Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
84
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1259

Giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến: kinh nghiệm của một số Quốc gia đối với Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ MINH NGỌC

GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ

BẰNG PHƯƠNG THỨC TRỰC TUYẾN: KINH NGHIỆM

CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ

BẰNG PHƯƠNG THỨC TRỰC TUYẾN: KINH NGHIỆM

CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Định hướng nghiên cứu

Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học : TS. Sỹ Hồng Nam

Học viên : Lê Thị Minh Ngọc

Lớp : Cao học Luật - Khóa 32

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ “Giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức

trực tuyến: Kinh nghiệm của một số quốc gia đối với việt nam” là công trình

nghiên cứu khoa học do bản thân tôi thực hiện. Những tài liệu, số liệu được sử dụng

trong luận văn bảo đảm tính khách quan, chính xác. Những kết luận khoa học của

luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.

Tác giả

Lê Thị Minh Ngọc

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AAA Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ (American

Arbitration Association)

BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự

HKIAC Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hong Kong

(Hong Kong International Arbitration Centre)

ICC Phòng Thương mại quốc tế (International

Chamber of Commerce)

ICDR Trung tâm Giải quyết tranh chấp Quốc tế

(International Centre for Dispute Resolution)

LCIA Tòa án Trọng tài Quốc tế Luân Đôn (London

Court of International Arbitration)

SCC Phòng Thương mại Stockholm (the

Stockholm Chamber of Commerce)

SIAC Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore

(Singapore International Arbitration Centre)

TAND Tòa án nhân dân

TANDTC Tòa án nhân dân tối cao

UNCITRAL Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại

quốc tế (United Nations Commission On

International Trade Law)

VADS Vụ án dân sự

VIAC Trung tâm Trọng tài Quốc tế Viên (Vienna

International Arbitral Centre)

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN

SỰ BẰNG PHƯƠNG THỨC TRỰC TUYẾN ....................................................10

1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của giải quyết vụ án dân sự bằng phương

thức trực tuyến..................................................................................................10

1.1.1. Khái niệm giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến ...........10

1.1.2. Đặc điểm giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến ............15

1.1.3. Vai trò của giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến..........18

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức

trực tuyến...........................................................................................................19

1.2.1. Sự phát triển của công nghệ....................................................................19

1.2.2. Hệ thống pháp luật..................................................................................22

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................29

CHƯƠNG 2. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐỐI VỚI VIỆT

NAM TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ BẰNG PHƯƠNG THỨC

TRỰC TUYẾN ......................................................................................................30

2.1. Về việc cấp, tống đạt các văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử.....31

2.1.1. Cấp, tống đạt các văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử theo pháp

luật tố tụng dân sự Trung Quốc và Việt Nam hiện hành...................................31

2.1.2. Kiến nghị cho Việt Nam ..........................................................................34

2.2. Về việc giao nộp, kiểm tra tài liệu, chứng cứ bằng phương thức trực

tuyến...................................................................................................................36

2.2.1. Giao nộp, kiểm tra tài liệu, chứng cứ bằng phương thức trực tuyến theo

pháp luật tố tụng dân sự Trung Quốc và Việt Nam hiện hành ..........................36

2.2.2. Kiến nghị cho Việt Nam ..........................................................................42

2.3. Về phiên tòa xét xử sơ thẩm bằng phương thức trực tuyến....................43

2.3.1. Tham gia phiên tòa xét xử bằng phương thức trực tuyến từ điểm cầu

thành phần ........................................................................................................43

2.3.2. Căn cứ tiến hành phiên tòa xét xử sơ thẩm bằng phương thức trực tuyến ..

..........................................................................................................................49

2.3.3. Hướng dẫn tiến hành phiên tòa xét xử sơ thẩm bằng phương thức trực

tuyến .................................................................................................................62

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................69

KẾT LUẬN............................................................................................................70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Xây dựng Tòa án điện tử hiện nay là xu thế tất yếu trong “thời đại số” để đáp

ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và bắt kịp nền tư pháp hiện đại của thế giới, đây cũng là

nỗ lực của hệ thống Tòa án nói chung, Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam nói riêng để

thực hiện cam kết hoàn thành xây dựng Tòa án điện tử đến năm 2025 tại Hội nghị

Chánh án các nước ASEAN1

. Trong mô hình tổng thể của Tòa án điện tử, hệ thống tố

tụng điện tử là hệ thống chính của Tòa án điện tử. Từ đó, toàn bộ hoạt động tố tụng

của một vụ án nói chung, vụ án dân sự nói riêng từ khi bắt đầu đến khi kết thúc đều

được thực hiện hoàn toàn trên môi trường điện tử. Như vậy, việc xây dựng và triển

khai giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến là bước đi tất yếu, phù hợp

với xu hướng của thế giới, định hướng của Đảng, Nhà nước và của riêng ngành tư

pháp. Hiện nay, mô hình này đang dần đi vào áp dụng thực tiễn nhờ vào một loạt các

văn bản được ban hành như Nghị quyết số 33/2021/QH15 của Quốc hội ngày

12/11/2021 về tổ chức phiên tòa trực tuyến; Quyết định số 512A/QĐ-TANDTC của

Tòa án nhân dân tối cao ngày 19/11/2021 ban hành kế hoạch triển khai thi hành Nghị

quyết số 33/2021/QH15 về tổ chức phiên tòa trực tuyến; Thông tư liên tịch số

05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BQP-BTP của Tòa án nhân dân tối cao,

Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp ngày

15/12/2021 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Tuy nhiên, việc giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến hiện nay

vẫn còn đòi hỏi nhiều yêu cầu và đặt ra nhiều thách thức cho các quốc gia đang thử

nghiệm, hướng đến phát triển và áp dụng trong tương lai như một phương thức chính

thức song song với phương thức truyền thống. Ở Việt Nam, hiện đã có một số Tòa án

nhân dân tiến hành phiên tòa trực tuyến như Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức,

Thành phố Hồ Chí Minh2

; Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương3

; Tòa án nhân dân tỉnh

Bắc Giang4

; Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội

5… Mặc dù vậy, cho đến nay, vẫn

1

“Chuyển đổi số và định hướng xây dựng Tòa án điện tử đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, https://

www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiet-tin?dDocName=TAND176649, ngày 07/8/2021.

2 Quốc Thái, Văn Cường, “Lần đầu tiên xét xử trực tuyến tại TP Hồ Chí Minh”, https://vtv.vn/phap-luat/lan-dau

-tien-xet-xu-truc-tuyen-tai-tp-ho-chi-minh-2022032218563198.htm, ngày 04/4/2022.

3 Tuyết Mai, Đan Thuần, “Tòa án Bình Dương xét xử trực tuyến: Bị cáo ra tòa từ trại tạm giam”, https://tuoitre.

vn/toa-an-binh-duong-xet-xu-truc-tuyen-bi-cao-ra-toa-tu-trai-tam-giam-202203180914273.htm, ngày 04/4/2022.

4 Trường, Yến, “Bắc Giang: Tổ chức thành công phiên tòa mẫu toàn quốc về xét xử trực tuyến án hình sự”,

http://baobacgiang.com.vn/bg/phap-luat/37483/bac-giang-to-chuc-thanh-cong-phien-toa-mau-toan-quoc-ve￾xet-xu-truc-tuyen-an-hinh-su.html, ngày 04/4/2022.

2

chưa có vụ án dân sự nào được xét xử trực tuyến. Sự bất cập về mặt pháp lý lớn nhất

ở đây là pháp luật tố tụng dân sự ở nước ta hiện chưa có một khung pháp lý chi tiết và

hoàn chỉnh để điều chỉnh, hướng dẫn cách thức xét xử trực tuyến. Trong khi đó, việc

áp dụng những quy định của hình thức xét xử truyền thống vào xét xử trực tuyến lại

có những độ chênh nhất định như: Nguyên tắc “xét xử trực tiếp, bằng lời nói” theo

Điều 225 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 gây khó khăn cho việc triển khai hình

thức xét xử trực tuyến; khái niệm “có mặt” theo giấy triệu tập của Tòa án theo khoản

16 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 trong trường hợp xét xử trực tuyến sẽ

được hiểu như thế nào để làm căn cứ hoãn phiên tòa; cách thức vận hành phiên tòa

xét xử trực tuyến như thế nào… Bên cạnh đó, những quy định hiện hành điều chỉnh

các hoạt động tố tụng trước khi mở phiên tòa như cấp, tống đạt các văn bản tố tụng;

giao nộp, kiểm tra tài liệu, chứng cứ trong trường hợp được thực hiện bằng phương

thức trực tuyến cũng không thật sự hoàn thiện, ảnh hưởng đến tiến trình tiến hành tố

tụng và mức độ chính xác, khách quan trong giải quyết vụ án. Trong khi đó, ở một số

quốc gia trên thế giới hiện nay đã xây dựng được các điều luật, thậm chí là văn bản

hướng dẫn hay luật để điều chỉnh riêng cho thủ tục tố tụng trực tuyến. Mặc dù vậy,

nước ta vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính tổng hợp, chắt lọc

những nguồn pháp luật đó để so sánh và học hỏi kinh nghiệm nhằm đề xuất những

giải pháp cho việc áp dụng giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến tại

Việt Nam. Trước thực trạng này, bản thân tác giả muốn nghiên cứu rõ hơn về những

vấn đề lý luận cơ bản của hình thức giải quyết vụ án dân sự trực tuyến cũng như

những quy định pháp luật tố tụng dân sự của một số quốc gia trên thế giới về phương

thức này, từ đó đưa ra một số kiến nghị cụ thể, phần nào giải quyết được những bất

cập đã nêu, đóng góp vào việc hoàn thiện hơn nữa pháp luật tố tụng dân sự trong điều

kiện tình hình mới hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong khoa học pháp lý ở nước ta từ trước đến nay, chế định giải quyết vụ án

dân sự bằng phương thức trực tuyến vẫn còn là một vấn đề tương đối mới, dường

như chưa có công trình nghiên cứu trong nước có tính hệ thống về vấn đề này.

Dưới hình thức giáo trình, sách chuyên khảo, có các công trình nghiên

cứu sau:

5 Song Minh, “Lần đầu tiên xét xử trực tuyến”, https://vkscapcaohcm.gov.vn/tin-tuc/lan-dau-tien-xet-xu-truc￾tuyen-4537.html, ngày 04/4/2022.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!