Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

giải phẫu sinh lý động vật
PREMIUM
Số trang
200
Kích thước
13.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1995

giải phẫu sinh lý động vật

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

KHOA NÔNG NGHIỆP-THỦY SẢN

BỘ MÔN CHĂN NUÔI THÚ Y

BÀI GIẢNG

GVHD: PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP

BÀI1: SINH LÝ MÁU

1. MÁU

1.1 Chức năng của máu

- Chức năng dinh dưỡng: Máu vận chuyển các chất dinh

dưỡng hấp thu từ ruột như O2, CO2, năng lượng và các

chất kiến tạo cơ thể như glucose, acid amin, lipid đến

các mô bào để nuôi dưỡng.

- Chức năng hô hấp: Máu vận chuyển oxy từ phổi đến

mô bào và CO2 từ mô bào về phổi để thoát ra ngoài qua

đường hô hấp.

- Chức năng bài tiết: Máu vận chuyển chất cặn bả từ quá

trình biến dưỡng như ure, CO2 thải ra ngoài qua thận,

da, phổi và những sản vật cặn bả được máu vận chuyển

đến cơ quan bài tiết như thận, da, phổi, ống tiêu hóa

- Chức năng nội tiết: Máu vận chuyển các kích thích tố

từ các tuyến nội tiết đến các cơ quan có liên quan để

kích thích các cơ quan này hoạt động

- Chức năng điều hòa thân nhiệt:

Máu vận chuyển nhiệt, giúp điều hòa thân nhiệt cho cơ

thể.

Là một thể dịch lớn có tác dụng giữ nhiệt độ cơ thể luôn

ổn định. Nhiệt sản sinh ra do sự oxy hóa các chất dinh

dưỡng ở mô bào

- Chức năng điều hòa nước: Máu vận chuyển nước từ

nơi hấp thu đến các khoảng trống gian bào và ngược để

điều hòa cân bằng nước

- Chức năng bảo vệ cơ thể: Bạch cầu và các kháng thể

có trong máu bảo vệ cơ thể khi có vi trùng, độc tố, vật lạ

xâm nhập

1.2 Huyết tương và huyết

thanh

Cho máu vào 2 ống

nghiệm.

- Ống nghiệm A: Cho

máu vào chứa sẵn chất

chống đông (heparin: 2-3

giọt, hoặc citrat Natri 5%)

khoảng 5ml máu

- Ống nghiệm B: Cho máu

không kháng đông vào. Dưới

là cục máu đông do các sợi

huyết fibrinogen kết lại thành

mạng lưới sợi fibrin giam giữ

các huyết cầu, trên chiết ra

một dịch thể màu vàng nhạt

(không còn chứa fibrinogen)

đó là huyết thanh

ống A ống B

Huyết tương

Bạch cầu

Hồng cầu

Huyết thanh

Cục máu

1.3 Lượng máu và sự phân bố

- Máu phân bố theo 2 khu vực: máu lưu thông và máu

dự trữ, thể tích máu chiếm 5,5 -11% P cơ thể.

- Máu ở mạch quản và tim gọi là máu tuần hoàn chiếm

54%.

- Phần còn lại dự trữ trong kho máu chiếm 46%, trong

lách,da.

- Nhờ có máu dự trữ trong kho mà công việc của tim

được giảm nhẹ. Khi cơ thể nghỉ ngơi, một phần máu lưu

thông đi vào kho máu, khi hoạt động bằng sự co bóp

của các cơ quan một phần máu dự trữ được tống vào

dòng máu lưu thông.

- Sự thay đổi khối lượng máu trong cơ thể chịu ảnh

hưởng bởi hệ thần kinh, các tuyến nội tiết và các nhân

tố khác.

2. TÍNH CHẤT CỦA MÁU

2.1 Mùi vị

Là chất lỏng, hơi sệt, màu đỏ, vị mặn, mùi hơi tanh

2.2 Độ quánh của máu

- Độ quánh của máu của máu được xác định so sánh

với độ quánh của nước. Nếu lấy độ quánh của nước là

1, thì độ quánh của máu là 5 (biến đổi từ 3 -6 theo loài

và trạng thái cơ thể)

- Độ quánh của máu có được là do hàm lượng protid

huyết tương và hồng cầu quyết định. Vì vậy hàm lượng

hồng trong một thể tích máu càng nhiều thì độ quánh

càng lớn.

- Độ quánh của máu được tạo nên do sự ma sát giữa

các phần tử đó với nhau. Độ quánh ảnh hưởng đến sức

cản của máu chảy trong mạch nên ảnh hưởng đến huyết

áp

2.3 Tỷ trọng của máu

Tỷ trọng của máu nặng hơn nước, thay đổi phụ thuộc

vào số lượng hồng cầu

2.4 Độ pH

Độ pH của máu 7,35-7,50. Trong điều kiện bình thường

thay đổi rất ít 0,1-0,2 khi thay đổi 0,2-0,3 trong một thời

gian dài là do gia súc bị trúng độc

2.5 Áp suất thẩm thấu

Áp suất thẩm thấu của máu là sức thấm qua của nước

và những chất hòa tan trong nước của huyết tương từ

máu qua thành mạch máu vào khoảng không gian bào

và ngược lại

3. THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC TÍNH CỦA MÁU

Máu là một mô liên kết đặc biệt gồm 2 thành phần

- Phần đặc là thành phần hửu hình 45%

- Phần lỏng là huyết tương 55%

3.1 Huyết tương

- Chất lỏng màu vàng nhạt do chứa nhiều sắc tố màu

vàng.

-Thành phần hóa học của huyết tương gốm nước chiếm

90%, và vật hất khô chiếm 10%

-Trong chất khô có protid, glucid, lipid, các sản phẩm

phân giải protid, enzyme, hormone, vitamin, các thể

miễn dịch và sắc tố, các muối khoáng

• Trong protid huyết tương gồm 3 loại: Albumin, Globulin,

Fibrinogen

Albumin: Được tổng hợp tại gan rồi đưa vào máu và vận

chuyển đến các mô bào để tạo thành abumin đặc trưng

cho từng loại mô, albumin tham gia vận chuyển các acid

béo tự do, sắc tố mật Cholesterol và Ca, Mg

Globulin: Bằng biện pháp điện di người ta đã tách được

các tiểu phần 1, 2 globulin,

1, 2 globulin và  globulin có chức năng vận chuyển

các hormon của tuyến thượng thận và tuyến sinh dục,

các kim loại nặng Fe, Cu, Zn..  globulin là loại miễm

dịch gọi tắt là Ig (Immunoglobulin). globulin còn tạo nên

các yếu tố đông máu

Fibrinogen: Đây là một loại sợi huyết do gan sản xuất.

Nó tham gia vào quá trình gây đông máu. Nên trong các

bệnh về gan, tốc độ đông máu thường chậm

Trong lâm sàng thú y và y khoa, người ta dựa vào tỷ lệ

để chẩn đoán bệnh và xác định trạng thái sức khỏe của

cơ thể

Nếu A/G tăng thì hoặc A tăng, hoặc G giảm

A tăng khi trạng thái cơ thể tốt, đồng hóa tốt protit của

thức ăn

G giảm thì chức năng miểm kháng cơ thể giảm, thường

thấy do chức năng các hạch lâm ba

Nếu A/G giảm thì hoặc A giảm, hoặc G tăng

A giảm khi ăn đói protit, suy gan, viêm thận

G tăng là dấu hiệu có sự xâm nhập của vi trùng và vật lạ

vào cơ thể

• Glucid huyết tương chủ yếu là glucose chiếm 40-260mg

%, hàm lượng glucose trong máu luôn ổn định với từng

loài, được điều hòa bởi hệ thần kinh và nội tiết

• Lipid trong huyết tương gồm acid béo tự do, cholesterol,

glycerid, phosphatide, liporotein.

• Muối: Các muối vô cơ: chúng tồn tại dưới dạng ion

3.2 Thành phần hửu hình của máu: hồng cầu, bạch cầu,

tiểu cầu

3.2.1 Hồng cầu

• Hình thái

Hồng cầu động vật có vú hình tròn, đĩa, lõm hai mặt,

không có nhân, chim, bò sát, lạc đà, nai hình thoi, hồng

cầu đứng riêng lẻ có màu vàng, từng đám có màu đỏ

• Cấu tạo: Bao bởi 1 màng mỏng bên ngoài, màng hồng

cầu là một màng lipoproten, bên trong là sườn tế bào

chất (lipoprotein)

•Tính chất: Đàn hồi, nhớt,Tính thấm chọn lọc qua màng

tế bào hồng cầu, biến dạng theo môi trường: Dung dịch

đẳng trương: (NaCl 90/00) hồng cầu không thay đổi, dung

dịch ưu trương: (NaCl > 90/00) nước từ hồng cầu đi ra

ngoài → hồng cầu teo lại→ teo huyết, dung dịch nhược

trương (NaCl <90/00) nước từ ngoài thấm vào, hồng cầu

nở to lên đến một mức độ nào đó sẽ vở ra → tiêu huyết

• Sức đề kháng của hồng cầu: sức chịu đựng tối đa của

hồng cầu trong môi trường nhược trương mà lúc đó hiện

tượng tiêu huyết sắp xảy ra.

• Số lượng: Số lượng hồng cầu các loài không giống

nhau (triệu/mm3 máu). Nó thay đổi theo loài, giống,

tuổi, tính biệt, chế độ dinh dưỡng, trạng thái cơ thể và

bệnh tật

• Đời sông hồng cầu: Hồng cầu sinh ra từ tủy đỏ xương

(trong thời kỳ bào thai do gan tiết ra), ở loài nhai lại hồng

cầu sống 30-60 ngày, loài khác khoảng 120 ngày

• Sức đề kháng của màng hồng cầu – hiện tượng dung

huyết: Cho hồng cầu vào dung dịch nhược trương, hồng

cầu phồng lên, đó là nhờ màng hồng cầu có tính bền

vững thẩm thấu, nhưng sức đề kháng đó chỉ có hạn,

nếu dung dịch quá nhược trương thì hồng cầu sẽ bị vỡ

gọi là dung huyết hoặc tiêu huyết.

• Hemoglobin (Huyết cầu tố): quyết định chức năng của hồng

cầu, là một protid máu.

• Tỷ dung: Tế bào máu dễ dàng tách khỏi huyết tương bằng

cách quay ly tâm. Hồng cầu lắng xuống đáy, bạch cầu và tiểu

cầu hiện diện lớp mỏng bên trên hồng cầu. Phần trăm thể tích

giữa hồng cầu với máu được gọi là tỷ dung (hematorit). Giá trị

được tính lít/lít, nhưng thường sử dụng %. Ví dụ 1 lít máu chứa

0,3 lít hồng cầu có tỷ dung là 0,3 lít/lít hoặc 30%. Tỷ dung đổi

tùy theo giống, loài,dinh dưỡng, cao độ, vận động. Tỷ

dung giảm trong trong bệnh thiếu máu, do số lượng

hồng cầu giảm.

• Tốc độ lắng của hồng cầu: Hồng cầu trong máu kháng đông

lắng xuống dưới đáy ống nghiệm (wintrobe) theo thời gian lưu

trữ gọi là tốc độ lắng ↔ phần trên là huyết tương, hồng cầu tụ

tập lại thành cục nặng hơn huyết tương nên lắng xuống đáy.

Khi tốc độ lắng hồng cầu nhanh hơn bình thường, chứng

tỏ cơ thể bị viêm, nhiễm trùng

3.2.2 Bạch cầu

• Số lượng và đời sống bạch cầu: Bạch cầu sử

dụng máu như một công cụ vận chuyển đến

những vị trí viêm do vi khuẩn, vi rus nấm, ký sinh

trùng.

• Số lượng bạch cầu ít hơn hồng cầu, biến thiên

khoảng 5.000-30.000 tế bào/mm3, bạch cầu có

hạt có đời sống ngắn, chúng di chuyển trong

mạch máu 4-8 giờ, sau đó rời dòng máu 3-4

ngày. Nếu cơ thể bị nhiễm trùng thì đời sống

bạch cầu hạt ngắn.

• Phân loại và hình thái bạch cầu: Có 2 loại

• Bạch cầu có hạt gồm: bạch cầu đa nhân trung

tính, bạch cầu ưa acid, bạch cầu ưa base

- Bạch cầu đa nhân trung tính:

Chiếm 65% trong tổng số, nhân chia nhiếu múi nối với

nhau bằng sợi chỉ rất mảnh khó nhìn thấy rõ, hạt trong

bào tương nhỏ, bắt màu trung tính hồng, đại bộ phận

hình đốt. Chức năng thực bào vi khuẩn và những mảnh

tế bào nhỏ nên còn gọi là tiểu thực bào. Nó tăng lên

trong các bệnh viêm, nhiễm trùng cấp tính và trong giai

đoạn bình phục sau khi mất máu nhiều (do tai nạn hoặc

mổ), khi gan, tim phổi….bị hoại tử. Giảm trong các bệnh

sốt thương hàn, sốt dị ứng, khi bị trúng độc dài, sốt rét,

nhiễm virus, nhiễm độc kim loại

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!