Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải phẫu, sinh lý
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ Y TÊ
VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO
S Á C H D Ù N G CHO CÁC T R Ư ỜN G T R U N G HỌC Y TẺ
NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC
BỘ Y TẾ
VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO
GIẢI PHẪU - SINH LỶ
SÁCH DÙNG CHO CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC Y TẼ'
MÃ SỐ: T.10.VV1, T.30.VV1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TR U N G TÂM HỌG L IỆ U
NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC
HÀ NỘI - 2007
CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN
VỤ KHOA HỌC VÀ DÀO TẠO, Bộ Y TẾ
NHỮNG NGƯỜI BIÊN SOẠN
P h ầ n g iả i p h ẫ u
TS. NGUYỄN VÄN HUY
P h ầ n s in h lý
TS. LÊ BÁ THỨC
THAM GIA TỔ CHỨC BẢN THẢO
THS. PHÍ VÄN THÂM VÀ
BAN THƯ KÝ HĐTĐSGK VÀ TLDH
© Bản quyền thuộc Bộ Y tế (Vụ khoa học và Đào tạo)
2
LỜI GIỚI THIỆU
Thực hiện Nghị định 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn triển khai luật Giáo dục, Bộ Y tế đã phê duyệt và ban hành
các chương trình khung cho giáo dục trung học chuyên nghiệp nhóm ngành sức
khoẻ. Bộ Y tế tổ chức biên soạn bộ tài liệu dạy - học các môn cơ sở và chuyên môn
theo chương trình mói nhằm từng bước xây dựng bộ sách chuẩn trong công tác đào
tạo trung học ngành y tế.
Cuốn Giải phẫu - Sinh lý được các giảng viên có kinh nghiệm trong công tác
đào tạo nhân lực y tế biên soạn dựa trên chương trình giáo dục của ngành Điều
dưỡng đa khoa, Hộ sinh hệ trung học. Tài liệu chia làm 2 phần: Giải phẫu học và
Sinh lý học, mỗi phần có các chương/mục với sô' tiết học dựa trên quy định của
chương trình. Mỗi chương/mục đều cấu trúc gồm: mục tiêu, nội dung và tự lượng
giá. Đây là tài liệu tốt, làm cơ sở biên soạn giáo trình dạy - học phù hợp vói các đối
tượng đào tạo trong trường Trung học và Cao đẳng y tế. Năm 2005, cuốn sách đã
được Hội đồng chuyên môn thẩm định sách giáo khoa và tài liệu dạy - học của Bộ Y
tế thẩm định, làm tài liệu dạy - học của các trường T rung học ngành y tế trong giai
đoạn hiện nay.
Vụ Khoa học và Đào tạo, Bộ Y tê xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn
Huy, Trường Đại học Y Hà Nội (biên soạn phần Giải phẫu học) và TS. Lê Bá Thúc,
Trung học y tế Bệnh viện Bạch Mai (biên soạn phần Sinh lý học) đã tích cực tham
gia hoàn thành tài liệu này. Sách xuất bản lần đầu chắc chắn còn nhiều khiếm
khuyêt, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và đồng
nghiệp đê cucín sách ngày càng hoàn thiện.
VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
MỤC LỤC
Lời giới thiệu 3
Phần 1. GIẢI PHẪU HỌC 7
Chương 1. Giói thiệu môn giải phẫu học người 9
Chương 2. Hệ xương 11
Chương 3. Hệ khớp 48
Chương 4. Hệ cơ 71
Chương 5. Hệ tim mạch 112
Chương 6. Hệ hô hấp 139
Chương 7. Hệ tiêu hoá 157
Chương 8. Hệ tiết niệu 185
Chương 9. Các hệ sinh dục 196
Chương 10. Hệ thần kinh 211
Chương 11. Các giác quan 248
Phần 2. SINH LÝ HỌC 261
Chương 1. Sinh lý đại cương 263
Giới thiệu môn sinh lý học 263
Đại cương về cơ thể sống 263
Đại cương về tế bào 266
Dịch ngoại bào, dịch nội bào và hằng tính nội mõi 270
Sinh lý học chuyển hoá năng lượng 273
Sinh lý điều hòa thân nhiệt 279
Chương 2. Sinh lý máu 284
Sinh lý học hổng cầu 285
Sinh lý bạch cầu 289
Sinh lý học tiểu cầu 292
5
Chương 3. Sinh lý tuần hoàn 297
Sinh lý tim 297
Sinh lý tuần hoàn động mạch 304
Sinh lý tuần hoàn tĩnh mạch 307
Sinh lý tuần hoàn mao mạch 309
Chương 4. Sinh lý hô hấp 315
Chương 5. Sinh lý tiêu hoá 328
Chương 6. Sinh lý tiết niệu 340
Chương 7. Sinh lý nội tiết 347
Sinh lý vùng dưới đồi 347
Sinh lý tuyến yên 348
Sinh lý tuyến giáp '
Sinh lý tuyến cận giáp 253
Sinh lý tuyến thượng thận 354
Sinh lý tuyến tuỵ nội tiết 356
Chương 8. Sinh lý sinh sản 362
Sinh lý sinh sản nữ 362
Sinh lý sinh sản nam 370
Chương 9. Sinh lý thần kinh 378
Chức năng cảm giác của hệ thần kinh 383
Chức năng vận động của hệ thần kinh 386
Vai trò vận động của tiểu não 390
Chức năng vận động của vỏ não 391
Sinh lý hệ thần kinh thực vật 393
Chức năng cấp cao của hệ thần kinh 394
Chuyển hoá của não 396
Tài liệu tham khảo 4°2
6
P h ầ n 1
GIẢI PHẪU HỌC■
Chương 1
GIỚI THIỆU MỒN GIẢI PHẪU HỌC NGƯỜI
Giải phẫu học và các phân môn của giải phẫu học
Giải phẫu học người (hum an anatom y) là ngành khoa học nghiên cứu cấu
trúc cơ thể người. Tùy thuộc vào phương tiện quan sát, giải phẫu học được chia
thành hai phân môn: giải phẫu đại th ể (gross anatom y hay macroscopic anatom y)
nghiên cứu các cấu trúc có thể quan sá t bằng m ắt thường và giải phẫu vi thê
(microscopic anatom y hay histology) nghiên cứu các cấu trúc nhỏ chỉ có thê nhìn
thấy qua kính hiển vi.
Các phương thức mô tả giải phẫu
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, có nhiều cách mô tả giải phẫu khác nhau. Ba
cách tiếp cận chính trong nghiên cứu giải phẫu là giải phẫu hệ thống, giải phẫu
vùng và giải phẫu bề mặt.
G iải p h ẫ u h ệ th ố n g (systemic anatom y) là cách mô tả mà ở đó cấu trúc của
từng hệ cơ quan (thực hiện một chức năng nào đó của cơ thể) được trìn h bày riêng
biệt. Giải phẫu hệ thống thích hợp vói mục đích giúp người học hiểu được chức
năng của từng hệ cơ quan. Các hệ cơ quan của cơ thê có: hệ da, hệ xương, hệ khốp,
hệ cơ, hệ th ần kinh, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tiế t niệu, hệ sinh
dục và hệ nội tiết. Các giác quan là một phần của hệ th ầ n kinh.
G iải p h ã u v ù n g (regional anatomy) hay g iả i p h ả u đ in h k h u (topographical
anatomy) là nghiên cứu và mô tả giải phẫu của tấ t cả các cấu trúc (thuộc các hệ cơ
quan khác nhau) trong một vùng, bao gồm cả những liên quan của chúng với
nhau. Cơ thể được chia th àn h những vùng lón sau đây: ngực, bụng, đáy chậu và
chậu hông, chi dưới, chi trên, lưng, đầu và cổ. Mỗi vùng này lại được chia thành
những vùng nhỏ hơn.
G iả i p h ẫ u b ề m ặ t (surface anatom y) là mô tả hình dáng bề m ặt cơ thể
người, đặc biệt là những liên quan của bể m ặt cơ thể với những cấu trúc ở sâu hơn
như các xương và các cơ. Mục đích chính của giải phẫu bề m ặt là giúp ngưòi học
hình dung ra những cấu trúc nằm dưới da. Ví dụ, ở những ngưòi bị vết thương do
dao đâm. thầy thuốc phải hình dung ra những cấu trúc bên dưỏi vết thương có thể
bị tổn thương.
Vị trí của môn giải phẫu học trong y học
Trong y học, giải phẫu học đóng vai trò của môt môn học cơ sở. Kiến thức
giải phâu học người là kiến thức nền tảng, giúp ta hiểu được hoạt động của cơ thể
người (sinh lí học). Fernei nói rằng "Giải phẫu học cần cho sinh lí học giông như
môn địa lí cần cho môn lịch sử". Giải phẫu học cùng là nền tảng kiến thức căn bản
của tấ t cả các chuyên ngành lâm sàng.
9
Tưthê giải phẫu
s T ất cả các mô tả giải phẫu được trìn h bày trong mối liên quan với tư th ế già'
phâu đệ đảm bảo rằng các mô tả đó được rõ ràng và chính xác Môt ngưòi ờ tư thế
giải phẫu là một người đứng thảng với: đầu, m ắt và các ngón chan hướng ra trước,
các gót chân và các ngón chân áp sá t nhau, và hai tay buong thong ơ haï bên với
các gan bàn tay hướng ra trước.
Các mặt phẳng giải phẫu
N hững mô tả giải phẫu được dựa trên bôn loại m ặt phẳng giải phẫu cắt qua
cơ thể ở tư th ế giải phẫu. Có nhiều m ặt phẳng đứng dộc đứng ngang và nằm
ngang nhưng chỉ có một m ặt phẳng đứng dọc giữa. Tac dụng chính của các m ặt
phang giải phẫu là để mô tả các m ặt cắt và các hình ảnh của cơ thể
M ặ t p h ẳ n g đ ứ n g dọc g iữ a (m edial sagittal plane) là m ặt phảng thẳng
đứng đi dọc qua trung tâm của cơ thể, chia cơ thể thành các nửa phải và trái.
C ác m ặ t p h ẳ n g d ứ n g dọc (sagittal planes) là những m ặt phẳng th ản g
đứng đi qua cơ thể song song với m ặt phang đứng dọc giữa.
C ác m ặ t p h ẳ n g đ ứ n g n g a n g (coronal/frontal planes) là những m ặt phảng
thẳng đứng đi qua cơ thể vuông góc với m ặt phảng đứng dọc giữa, chia cơ thể
thành các phần trước và sau.
C ác m ặ t p h ẳ n g n ằ m n g a n g (horizontal planes) là các m ặt phảng đi qua
cơ thê vuông góc vđi các m ặt phăng đứng dọc giữa và đứng ngang. M ột m ặt phăng
năm ngang chia cơ thể thành các phần trên và dưới.
Các từ chỉ mối quan hệ vị trí và so sánh
Có nhiều tính từ được sử dụng để mô tả mối liên hệ về vị trí của các phần cơ
thê ở tư th ế giải phẫu bằng cách so sánh vị tr í tương đối của h ai cấu trú c với
nhau, một cấu trúc đơn lẻ với bề m ặt hoặc đường giữa, hay m ột cấu trú c với các
cực cơ thể. Dưới đây là những từ thường được sử dụng.
_ T rên (superior/cranial/ cephalic) là nằm gần hơn về phía đầu; ví dụ nói "Tim
năm trên cơ hoành" nghĩa là nói tim nằm gần đầu hơn cơ hoành, nói cái gì đó đi
vê phía đầu tức là nói đi vê phía trên.
D ưới (inferior/caudal) là nằm gần hơn về phía bàn chân; ví dụ nói "Dạ dày
năm dưới tim nghĩa là nói dạ dày nằm gần bàn chân hơn so với tim .
Trước (anterior) là ở gần m ặt trước cơ th ể hơn.
S a u (posterior) là nằm gần m ặt sau cơ th ể hơn.
B ên (lateral) và g iữ a (m edial). Bên là nằm xa m ặt phẳng dọc giữa hơn. giũia
thì ngược lại. G ần (proximal) và x a (distal). G ần nghĩa là năm gân th â n hoặc là
điểm nguyên uỷ (điểm gốc) cua một m ạch m áu, th ần kinh, chi hoặc cơ quan., hon;
xa có nghĩa ngược lại.
N ông (superficial) là nằm gần bề m ặt hơn và sá u (deep) là năm xa bê m ặt hơn.
B ên tro n g (internal) là ở gần hơn về phía trung tâm của một cơ q uan hay
khoang ròng, bên n g o à i (external) thì ngược lại.
10
Chương 2
HỆ XƯƠNG (SKELETON SYSTEM)
MỤC TIÊU
1. Trinh bày được những kiến thức chung nhất về hệ xương: sự phân chia,
đặc điểm cấu tạo của mỗi loại xương, sự hình thành và ph á t triển của
các xương.
2. Mô tả được những đặc điểm hình th ể chính của các xương: các m ặt
khớp, các chỗ bám của cơ, các mốc bề mặt.
3. Gọi đúng được tên của các chi tiết chính trên các phương tiện thực
hành giải phẫu hệ xương.
1. Đại cưdng
Xương là những cơ quan được cấu tạo chủ yếu bằng mô xương, một loại mô
liên kết rắn. Bộ xương đảm nhiệm các chức năng: nâng đỡ cơ thể, bảo vệ và làm
chỗ dựa cho các cơ quan, và vận động (cùng hệ cơ - khớp); bộ xương cũng là nơi
sản sinh các tế bào m áu và là kho dự trữ chất khoáng và chất béo (H 2.1).
Hình 2.1. Bộ xương n(
Xg cung
- Khói xg cổ tay
^-C á c xg đót bân tay
- - Các xương đót ngón tay
11
1.1. Hình th ể ngoài
Dựa vào hình thể ngoài và cấu tạo có thể chia xương th à n h các loại như
xương dài (long bone), xương ngắn (short bone), xương dẹt (flat bone), xương
không đêu (irregular bone), xương có hốc k h i (pneum atized bone) và xương vừng
(sesamoid bone). Các loại xương vối những hình thể khác nhau kể trên thích ứng
với các chức nàng riêng biệt, ví dụ như xương dài có khả năng vận động với động
tác rộng rãi, xương dẹt thiên về chức năng bảo vệ v.v... Các xương dài có một thân
xương và hai đầu xương, ớ xương chưa trưởng thành, th ân và mỗi đầu xương dài
được ngăn cách nhau bàng một sụn đầu xương.
1.2. Cấu tạo
1.2.1. Cấu tạo chung của các loại xương
Bất kỳ một xương nào cũng được cấu tạo bằng các phần sau đây, kê từ ngoài
vào trong: màng ngoài xương, mô xương đặc, mô xương xốp và ổ tuỷ. Mô xương
thuộc loại mô liên kết, bao gồm các tế bào bị vây quanh bởi ch ất cản bản ră n đặc.
C hất căn bản của xương bao gồm 25% nước, 25% sợi protein và 50% muối khoáng.
Các loại tê bào của mô xương là tạo côt bào, huỷ côt bào và tê bào xương.
M à n g n g o à i xư ơ n g (periosteum ) là một m àng mô liên kết dai giàu mạch
m áu bọc quanh bề m ặt xương (trừ nơi có sụn khớp). M àng này gồm hai lớp: lớp
ngoài là mô sợi, lớp trong chứa các tế bào sinh xương (osteogenic cells). M àng
ngoài xương giúp xương phát triển về chiều rộng. Nó cũng có tác dụng bảo vệ và
nuôi dưỡng xương, giúp liền xương gãy và là nơi bám cho các dây chằng và gân.
Sụn khớp là một lớp sụn trong bao phủ m ặt khớp của các xương. Nó làm giảm ma
sá t và làm giảm sự va chạm tại những khớp hoạt dịch.
X ư ơ ng d ặ c (compact bone) là thành phần đóng vai trò chính trong chức
năng bảo vệ, nâng đỡ và kháng lại lực nén ép của trọng lực hay sự vận động. Mô
xương đặc được tổ chức thành những đơn vị được gọi là các hệ thống H avers. Mỗi
hệ thông H avers bao gồm một Ống Havers ở tru n g tâm chứa các mạch m áu. mạch
bạch huyết và thần kinh. Bao quanh ống này là các lá xương đồng tâm . G iữa các
lá xương là những khoang nhỏ (gọi là các hồ) chứa các tế bào xương và dịch ngoại
bào. Ống H avers và các hồ được nối liền bằng những kênh nhỏ gọi là các tiểu quản
xương. Vùng nằm giữa các hệ thống H avers chứa các lá xương kẽ. Các lá xương
bao quanh xương ỏ ngay dưới m àng xương là các lá chu vi ngoài.
X ư ơ n g xố p (spongy bone) do nhiều bè xương bắt chéo nhau chằng chịt tạo
nên một m ạng lưới vây quanh các khoang nhỏ, trông như bọt biển. K hoang nằm
giữa các bè xương chứa tuỷ đỏ (red bone marrow), nơi sản xuất các tế bào máu.
Mỗi bè của xương xốp cũng được cấu tạo bàng các lá xương, các hồ chứa các tế bào
xương và các tiểu quản nhưng không có các hệ thống H avers thực sự.
Ổ tu ỷ (m edullary cavity) là khoang rỗng bên trong th ân xương dài chứa tuỳ
vàng (yellow bone m arrow). T hành ổ tuỷ được lót băng nội cốt m ạc (endosteum ),
Tuỷ vàng chứa nhiều tê bào mỡ.
12
1.2.2. Đặc điểm cấu tạo riêng của mỗi loại xương (HỊ2.2)
Xương dài. Ở th â n xư ơ n g (diaphysis), lớp xương đặc dày ở giữa và mỏng
dần về phía hai đầu; lớp xương xốp thì ngược lại. Ở hai d ầ u x ư ơ n g (epiphysis),
lớp xương đặc chỉ còn là một lớp mỏng, bên trong là khối xương xốp chứa tuỷ đỏ.
Xương ngắn có cấu tạo giông như đầu xương dài. Xương dẹt gồm hai bản
xương đặc kẹp ỏ giữa là một lớp xương xốp.
1.3. Các m ạch m áu của xương
Xương được cấp m áu tốt nhờ hai loại động mạch: các động mạch nuôi xương
và các động mạch mạch màng xương.
Với một xưdng dài, các đ ộ n g m a ch n u ô i xư ơ n g thường gồm một động mạch
lớn chạy chếch qua xương đặc qua một lỗ nuôi xương (nutrient foramen) ở gần giữa
thân xương đến ổ tuỷ xương và một số động mạch nhỏ đi vào đầu xương. Trong 0
tuỷ xương động mạch lán chia thành các nhánh gần và xa chạy dọc theo chiều dài
của ổ tuỷ và phân chia thành các nhánh nhỏ dần đi vào mô xương của thân xương,
các động mạch còn lại nuôi dưỡng cho mô xương và tuỷ đỏ của đầu xương.
Mô xg đặc
Mô xg xốp
Xương dẹt Màng ngoài xương
Ổ tuỷ
Mô xg đặc
Mô xg xốp
Xương dải Xương ngắn
Hình 2.2. Cấu trúc của các loại xương
13