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn đòi hỏi Thẩm phán của Tòa án
nhân dân cấp tỉnh phải có đầy đủ năng lực, trình độ hơn hẳn Thẩm phán Tòa án
nhân dân cấp sơ hẩm. Có như vậy mới phát hiện, nhận ra những sai sót yếu kém
của cấp sơ thẩm, dù bất kỳ lý do gì.
Nghị quyết 49 của Bộ chính trị cũng đã chỉ rõ: “xác định Tòa án có vị trí
trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm”. “Mở rộng thẩm quyền xét xử của
Tòa án đối với các khiếu kiện hành chính. Đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết
các khiếu kiện hành chính tại Tòa án; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham
gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa công dân và cơ quan công quyền trước
Tòa án”.
Giải quyết vụ án hành chính là một quá trình giải tố tụng tương tự như các
thủ tục tố tụng tư pháp khác. Giải quyết vụ án hành chính sơ thẩm là một thủ tục
tố tụng cũng như giải quyết các vụ án dân sự, lao động, kinh tế, ….Tuy nhiên,
giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục hành chính nên nó có những nét đặc thù
của “hành chính”. Đó là sự hiện diện của cơ quan quyền lực công với tư cách
người bị kiện. Giải quyết vụ án hành chính là giải quyết một mối quan hệ “bất
bình đẳng” giữa một bên là Nhà nước với tư cách người bị kiện và một bên là
công dân (hoặc tổ chức) với tư cách người khởi kiện.
Khi chưa có Luật tố tụng hành chính, giải quyết vụ án hành chính chủ yếu
căn cứ vào Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ban hành năm
1996 được hướng dẫn bởi Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP ngày 04/8/2006 của
Tòa án nhân dân tối cao. Luật Tố tụng hành chính ban hành năm 2010 thay thế
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính trên tinh thần cải cách Tư
pháp theo chỉ thị của Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị. Luật tố tụng hành chính
thể hiện nhiều tiến bộ, phù hợp với thực tế giải quyết các khiếu kiện hành chính
trong thời gian qua. Có hiệu lực từ tháng 7/2011, Luật tố tụng hành chính ra đời
đã tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho công dân thực hiện quyền khiếu