Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải Pháp Triển Sản Xuất Theo Hướng Nông Nghiệp Hàng Hoá Chất Lượng Cao Trên Địa Bàn Huyện Lương Sơn Tỉnh Hoà Bình
PREMIUM
Số trang
109
Kích thước
1021.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1628

Giải Pháp Triển Sản Xuất Theo Hướng Nông Nghiệp Hàng Hoá Chất Lượng Cao Trên Địa Bàn Huyện Lương Sơn Tỉnh Hoà Bình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HOÀNG ĐỨC MINH

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THEO HƯỚNG

NÔNG NGHIỆP HÀNG HOÁ CHẤT LƯỢNG CAO

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HOÀ BÌNH

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60.31.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. TRẦN VĂN DƯ

Hà Nội, 2011

1

MỞ ĐẦU

Nông nghiệp nước ta đang từ tình trạng lạc hậu tiến lên xây dựng nông

nghiệp sản xuất hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa không qua giai đoạn

phát triển tư bản chủ nghĩa. Trong giai đoạn đẩy mạnh quá trình công nghiệp

hóa - hiện đại hóa đất nước phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá là một

hướng đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Phát triển nông nghiệp hàng hóa chất

lượng cao, thực hiện quan hệ hàng hóa - tiền tệ trong nông nghiệp là phương

thức tối ưu để thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng nền kinh tế.

Đất nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất lương

thực chủ yếu là cây lúa nước mà một số hoa màu khác nhưng phân tán. Bên

cạnh đó, nền kinh tế của nước ta còn gặp nhiều khó khăn, chưa có được nền

tảng để tạo đà phát triển. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã mở

ra cho nền kinh tế nông nghiệp một hướng đi mới với một nền kinh tế hàng

hoá nhiều thành phần, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp theo định

hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà nước và đặc biệt là nông

nghiệp đã được chú trọng hơn. Từ sau nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, cụ thể

hoá là Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về khoán sản phẩm cây

lúa đến nhóm người và người lao động. Đây được coi là chìa khoá vàng để

mở ra thời kỳ mới của nông nghiệp. Đảng ta đã xác định để phát triển được

nền kinh tế thì trước tiên là phải phát triển được nông nghiệp. Chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông nghiệp với xu hướng giảm tỷ trọng cây lương thực, tăng dần

tỷ trọng cây công nghiệp và thuỷ sản.

Tăng cường chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo ra các sản phẩm

nông nghiệp có giá trị và sức cạnh tranh cao, xây dựng cơ sở hạ tầng trong

nông nghiệp, nông thôn theo hướng tiết kiệm, chủ động nguồn nước tưới,

tiêu, củng cố hệ thống điện, giao thông nông thôn, tăng cường các thiết bị chế

biến nông sản, sản phẩm cây vụ đông, thịt lợn đông lạnh, gia cầm sạch để

2

phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Vì vậy, thực hiện chuyển đổi cơ cấu

kinh tế nông nghiệp là nhiệm vụ hết sức cần thiết của ngành nông nghiệp để

nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích và tăng thu nhập của nông

dân. Mục tiêu là nhằm xây dựng một nông nghiệp tăng trưởng liên tục và bền

vững theo vùng sinh thái; tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng và giá trị

cao, đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường, mang lại giá trị lợi nhuận ngày càng

tăng.

Mấy năm gần đây, nhất là năm 2010, sản xuất nông nghiệp đã vượt qua

nhiều khó khăn, thách thức, có đóng góp thiết thực trong việc cân đối cung

cầu lương thực, thực phẩm. GDP cả năm của đất nước là 6,7% thì khu vực

nông nghiệp đóng góp 2,6%. Với việc đóng góp vào tăng trưởng kinh tế

chung của cả nước, việc tạo ra được gần 40 triệu tấn lương thực, thực phẩm,

trong đó hơn 30 triệu tấn dành cho việc nuôi sống mình và phục vụ cho tiêu

dùng của nhân dân trong nước. Chính nhờ an ninh lương thực, thực phẩm trên

toàn quốc được giữ vững đã góp phần quan trọng cho đất nước có chính trị ổn

định, quốc phòng - an ninh được đảm bảo. Công tác đối ngoại đạt được những

kết quả quan trọng. Vị thế quốc tế của Việt Nam được nâng lên tầm cao mới.

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng cao là

một xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong

giai đoạn tới, hướng phát triển của nông nghiệp là sản xuất hàng hóa lớn với

công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của

hàng hoá nông sản và thu nhập cho người dân.

Ngành nông nghiệp đã đề ra hàng loạt giải pháp nhằm thúc đẩy và

nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hoá như: phát triển lúa lai, lúa chất lượng

cao, đẩy mạnh áp dụng các biện pháp canh tác mới, mở rộng diện tích trồng

rau chế biến xuất khẩu đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các doanh nghiệp

chế biến, nhân rộng mô hình sản xuất an toàn theo quy trình VietGAP.

3

Lương Sơn, một huyện miền núi của tỉnh Hoà Bình là vùng đất tương

đối đa dạng, có nhiều loại cây trồng nhiệt đới, Á nhiệt đới, thậm chí có một số

cây trồng ôn đới phát triển được. Nhưng những năm gần đây diện tích đất

canh tác trên đầu người có xu hướng giảm mạnh do sử dụng đất cho phát triển

các khu công nghiệp, dịch vụ. Phương thức sản xuất còn lạc hậu, nhỏ lẻ,

manh mún. Vì thế, muốn tăng năng suất, chất lượng sản phẩm để nâng cao

sức cạnh tranh trên thị trường, biện pháp tối ưu là áp dụng công nghệ cao trong

nông nghiệp. Để khai thác một cách triệt để các lợi thế của huyện miền núi,

nhanh chóng thay đổi bộ mặt nông nghiệp nông thôn, từng bước hình thành các

vùng chuyên canh theo hướng bền vững và xây dựng nền sản xuất nông nghiệp

có giá trị hàng hoá cao phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng kinh tế trên

địa bàn huyện thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một vấn đề quan

trọng mang tính cấp thiết.

Xuất phát từ những yêu cầu trên nhằm giúp kinh tế nông nghiệp huyện

Lương Sơn có những bước phát triển mới trong thời gian tới theo hướng xây

dựng nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao em chọn đề tài: “Giải pháp phát

triển sản xuất theo hướng nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao trên địa bàn

huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình”

4

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THEO HƯỚNG

NÔNG NGHIỆP HÀNG HOÁ CHẤT LƯỢNG CAO

1.1. Một số vấn đề lý luận về phát triển sản xuất theo hướng nông nghiệp

hàng hoá chất lượng cao

Nông nghiệp nước ta hiện nay tồn tại song song nông nghiệp cổ truyền

và nông nghiệp hàng hóa.

1.1.1. Nông nghiệp cổ truyền

Nông nghiệp cổ truyền là nông nghiệp lạc hậu với tính chất tự cấp, tự

túc và phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, thường hạn chế trong việc áp dụng khoa

học kĩ thuật vào sản xuất.

Kinh tế tự nhiên là kiểu sản xuất tự cung tự cấp, sản phẩm làm ra nhằm

thoả mãn nhu cầu của người trực tiếp sản xuất ra nó. Kiểu sản xuất này gắn

liền với nền sản xuất nhỏ, lực lượng lao động phát triển thấp, phân công lao

động kém phát triển. Nông nghiệp tự nhiên chỉ hướng vào giá trị sử dụng

nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của chính người sản xuất, không có

trao đổi sản phẩm, nên thiếu động lực kích thích lực lượng sản xuất phát triển.

Theo từ điển Bách khoa thì Nông nghiệp cổ truyền: Nông nghiệp sản

xuất theo những kinh nghiệm từ xưa truyền lại. Tiến bộ hơn nông nghiệp

nguyên thuỷ là có làm đất trước khi gieo trồng bằng cả sức người và sức súc

vật kéo, có chăm sóc, bón phân, chọn giống... Năng suất cây trồng vật nuôi và

năng suất lao động cao hơn nông nghiệp nguyên thuỷ. Nông nghiệp cổ truyền

đang tồn tại ở nhiều nước chậm phát triển với mức độ cải tiến ít nhiều do có

tác động của công nghiệp và khoa học kĩ thuật (dùng giống mới, phân hoá

học, thuốc trừ sâu bệnh, công cụ cải tiến và máy nông nghiệp...).

5

Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất

nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính

gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp

sinh nhai.

Nông nghiệp mang tính chất tự cung tự cấp do những đơn vị kinh tế

thuần nhất hợp thành, mỗi đơn vị ấy làm đủ mọi công việc từ trồng trọt, chăn

nuôi đến tự chế biến những nguyên liệu thành sản phẩm tiêu dùng. V.I.Lênin

đã chỉ rõ: Nhân khẩu của một nước mà kinh tế hàng hóa ít phát triển (hoặc

hoàn toàn không phát triển) thì hầu như hoàn toàn chỉ là nhân khẩu nông

nghiệp; tuy nhiên điều đó không có nghĩa là dân cư chỉ chuyên làm nghề

nông, mà chỉ có nghĩa là dân cư làm nghề nông đã tự mình chế biến lấy nông

sản, là trong dân cư đó sự trao đổi và sự phân công hầu như không có.

Trong nông nghiệp ấy những người nông dân phải sống hoàn toàn biệt

lập với thế giới bên ngoài làng xóm của mình. Sản xuất nông nghiệp gắn với

chế độ kinh tế dựa trên lao dịch và kinh tế nông dân gia trưởng, đều dựa trên

cơ sở kỹ thuật thủ cựu, lạc hậu, năng suất lao động rất thấp.

Chúng ta có thể thấy nông nghiệp cổ truyền có đặc điểm là:

- Sản xuất nhỏ, phương thức sản xuất quá nhỏ lẻ, manh mún chỉ phù

hợp với mục tiêu tự cung tự cấp, đảm bảo cuộc sống đủ ăn cho từng gia đình,

an ninh lương thực cho xã hội, một phần xuất khẩu nhưng chi phí sản xuất

cao.

- Sản xuất chủ yếu theo lối quảng canh, công cụ thô sơ, ít sử dụng phân

bón, thuốc trừ sâu. Phụ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên, năng suất thấp.

- Sản xuất chủ yếu mang tính tự cung tự cấp, ít xuất khẩu, tính chuyên

môn hoá thấp, chưa có hoặc ít có sự gắn bó với công nghiệp chế biến, dịch vụ

và sử dụng nhiều sức lao động.

6

1.1.2. Nông nghiệp hàng hóa

- Sản xuất hàng hoá:

Sản xuất hàng hoá là quá trình sản xuất ra sản phẩm để trao đổi, để bán,

không phải để tự tiêu dùng bởi chính người sản xuất ra sản phẩm đó. Người ta

có thể chia sản xuất hàng hoá ở hai mức độ khác nhau, đó là sản xuất hàng

hóa giản đơn và sản xuất hàng hoá lớn.

Thứ nhất, đó là sản xuất hàng hoá giản đơn. Đây là hình thức sản xuất

hàng hoá ở trình độ thấp. Điều này được thể hiện trước hết ở mục đích của

người sản xuất. Việc tạo ra sản phẩm được gọi là hàng hoá trong hình thức

sản xuất hàng hoá giản đơn chỉ là ngẫu nhiên, không phải mục đích của người

sản xuất, hoặc ít ra, đó không phải mục đích chính của họ. Phần sản phẩm dư

thừa được trở thành hàng hoá chỉ là ngẫu nhiên, thừa ra ngoài nhu cầu tiêu

dùng cho bản thân người sản xuất. Trình độ sản xuất hàng hoá thấp còn được

thể hiện ở trình độ của lực lượng sản xuất xã hội trong quá trình sản xuất ra

sản phẩm.

Nói chung, trong hình thức sản xuất hàng hoá giản đơn, trình độ kỹ

thuật của sản xuất còn lạc hậu, phân công lao động xã hội chưa phát triển. Sản

xuất hàng hoá giản đơn được tiến hành bởi nông dân sản xuất nhỏ, thợ thủ

công cá thể, dựa trên chế độ sở hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và sức lao động

của bản thân nông dân, thợ thủ công là chính. Hình thức sản xuất hàng hoá

giản đơn ra đời vào cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ - thời kỳ tan rã của

phương thức sản xuất này, và bắt đầu ra đời phương thức sản xuất chiếm hữu

nô lệ. Đến thời kỳ phương thức sản xuất phong kiến, sản xuất hàng hoá giản

đơn vẫn còn chiếm vị trí phổ biến.

Thứ hai, đó là sản xuất hàng hoá lớn. Điều khác biệt cơ bản giữa sản

xuất hàng hoá giản đơn và sản xuất hàng hoá lớn trước hết thể hiện ở mục

đích của người sản xuất. Trong sản xuất hàng hoá lớn, ngay từ trước khi tiến

7

hành sản xuất, mục đích sản xuất ra sản phẩm để bán đã được khẳng định; sản

phẩm trở thành hàng hoá đã được xác định từ trước khi quá trình sản xuất

diễn ra, nó là quá trình tất nhiên, không phải là sự kiện ngẫu nhiên. Sự khác

nhau giữa hai hình thức sản xuất hàng hoá còn được thể hiện ở trình độ kỹ

thuật, trình độ phân công lao động cao trong sản xuất hàng hoá lớn.

Sản xuất hàng hoá có nhiều ưu thế hơn hẳn so với sản xuất tự cấp, tự

túc. Những ưu thế được thể hiện ở những khía cạnh chủ yếu sau đây:

Trước hết, do yêu cầu của qui luật cạnh tranh, liên quan đến sự sống

còn của người sản xuất hàng hoá, buộc mỗi người sản xuất hàng hoá phải tìm

cách để hạ thấp chi phí sản xuất, thông qua việc cải tiến kỹ thuật sản xuất, áp

dụng công nghệ mới, cải tiến tổ chức sản xuất... Tất cả những nỗ lực đó của

những người sản xuất hàng hoá một mặt đem lại vị trí vững vàng của họ trên

thị trường, mặt khác, đã thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội ngày càng phát

triển.

Thứ hai, do động lực của lợi nhuận thúc đẩy, những người sản xuất

hàng hoá vô tình hay hữu ý cũng đã thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội ngày

càng phát triển.

Thứ ba, sự cạnh tranh để hạ thấp chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng

sản phẩm giữa những người sản xuất hàng hoá không chỉ đem lại lợi nhuận cho

họ, mà còn tạo ra cho xã hội ngày càng nhiều sản phẩm với chất luợng cao, giá

cả hạ.

- Nông nghiệp hàng hoá

Nông nghiệp hàng hóa thể hiện ở việc hình thành các vùng chuyên

canh hiệu quả kinh tế tương đối cao tạo nông sản cho xuất khẩu. Đẩy nhanh

sự phát triển nông nghiệp hàng hóa tức là sử dụng, tăng cường có hiệu quả

các nguồn lực, tìm kiếm các phương tiện, phương pháp tối ưu nhằm tạo động

lực cho sự phát triển đột phá, tăng nhanh khối lượng, tỷ xuất và giá trị nông

8

sản hàng hóa, tạo ra sự tiến bộ vượt bậc về cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội

nông thôn, đáp ứng các nhu cầu cấp bách cho thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp

hóa - hiện đại hóa đất nước.

Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức sản xuất trong đó sản phẩm làm ra

không phải để đáp ứng nhu cầu của người trực tiếp sản xuất mà đáp ứng nhu

cầu của xã hội thông qua trao đổi mua bán. Vì vậy, sản xuất hàng hóa nông

nghiệp là quá trình sản xuất ra sản phẩm nông sản để buôn bán, trao đổi với

người khác, với xã hội nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Đặc điểm của nông nghiệp hàng hóa là: Sản xuất quy mô lớn, Sản xuất

theo hướng thâm canh, áp dung 4 hóa: Điện khí hóa, thủy lợi hóa, cơ giới hóa

và hóa học hóa. Tính chuyên môn hóa cao, gắn bó chặt chẽ với công nghiệp

chế biến, dịch vụ. Sản xuất mang tính hàng hóa, năng suất cao, hướng về xuất

khẩu.

- Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được

chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử

dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản

phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn,

bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo

giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra

chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường

hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là

sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc,

các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi...

Thế kỷ 20 đã trải qua một sự thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp,

đặc biệt là sự cơ giới hóa trong nông nghiệp và ngành sinh hóa trong nông

nghiệp. Các sản phẩm sinh hóa nông nghiệp gồm các hóa chất để lai tạo, gây

giống, các chất trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm, phân đạm. Như vậy, “Nông nghiệp

9

hàng hóa là một bộ phận của nền kinh tế hàng hóa, là kiểu tổ chức kinh tế -

xã hội sản xuất ra nông sản phẩm (nông, lâm, ngư nghiệp) không phải để tự

mình tiêu dùng mà để trao đổi, mua bán trên thị trường, nhằm vừa thỏa mãn

nhu cầu tiêu dùng xã hội, vừa có lợi nhuận cho người sản xuất ra nó để tái sản

xuất mở rộng và hiện đại hóa nông nghiệp”.

Nước ta, với điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú, trình

độ chuyên môn kinh tế kỹ thuật ngày càng phát triển là điều kiện tốt để phát

triển một nông nghiệp hàng hóa hiện đại.

1.1.3. Nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao

Việt Nam là nước đã và đang có một nông nghiệp đa dạng, phong phú

bởi điều kiện tự nhiên thuận lợi, được biểu hiện qua sự phân bố lãnh thổ nông

nghiệp. Nhưng những năm gần đây diện tích đất canh tác trên đầu người có

xu hướng giảm mạnh do sử dụng đất cho phát triển các khu công nghiệp, dịch

vụ. Phương thức sản xuất còn lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún. Vì thế, muốn tăng

năng suất, chất lượng sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường,

biện pháp tối ưu là áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.

Nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống,

loại sản xuất nông nghiệp chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làm

thức ăn cho các con vật. Các sản phẩm nông nghiệp hiện đại ngày nay ngoài

lương thực, thực phẩm truyền thống phục vụ cho con người còn các loại khác

như: sợi dệt (sợi bông, sợi len, lụa, sợi lanh), chất đốt (mê tan, dầu sinh học,

ethanol..), da thú, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, đường, mì

chính, cồn, nhựa thông), lai tạo giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và

không hợp pháp như (thuốc lá, cocaine..) [23]

Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa nông sản phục vụ cho nhu cầu trong nước

và xuất khẩu là nhân tố quan trọng thúc đẩy các hoạt động sản xuất khác, như:

vận chuyển, chế biến nông sản, thúc đẩy công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!