Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp về huy động vốn đầu tư phát triển nông thôn huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG VĂN CHUNG
GIẢI PHÁP VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG VĂN CHUNG
GIẢI PHÁP VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8620115
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG HOÀI AN
THÁI NGUYÊN - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Trong nội dung luận văn có sử dụng số liệu tham khảo tài liệu về huy động
vốn phát triển nông thôn ở nước ngoài. Tài liệu về huy động vốn phát triển
nông thôn của huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, huyện Lương Sơn, tỉnh
Hòa Bình, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh và một số tài liệu khác như trong
phần danh mục tài liệu tham khảo đã nêu. Kết quả nghiên cứu là trung thực.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình trước các quy
định của Trường Đại học Thái nguyên - Đại học Nông lâm Thái nguyên và
trước Pháp luật.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 3 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hoàng Văn Chung
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho em gửi lời trân thành cảm ơn đến Ban Lãnh đạo
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban Lãnh đạo và các Thầy, Cô
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên đã tạo điều kiện cho em được học tập, nghiên cứu tại trường. Giúp
cho em được củng cố thêm lý luận, thực tiễn, kiến thức chuyên môn trong tổ
chức thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước về đầu tư phát triển
nông thôn trong giai đoạn hiện nay. Bổ sung cho em các kỹ năng, phương
pháp thực hiện để hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao tại địa phương.
Em xin trân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy
và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin trân thành cảm ơn Thầy giáo TS. Dương Hoài An - Người đã
trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn các cơ quan, đơn vị, các đồng chí,
đồng nghiệp đã tạo điều kiện cung cấp số liệu, phối hợp trong thời gian học
tập và xây dựng luận văn.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 3 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hoàng Văn Chung
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT......................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ................................................................. vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN.............................................................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của Đề tài ............................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2
4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................... 2
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI............................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu .................................................... 4
1.1.1. Tại sao phải phát triển nông thôn.......................................................... 4
1.1.2. Vai trò của vốn trong phát triển nông thôn........................................... 5
1.1.3. Các kênh để huy động vốn phát triển nông thôn .................................. 6
1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu................................................. 7
1.2.1. Các chính sách huy động vốn đầu tư phát triển nông thôn của
Việt Nam............................................................................................... 7
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu................................................. 10
1.3.1. Các nghiên cứu huy động vốn đầu tư phát triển nông thôn ở
nước ngoài .......................................................................................... 10
1.3.2. Các nghiên cứu, chính sách đầu tư phát triển nông thôn trong nước....... 12
1.4. Đánh giá chung rút ra từ tổng quan tài liệu ........................................ 19
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...... 24
2.1. Đặc điểm và địa bàn nghiên cứu......................................................... 24
2.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................... 24
iv
2.1.2. Kinh tế-xã hội...................................................................................... 25
2.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................... 36
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 36
2.3.1. Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu .............................................. 36
2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu............................................................ 38
2.3.3. Phương pháp thống kê kinh tế ............................................................ 38
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................. 39
2.4.1. Chỉ tiêu về quy mô nguồn vốn huy động............................................ 39
2.4.2. Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động ............................... 39
2.4.3. Chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn huy động .................................................. 40
2.4.4. Chỉ tiêu chi phí huy động vốn............................................................. 40
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................... 41
3.1. Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển nông thôn huyện Bình
Gia giai đoạn 2013-2017..................................................................... 41
3.1.1. Các chính sách, chương trình đầu tư phát triển nông thôn trên địa
bàn huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.................................................... 41
3.1.2. Các nguồn huy động vốn đầu tư phát triển nông thôn trên địa bàn
huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn .......................................................... 42
3.1.3. Kết quả huy động vốn đầu tư phát triển nông thôn trên địa bàn
huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn .......................................................... 43
3.3.2. Khó khăn............................................................................................. 70
3.3.3. Tồn tại và nguyên nhân tồn tại............................................................ 75
3.4. Giải pháp nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư
phát triển nông thôn trên địa bàn huyện trong thời gian tới ............... 76
3.4.1. Phân tích SWOT trong huy động vốn đầu tư phát triển nông thôn .... 76
3.4.2. Giải pháp thực hiện hoàn thành các mục tiêu của quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực ... 78
v
3.4.3. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Tập trung thực hiện đề án tái
cơ cấu ngành nông nghiệp, Chương trình mục tiêu Quốc gia,
Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 ................. 79
3.4.4. Xây dựng mối liên kết "4 nhà": Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà
nông, nhà khoa học và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư..... 80
3.4.5. Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách và nguồn tín dụng có
sự quản lý của Nhà nước..................................................................... 81
3.4.6. Huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách và huy động vốn Nhân dân ... 83
3.4.7. Huy động vốn đầu tư nước ngoài........................................................ 84
3.4.8. Thực hiện tốt chính sách thu hút người có trình độ chuyên môn
cao; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho phát
triển nông nghiệp nông thôn ............................................................... 85
3.4.9. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả
phục vụ người dân và doanh nghiệp ................................................... 85
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................... 86
1. Kết luận ....................................................................................................... 86
2. Khuyến nghị................................................................................................ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89
PHỤ LỤC....................................................................................................... 92
vi
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
NSNN : Ngân sách nhà nước
NTM : Nông thôn mới
PTDTBT : Phổ thông dân tộc bán trú
PTDTNT : Phổ thông dân tộc nội trú
THCS : Trung học cơ sở
UBND : Ủy ban nhân dân
QĐ-UBND : Quyết định-Ủy ban nhân dân
QĐ-TTg : Quyết định-Thủ tướng Chính phủ
NQ/TW : Nghị quyết/Trung ương
QH13 : Quốc hội khóa 13
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng:
Bảng 3.1. Kết quả huy động nguồn vốn đầu tư phát triển huyện Bình
Gia giai đoạn 2013-2017............................................................. 43
Bảng 3.2. Kết quả huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển nông
thôn huyện Bình Gia giai đoạn 2013-2017................................. 46
Bảng 3.3. Cơ cấu sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển nông thôn
huyện Bình Gia giai đoạn 2013-2017......................................... 47
Bảng 3.4. Danh mục sử dụng vốn ngân sách nhà nước đầu tư phát
triển nông thôn huyện Bình Gia giai đoạn 2013-2017 ............... 50
Bảng 3.5. Mức tăng trưởng nguồn vốn đầu tư phát triển nông thôn, thu
nhập bình quân đầu người và mức giảm tỷ lệ hộ nghèo
huyện Bình Gia giai đoạn 2013-2017......................................... 51
Bảng 3.6. Sự quan tâm và tiếp cận của hộ gia đình đến chính sách huy
động vốn đầu tư phát triển nông thôn huyện Bình Gia .............. 53
Bảng 3.7. Kết quả huy động vốn ngoài ngân sách nhà nước đầu tư phát
triển nông thôn huyện Bình Gia, giai đoạn 2013-2017 .............. 59
Bảng 3.8. Kết quả cho vay tín dụng đầu tư phát triển nông thôn của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn....................... 61
Bảng 3.9. Kết quả cho vay tín dụng đầu tư phát triển nông thôn của
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bình Gia........................... 62
Bảng 3.10. Kết quả huy động các quỹ hỗ trợ giai đoạn 2013-2017.............. 63
Bảng 3.11. Kết quả huy động vốn nhân dân đầu tư phát triển nông thôn
huyện Bình Gia giai đoạn 2013-2017......................................... 66
Bảng 3.12. Tổng hợp thu, chi ngân sách Nhà nước huyện Bình Gia giai
đoạn 2013-2017 .......................................................................... 72
Hình:
Hình 3.1. Tỷ lệ tăng nguồn vốn huy động đầu tư tại khu vực nông
thôn hàng năm............................................................................. 45
Hình 3.2. Nguồn vốn huy động đầu tư phát triển tại khu vực nông
thôn huyện Bình Gia giai đoạn 2013-2017................................. 45
viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Mục đích
Nghiên cứu, đánh giá vai trò của khu vực nông thôn đến phát triển kinh
tế-xã hội của huyện; Hệ thống hóa được vấn đề lý luận và thực tiễn về huy
động vốn đầu tư; Phân tích, đánh giá tình hình huy động vốn đầu tư phát triển
nông thôn huyện Bình Gia giai đoạn 2013-2017. Từ đó đánh giá kết quả đạt
được, hạn chế và nguyên nhân. Kết hợp kinh nghiệm có chọn lọc của các
nước trong đầu tư phát triển nông thôn, các chính sách đầu tư phát triển nông
thôn của nước ta đang thực hiện để có những giải pháp hiệu quả hơn trong
việc huy động vốn đầu tư phát triển nông thôn huyện Bình Gia đến năm 2020,
định hướng đến năm 2025.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu
Tham khảo ý kiến, trao đổi các chuyên gia, các lãnh đạo của huyện, của
tỉnh qua các thời kỳ từng công tác tại huyện Bình Gia và những người có kinh
nghiệm về lĩnh vực nông thôn đánh giá, phân tích, nhận xét được chính xác,
khách quan và thực tiễn hơn. Từ đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi, có ý
nghĩa thực tiễn đối với huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
Sử dụng bảng hỏi, chọn hộ ngẫu nhiên để điều tra, phỏng vấn 30 hộ gia
đình/xã, tổng số mẫu điều tra/3 xã là 90 hộ, các đối tượng liên quan. Từ đó,
tổng hợp, phân tích số liệu điều tra để đánh giá mức độ quan tâm của Nhân
dân đối với các chính sách phát triển nông thôn. Tác động của các chính sách
đến đầu tư phát triển nông thôn.
2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Sau khi thu thập được các thông tin, mẫu phiếu điều tra sẽ tiến hành xử
lý và phân tích thông tin tại phần mềm excel.
Sử dụng phương pháp so sánh để rút ra được các kết luận về hiệu quả
công tác huy động vốn đầu tư; Phương pháp thống kê mô tả dựa trên các số
liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của các
lĩnh vực kinh tế xã hội; Sử dụng Phương pháp phân tích để tìm hiểu và đưa ra
đề xuất trên cơ sở khó khăn, thuận lợi, cơ hội, thách thức. Ngoài ra, khi tổng
hợp, đánh giá đề tài còn tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các lãnh đạo có