Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
PREMIUM
Số trang
128
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1424

Giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN HẢI TRIỀU

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG TRIỀU,

TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN HẢI TRIỀU

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG TRIỀU,

TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN NHUẬN KIÊN

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

i

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn:"Giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh" đƣợc thực hiện từ tháng 10/2013 đến

tháng 02/2014. Toàn bộ nội dung luận văn này là do bản thân tác giả tự

nghiên cứu từ những văn bản pháp quy của Nhà nƣớc, những tài liệu tham

khảo quá trình thực tế triển khai xây dựng nông thôn mới tại huyện Đông

Triều, tỉnh Quảng Ninh và đƣợc hoàn thiện theo hƣớng dẫn của ngƣời

hƣớng dẫn khoa học theo quy định.

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là

trung thực và chƣa sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào. Mọi sự

giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích

dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Quảng Ninh, ngày 16 tháng 03 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Hải Triều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm

giúp đỡ rất nhiệt tình và quý báu của nhiều tập thể và cá nhân trong và

ngoài trƣờng.

Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý

đào tạo Sau đại học, cùng các thầy cô giáo trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị

kinh doanh đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập

tại trƣờng.

Tôi cũng xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Trần Nhuận

Kiên, ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong việc hoàn thành luận

văn này.

Xin chân thành cảm ơn Huyện uỷ huyện Đông Triều, Ủy ban nhân dân

huyện Đông Triều, Phòng nông nghiệp PTNT huyện Đông Triều, các phòng

chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Đông Triều; Xin cảm ơn Đảng ủy,

Ủy ban nhân dân các xã và bà con nhân dân trong huyện Đông Triều đã giúp

đỡ, cộng tác cùng tôi để luận văn đƣợc hoàn thành.

Quảng Ninh, ngày 16 tháng 03 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Hải Triều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

iii

MỤC MỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii

MỤC MỤC.......................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ...................................................... vi

DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4

4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của Luận văn.................................... 4

5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 5

Chƣơng 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN VỀ

NÔNG THÔN MỚI......................................................................................... 6

1.1. Một số lý luận cơ bản về nông thôn........................................................... 6

1.1.1. Khái niệm và đặc trƣng nông thôn.......................................................... 6

1.1.2. Khái niệm phát triển nông thôn............................................................... 9

1.1.3. Những vấn đề chủ yếu về nông thôn mới ............................................. 12

1.1.4. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới.................................................... 19

1.1.5. Các bƣớc xây dựng nông thôn mới....................................................... 20

1.1.6. Nội dung Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ................................. 21

1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 26

1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng về xây dựng nông thôn mới....... 26

1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ..... 34

Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 37

2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 37

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 37

2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu .......................................................................... 37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

iv

2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu................................................................ 37

2.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp thông tin........................................................... 38

2.2.4. Phƣơng pháp phân tích thông tin .......................................................... 38

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 39

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI

HUYỆN ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH........................................ 44

3.1. Điều kiên tự nhiên-kinh tế xã hội huyện Đông Triều .............................. 44

3.1.1. Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên ...................................................... 44

3.1.2. Các đặc điểm về điều kiện kinh tế- xã hội............................................ 47

3.1.3. Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn của huyện ảnh hƣởng tới

xây dựng nông thôn mới ................................................................................. 52

3.2. Nội dung xây dựng nông thôn mới của huyện Đông Triều ..................... 54

3.2.1. Hoàn chỉnh Quy hoạch xây dựng nông thôn mới:................................ 55

3.2.2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ........................................ 55

3.2.3. Hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hoá và phát triển các hình thức tổ

chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn để tăng thu nhập cho ngƣời dân ....... 57

3.2.4. Phát triển văn hóa - xã hội..................................................................... 58

3.2.5. Bảo vệ và phát triển môi trƣờng nông thôn .......................................... 59

3.2.6. Củng cố, nâng cao chất lƣợng và vai trò của các tổ chức trong hệ

thống chính trị ở cơ sở..................................................................................... 60

3.3. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Đông Triều .................... 61

3.3.1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện .............................................................. 61

3.3.2 Kết quả thực hiện xây dựng NTM ở huyện Đông Triều........................ 62

3.3.3. Thực trạng đầu tƣ xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc

gia về nông thôn mới....................................................................................... 69

3.4. Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới ......................................... 86

3.4.1. Những kết quả đạt đƣợc ........................................................................ 86

3.4.2. Những hạn chế ...................................................................................... 88

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

v

3.4.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 89

Chƣơng 4: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN

NĂM 2020 ...................................................................................................... 90

4.1. Quan điểm xây dựng nông thôn mới của huyện đến năm 2015 và

đến năm 2020 .................................................................................................. 90

4.2. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới của huyện đến năm 2015 và

năm 2020 ........................................................................................................ 92

4.2.1. Mục tiêu chung...................................................................................... 92

4.2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 92

4.3.Một số giải pháp cơ bản xây dựng nông thôn mới ở huyện Đông Triều ....... 93

4.3.1. Về công tác chỉ đạo điều hành .............................................................. 94

4.3.2. Công tác tuyên truyền, vận động .......................................................... 95

4.3.3. Công tác tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong năm

2014-2015....................................................................................................... 95

4.3.4. Phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội.............................................. 97

4.3.5. Tổ chức tiếp nhận và huy động các nguồn lực xây dựng nông

thôn mới .......................................................................................................... 98

4.4. Kiến nghị.................................................................................................. 99

4.4.1. Đối với Trung ƣơng .............................................................................. 99

4.4.2. Đối với tỉnh ......................................................................................... 100

KẾT LUẬN .................................................................................................. 102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 104

PHỤ LỤC..................................................................................................... 106

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nguyên nghĩa

BCĐ Ban chỉ đạo

BHYT Bảo hiểm y tế

CCB Cựu chiến binh

CNH-HĐH Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá

CN-TTCN Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

DĐĐT Dồn điền đổi thửa

GTSX Giá trị sản xuất

GTVT Giao thông vận tải

HĐND Hội đồng nhân dân

HTX Hợp tác xã

KHKT Khoa học kỹ thuật

MTTQ Mặt trận tổ quốc

MTQG Mục tiêu quốc gia

NN-ND-NT Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn

NTM Nông thôn mới

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PTNT Phát triển nông thôn

SXKD Sản xuất kinh doanh

TCQG Tiêu chí quốc gia

THCS Trung học cơ sở

UBND Uỷ ban nhân dân

VH - TT - DL Văn hoá - Thể thao - Du lịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất huyện Đông Triều năm 2011.. 477

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động ......................................................... 48

Bảng 3.3: GTSX huyện Đông Triều thời kỳ 2010 - 2013 .............................. 49

Bảng 3.4: Công tác tuyên truyền, tập huấn đào tạo năm 2011 ....................... 64

Bảng 3.5: Kết quả xây dựng mô hình phát triển sản xuất tập huấn KHKT

cho ngƣời dân năm 2011................................................................. 66

Bảng 3.6: Kết quả xây dựng hạ tầng nông thôn huyện Đông Triều ............... 67

Bảng 3.7: Đầu tƣ xây dựng nông thôn mới phân theo nguồn vốn và nội

dung thực hiện giai đoạn 2011-2013 .............................................. 68

Bảng 3.8: Tình hình thực hiện tiêu chí quy hoạch năm 2011......................... 70

Bảng 3.9: Tình hình thực hiện tiêu chí giao thông năm 2013......................... 71

Bảng 3.10: Tình hình thực hiện tiêu chí thủy lợi năm 2013 ........................... 72

Bảng 3.11: Thực hiện tiêu chí về hạ tầng điện lƣới nông thôn năm 2013...... 73

Bảng 3.12: Tình hình thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa năm 2013.... 74

Bảng 3.13: Tình hình thực hiện tiêu chí về giáo dục năm 2013 ..................... 77

Bảng 3.14: Tổng hợp đánh giá số xã đạt tiêu chí NTM theo từng tiêu chí

năm 2013......................................................................................... 80

Bảng 3.15: Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí theo nhóm năm 2013.... 81

Bảng 3.16: Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí trên toàn huyện

năm 2013 ........................................................................................ 83

Bảng 3.17: Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá mức độ phát triển kinh tế sau

3 năm xây dựng nông thôn mới ...................................................... 85

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn nƣớc ta đã đạt đƣợc thành tựu khá

toàn diện và to lớn trong những năm đổi mới. Đối với Quảng Ninh, nông thôn

chiếm gần 47% dân số trong toàn tỉnh, trong đó có 43% lao động trong tỉnh

đang sinh sống và làm việc. Trong những năm qua, tỉnh luôn giành sự quan

tâm đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đã tập trung nguồn lực đầu tƣ

xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu vùng nông thôn, nhất là hệ

thống giao thông, điện, trƣờng học, trạm y tế xã, công trình thuỷ lợi, nƣớc

sinh hoạt, thiết chế văn hoá cơ sở, hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ

nghèo, kiên cố hoá trƣờng học, chính sách tín dụng, hỗ trợ vay vốn sản xuất

cho nông dân nghèo vùng khó khăn; chƣơng trình trợ giá, trợ cƣớc cho nông

dân miền núi, đồng bào thiểu số, vùng khó khăn,...

Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ giúp nông dân ổn định

và phát triển sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, diện mạo nông

thôn và đời sống nông dân từng bƣớc đƣợc cải thiện, phát triển. Kinh tế nông

thôn phát triển theo hƣớng tăng tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề đã

góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cƣ nông thôn. Các hình thức tổ

chức sản xuất ở nông thôn tiếp tục đƣợc đổi mới, phát triển đa dạng, đã huy

động và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực ở nông thôn; cƣ dân ở nông

thôn có thêm việc làm, thu nhập đƣợc nâng cao góp phần xoá đói giảm nghèo.

Hệ thống chính trị ở nông thôn luôn có nhiều chuyển biến, tiến bộ; dân chủ cơ

sở đƣợc phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững.

Tuy nhiên, những thành tựu đạt đƣợc chƣa tƣơng xứng với tiềm năng,

lợi thế và chƣa đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp phát triển còn kém bền

vững, thiếu quy hoạch, tốc độ tăng trƣởng có xu hƣớng giảm dần, sức cạnh

tranh thấp, chƣa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; kết cấu hạ

tầng kinh tế- xã hội còn yếu kém, thiếu đồng bộ; môi trƣờng ngày càng ô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2

nhiễm. Đô thị hoá nông thôn còn tự phát, cảnh quan bị phá vỡ; nhiều nét văn

hoá truyền thống của làng, xã bị pha tạp, phôi pha bản sắc văn hoá dân tộc;

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ

cấu lao động ở nông thôn còn chậm, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp

có quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp.

Đời sống vật chất và tinh thần của cƣ dân nông thôn nhất là ở các vùng

sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo còn ở mức thấp; chênh lệch giàu nghèo giữa

thành thị và nông thôn, giữa các vùng ngày càng lớn, phát sinh nhiều vấn đề

xã hội bức xúc về việc làm, thu nhập…

Những hạn chế, yếu kém trên có những nguyên nhân khách quan và

chủ quan. Về khách quan, nhu cầu đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp, nông

thôn lớn song khả năng đáp ứng của các nguồn lực còn thấp. Cơ chế chính

sách cho phát triển nông nghiệp, nông thôn chƣa đồng bộ, chƣa có bộ tiêu chí

chuẩn để thực hiện. Khu vực nông thôn Quảng Ninh nhất là miền núi có địa

hình phức tạp và chịu nhiều tác động của thiên tai. Về chủ quan, quan điểm

đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn chƣa thống nhất; nhận thức về vị trí, vai

trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn bất cập so với thực tiễn; cơ chế,

chính sách phát triển các lĩnh vực này thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá; một

số chủ trƣơng, chính sách, thiếu tính khả thi nhƣng chậm đƣợc điều chỉnh, bổ

sung kịp thời; đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc và các thành phần kinh tế vào

nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn thấp, chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển;

tổ chức chỉ đạo thực hiện và công tác quản lý nhà nƣớc còn nhiều bất cập, yếu

kém; năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của hệ thống chính trị,

nhất là ở cơ sở nhiều mặt chƣa đáp ứng yêu cầu.

Chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ khu vực

nông thôn còn hạn chế, chƣa phát huy vai trò chủ thể của cƣ dân nông thôn

trong xây dựng nông thôn mới; vai trò của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận

Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng trong việc triển khai các chủ trƣơng,

chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở

nhiều nơi còn hạn chế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3

Trƣớc thực tiễn đó, Trung ƣơng Đảng và Nhà nƣớc đã rất quan tâm về

xây dựng nông thôn với mục tiêu, nội dung và các tiêu chí mới. Chƣơng trình

mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn từ năm 2010 - 2020

đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt là cụ thể hóa Nghị quyết số 26-

NQ/TW về xác định nhiệm vụ xây dựng Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về

xây dựng nông thôn mới. Đây là chƣơng trình với mục tiêu xây dựng nông

thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bƣớc hiện đại, cơ cấu kinh tế

và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển

nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy

hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi

trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ, an ninh trật tự đƣợc giữ vững; đời sống vật chất

và tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao. Cụ thể hóa Chƣơng

trình trên đƣợc thể hiện bằng Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Sự vận

dụng Bộ tiêu chí này cho từng vùng, miền, địa phƣơng có sự khác nhau để

phù hợp với điều kiện cụ thể, trên cơ sở xây dựng mô hình mẫu cấp xã để từ

đó rút kinh nghiệm, học tập và nhân rộng. Để Chƣơng trình xây dựng nông

thôn mới đạt mục tiêu, việc tìm ra cách vận dụng tốt nhất các tiêu chí trong

thực hiện nhƣ sự chủ động của các địa phƣơng, tiến độ thực hiện, sự phối hợp

với các ngành, các cấp, sự xác định chủ thể thực sự của ngƣời dân, đồng thời

việc bổ sung, thay thế một số nội dung tiêu chí chƣa phù hợp, là hết sức cần

thiết đối với thực tiễn tỉnh Quảng Ninh nói chung, huyện Đông Triều nói

riêng. Do đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp xây dựng nông thôn mới

trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh” để nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Đề tài đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Đông

Triều, tỉnh Quảng Ninh. Nêu ra những thành công đã đạt đƣợc, đồng thời xác

định những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình xây dựng nông thôn mới

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!