Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh 7 - thành phố Hồ Chí Minh: Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng / Nguyễn Thị Tường Vi ; Nguyễn Minh Hải người hướng dẫn khoa học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI
GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI
NHÁNH 7 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆTNAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI
GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH 7 –
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Hải
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
TÓM TẮT
Từ trước đến nay, nợ xấu là vấn đề tồn đọng của nhiều ngân hàng vì hoạt
động tín dụng luôn chứa đựng rất nhiều rủi ro. Với các khoản nợ xấu phát sinh
khiến cho ngân hàng phải bỏ ra chi phí để trích lập dự phòng làm giảm lợi nhuận,
ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hậu quả của nợ xấu
vô cùng nan giải, chúng tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và hoạt động
của các Ngân hàng thương mại (NHTM) cũng như khách hàng nói riêng. Vì vậy,
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh 7 – TP. Hồ Chi
Minh (Vietinbank CN7) luôn coi việc xử lý nợ xấu là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình, luôn đưa ra những biện
pháp quyết liệt, tích cực để thu hồi nợ xấu cho ngân hàng, nâng cao lợi nhuận, uy
tín của Vietinbank CN7 cũng như của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công
thương Việt Nam (Vietinbank) trong quá trình đổi mới, hiện đại hóa để phát triển và
hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Do đó, luận văn này được thực hiện nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao
hiệu quả xử lý nợ xấu tại Vietinbank CN7. Bằng việc sử dụng phương pháp thống
kê, mô tả, so sánh, tác giả tiến hành nghiên cứu về quy trình xử lý nợ xấu, các biện
pháp xử lý nợ xấu đã được áp dụng tại Vietinbank CN7 và đánh giá thực trạng xử lý
nợ xấu tại Ngân hàng giai đoạn 2014 – 2018, từ đó nhận định những tồn tại yếu
kém và đề ra giải pháp khắc phục. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Vietinbank CN7 đã
nỗ lực thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu với nhiều phương án khách nhau. Tuy
nhiên, công tác xử lý nợ xấu của Vietinbank CN7 vẫn còn khá nhiều hạn chế, xuất
phát từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan từ phía bản thân Ngân hàng và
khách hàng. Vì vậy, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử
lý nợ xấu tại Vietinbank CN7 cũng như tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công
thương Việt Nam và một số kiến nghị đối với Chính phủ, Cơ quan hữu quan để tạo
thuận lợi cho Ngân hàng trong quá trình triển khai các giải pháp này. Tóm lại, luận
văn có những đóng góp về mặt thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu
tại Vietinbank CN7 và Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện. Những thông tin và
nội dung nêu trong đề tài đều dựa trên nghiên cứu thực tế, các số liệu và tài liệu
được trích dẫn có nguồn gốc đáng tin cậy.
Luận văn này được hoàn thành sau quá trình học tập, nghiên cứu thực tiễn
của bản thân và dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy TS. Nguyễn Minh Hải.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Tường Vi
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới đến Quý Thầy Cô Trường
Đại học Ngân hàng TP.HCM đã hỗ trợ, giúp đỡ và trực tiếp giảng dạy, truyền đạt
kiến thức khoa học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, là cơ sở nền tảng để thực
hiện luận văn này và áp dụng vào thực tiễn công việc. Đặc biệt, tôi chân thành tri ân
vai trò định hướng khoa học của TS. Nguyễn Minh Hải, giúp tôi hình thành ý tưởng
nghiên cứu và dìu dắt tôi từng giai đoạn trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn
thiện luận văn về đề tài “Giải pháp xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam Chi nhánh 7 – Thành phố Hồ Chí Minh”.
Tôi cũng chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các anh/chị Lãnh đạo phòng và
đồng nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh
7 – Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác, đồng thời hỗ
trợ, tư vấn cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè luôn động
viên, chia sẻ và tiếp thêm nguồn lực cho tôi để hoàn thành luận văn này.
Do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, luận văn này không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ Quý Thầy Cô, đồng
nghiệp và các bạn học viên.
Tôi chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH/ BIỂU ĐỒ/ LƯU ĐỒ............................................................ iv
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..............................................................................11
1.1. Tổng quan về nợ xấu......................................................................................11
1.1.1. Các quan điểm về về nợ xấu ..........................................................................11
1.1.2. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu.......................................................................14
1.2. Các tác động của nợ xấu.................................................................................16
1.3. Các biện pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ................................18
1.3.1. Nhóm biện pháp đề xuất lộ trình để khách hàng để rút giảm dư nợ ..............18
1.3.2. Nhóm biện pháp thanh lý nợ ..........................................................................19
1.3.3. Biện pháp xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng ..................................................21
1.3.4. Các biện pháp xử lý khác ...............................................................................22
1.4. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm
cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ......................................................23
1.4.1. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số ngân hàng tiêu biểu trên thế giới ......24
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Vietinbank trong xử lý nợ xấu ..............................29
Kết luận chương 1 .....................................................................................................32
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI
NHÁNH 7 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................33
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi Nhánh 7 –
Thành phố Hồ Chí Minh ...........................................................................................33
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam ........................................................................................................................33
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Vietinbank CN7...................................35
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Vietinbank CN7..............................................................36
2.1.4. Kết quả hoạt động của Vietinbank CN7 giai đoạn 2014-2018 ......................37
2.2. Thực trạng xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương
Việt Nam Chi nhánh 7 Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2014-2018 .......................44
2.2.1. Quy trình xử lý nợ xấu tại Vietinbank CN7...................................................44
2.2.2. Các biện pháp xử lý nợ xấu đã được áp dụng tại Vietinbank CN7................47
2.2.3. Đánh giá thực trạng xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công
thương Việt Nam Chi nhánh 7 Thành phố Hồ Chí Minh .........................................50
Kết luận chương 2 .....................................................................................................61
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI
NHÁNH 7 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................62
3.1. Định hướng trong hoạt động kinh doanh, quản lý rủi ro và xử lý nợ xấu của
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh 7 Thành phố Hồ
Chí Minh đến năm 2020............................................................................................62
3.1.1. Về hoạt động kinh doanh ...............................................................................62
3.1.2. Về quản lý rủi ro và xử lý nợ xấu...................................................................64
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ
phần Công thương Việt Nam Chi nhánh 7 Thành phố Hồ Chí Minh.......................65
3.2.1. Nâng cao năng lực xử lý nợ và giáo dục đạo đức nghề nghiệp .....................65
3.2.2. Kiểm soát, nâng cao chất lượng tài sản..........................................................66
3.2.3. Nhận diện sớm nợ xấu....................................................................................66
3.2.4. Xây dựng thông tin đầy đủ và công khai về các khoản nợ xấu......................66
3.2.5. Về việc xử lý nợ xấu và kiểm soát, hạn chế nợ xấu phát sinh .......................67
3.3. Kiến nghị nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ
phần Công thương Việt Nam ....................................................................................68
3.3.1. Tiếp tục hoàn thiện quy trình, quy chế triển khai pháp luật về xử lý nợ xấu.68
3.3.2. Kiến nghị về công nghệ và cơ cấu tổ chức ....................................................68
3.3.3. Nâng cao hiệu quả công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc
NHTMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank AMC)............................................68
3.4. Kiến nghị nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu với Chính phủ và các cơ quan hữu
quan ........................................................................................................................70
3.4.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến thể chế tài chính và
xử lý nợ xấu...............................................................................................................70
3.4.2. Hoàn thiện quy định xử lý tài sản đảm bảo....................................................70
3.4.3. Xây dựng được một hệ thống thông tin quốc gia công khai ..........................71
3.4.4. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế thị trường mua bán nợ .................................72
3.4.5. Hoàn thiện pháp luật cho vay.........................................................................72
Kết luận chương 3 ...................................................................................................74
KẾT LUẬN..............................................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................77
PHỤ LỤC.................................................................................................................82
i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Giải nghĩa tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt
1 CASA Current Account
Savings Account Không kỳ hạn
2 CB Cán bộ
3 CBTD Cán bộ tín dụng
4 CIC Credit Information
Center Trung tâm thông tin tín dụng
5 CVĐ Có vấn đề
6 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
7 DPRR Dự phòng rủi ro
8 FDI Foreign Direct
Investment Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
9 GDP Gross Domestic
Product Tổng sản phẩm quốc nội
10 GHTD Giới hạn tín dụng
11 HĐKD Hoạt động kinh doanh
12 HĐTD Hợp đồng tín dụng
13 HĐXLTD Hội đồng xử lý tín dụng
14 KH Khách hàng
15 KHBL Khách hàng bán lẻ
16 KHDN Khách hàng doanh nghiệp
17 LĐP Lãnh đạo phòng
18 NCVĐ Nợ có vấn đề
19 NHNN Ngân Hàng Nhà Nước
20 NHTM Ngân Hàng Thương Mại
21 NHTMCP Ngân Hàng Thương Mại Cổ
Phần
22 NIM Net Interest Margin Biên lãi ròng
23 PLN Phân loại nợ
24 QLKN Quản lý khoản nợ
ii
25 SME Small and Medium
Enterprise Doanh nghiệp nhỏ và vừa
26 SPDV Sản phẩm dịch vụ
27 TCHC Tổ chức hành chính
28 TCTD Tổ Chức Tín Dụng
29 TH Tổng hợp
30 TP.HCM Thành Phố Hồ Chí Minh
31 TSBĐ Tài sản bảo đảm
32 TTQT Thanh toán quốc tế
33 TTTM Tài trợ thương mại
34 VAMC
Vietnam Asset
Management
Company
Công ty TNHH MTV Quản lý
tài sản của các tổ chức tín dụng
Việt Nam
35 VIETINBANK
Vietnam Joint Stock
Commercial Bank For
Industry And Trade
Ngân hàng Thương mại cổ phần
Công Thương Việt Nam
36 VIETINBANK
AMC
Công ty quản lý nợ và khai thác
tài sản trực thuộc Ngân hàng
Thương mại cổ phần Công
Thương Việt Nam
37 VIETINBANK
CN7
Ngân hàng thương mại cổ phần
Công Thương Việt Nam Chi
nhánh 7 – Thành phố Hồ Chí
Minh
38 WTO World Trade
Organization Tổ chức thương mại thế giới
39 XLKN Xử lý khoản nợ
40 XLRR Xử lý rủi ro