Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

giải pháp triển khai đào tạo cán bộ quản lý giáo dục theo nhu cầu xã hội
PREMIUM
Số trang
134
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1117

giải pháp triển khai đào tạo cán bộ quản lý giáo dục theo nhu cầu xã hội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

-----------------W0X-----------------

Gi¶i ph¸p triÓn khai

®µo t¹o c¸n bé qu¶n lý gi¸o dôc

theo nhu cÇu x· héi

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

MÃ SỐ: B 2007. 29 - 27 TĐ

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. NGUYỄN PHÚC CHÂU

7917

HÀ NỘI – 2009

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM NGHIÊN CỨU

TT Họ và tên Chức vụ và nợi công tác

1 TS. Nguyễn Phúc Châu Trưởng Phòng Quản lý khoa học, giảng viên chính,

Học viện Quản lý giáo dục - Chủ nhiệm đề tài

2 PGS.TS. Nguyễn Hữu Chí Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung

ương.

3 PGS.TS. Đặng Bá Lãm Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Nguyên Viện

trưởng Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục).

4 ThS. Tạ Hoàng Oanh Giảng viên, Trường Cán bộ quản lý Giáo duc và đào

tạo thành phố Hồ Chí Minh

5 ThS. Cao Thị Thanh Xuân Phó trưởng Phòng Hành chính, Trường Cao đẳng

Sư phạm KonTum.

6 TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến Nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào

tạo.

7 ThS. Ngô Viết Sơn

Giảng viên chính, Học viện Quản lý giáo dục -

Thư ký đề tài.

DANH SÁCH NHỮNG ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

TT Tên đơn vị Lĩnh vực phối hợp

1 Cục Nhà giáo và CBQL cơ sở

giáo dục Bộ GD&ĐT.

Các văn bản pháp quy về đào tạo cán bộ quản

lý giáo dục của Bộ GD&ĐT.

2 Vụ Đại học và sau đại học,

Bộ GD&ĐT .

Quy chế đào tạo, tuyển sinh đại học, sau đại

học và nội dung chỉ đạo của Bộ GD&ĐT

3 Trung tâm đào tạo, Viện

Khoa học giáo dục Việt Nam

Chương trình, thành quả và kinh nghiệm đào

tạo chuyên ngành quản lý giáo dục

4 Khoa Sư phạm, Đại học quốc

gia Hà Nội.

Chương trình, thành quả và kinh nghiệm đào

tạo chuyên ngành quản lý giáo dục

5 Phòng Sau đại học và Khoa

Quản lý Trường ĐHSP Hà Nội.

Chương trình, thành quả và kinh nghiệm đào

tạo chuyên ngành quản lý giáo dục

6 Phòng Quản lý sau đại học,

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Chương trình, thành quả và kinh nghiệm đào

tạo chuyên ngành quản lý giáo dục

7 Khoa Sau đại học, Trường

Đại học Thái Nguyên.

Chương trình, thành quả và kinh nghiệm đào

tạo chuyên ngành quản lý giáo dục

8 Khoa Sau đại học, Trường

Đại học Vinh.

Chương trình, thành quả và kinh nghiệm đào

tạo chuyên ngành quản lý giáo dục

9 Khoa Tâm lý - Giáo dục,

Trường Đại học Sư phạm Huế.

Chương trình, thành quả và kinh nghiệm đào

tạo chuyên ngành quản lý giáo dục

10 Phòng QLKH, sau đại học và

đối ngoại Trường ĐHSP Đà Nẵng.

Chương trình, thành quả và kinh nghiệm đào

tạo chuyên ngành quản lý giáo dục

11 Phòng Quản lý sau đại học,

Trường Đại học Quy nhơn.

Chương trình, thành quả và kinh nghiệm đào

tạo chuyên ngành quản lý giáo dục

DANH MỤC

CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO

CBQL cán bộ quản lý

CBQLGD cán bộ quản lý giáo dục

QLHCNN quản lý hành chính nhà nước

CSĐT CSĐT

CSGD cơ sở giáo dục

GD&ĐT giáo dục và đào tạo

KT-XH kinh tế - xã hội

NCXH nhu cầu xã hội

NXB nhà xuất bản

QLGD quản lý giáo dục

QLHCNN quản lý hành chính nhà nước

TW trung ương

WTO Tổ chức thương mại thế giới

1

MỤC LỤC

Trang

Tóm tắt kết quả nghiên cứu ................................................................................................... 3

Project result summary ........................................................................................................... 4

Mở đầu ......................................................................................................................................... 6

Những kết quả nghiên cứu đã đạt được ............................................................................ 13

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO

CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THEO NHU CẦU XÃ HỘI

13

1.1. Tiếp cận mệnh đề “giải pháp triển khai đào tạocán bộ quản lý giáo dục

theo nhu cầu xã hội ” ............................................................................................................. 13

1.1.1. Cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) ....................................................... 13

1.1.2. Đào tạo và đào tạo CBQLGD .................................................................. 16

1.1.3. Nhu cầu và nhu cầu xã hội (NCXH) ........................................................ 17

1.1.4. Nhu cầu xã hội về giáo dục và về đào tạo CBQLGD .............................. 20

1.1.5. Giải pháp và giải pháp triển khai đào tạo CBQLGD ............................... 24

1.2. Các yếu tố tác động đến triển khai đào đào tạo CBQLGD theo NCXH ....... 26

1.2.1. Yêu cầu mới về phát triển giáo dục và đổi mới quản lý giáo dục (QLGD) 26

1.2.2. Luật pháp, chính sách và quy chế đào tạo ............................................... 28

1.2.3. Chuẩn CBQLGD và dự báo NCXH về đào tạo CBQLGD ...................... 32

1.2.4. Chương trình, giáo trình, phương pháp và hình thức tổ chức đào tạo ......... 34

1.2.5. Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị kỹ thuật đào tạo .................................... 35

1.2.6. Đánh giá kết quả đào tạo và kiểm định chất lượng đào tạo ........................ 36

1.2.7. Hệ thống mạng lưới cơ sở đào tạo (CSĐT) và năng lực của các cơ sở đó 37

1.3. Nội dung và quy trình triển khai đào tạo CBQLGD theo NCXH ................... 40

1.3.1. Xây dựng chiến lược quốc gia về đào tạo CBQLGD .............................. 40

1.3.2. Tổ chức triển khai quá trình đào tạo tại các CSĐT ........................................ 42

1.3.3. Đánh giá thành quả triển khai đào tạo CBQLGD theo NCXH ................. 44

Chương 2

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THEO NHU CẦU XÃ HỘI 45

2.1. Khái quát thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD trên thế giới .................. 45

2.1.1. Cơ cấu hệ thống QLGD của một số nước ........................................................ 45

2.1.2. Quan niệm về CBQLGD của một số nước ....................................................... 45

2

2.1.3. Chuẩn để được bổ nhiệm làm CBQLGD của một số nước ..................... 46

2.1.4. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD của một số nước ........................... 46

2.1.5. Xu thế đổi mới đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD trên thế giới ............................ 49

2.2. Khái quát kết quả khảo sát và phân tích NCXH về đào đào tạo CBQLGD

của nước ta giai đoạn hiện nay ......................................................................................... 54

2.2.1. Mục tiêu, phương pháp và đối tượng khảo sát ............................................... 54

2.2.2. Khái quát cơ cấu nhu cầu đào tạo chuyên ngành QLGD của người học 55

2.2.3. Khái quát cơ cấu nhu cầu đào tạo chuyên ngành QLGD của các cơ

quan QLGD và của các CSGD (trường học) ................................................................. 62

2.3. Kết quả khảo sát và phân tích thực trạng triển khai đào tạo chuyên

ngành QLGD của nước ta trong 5 năm gần đây ................................................. 69

2.3.1. Mục tiêu, phương pháp và đối tượng khảo sát ............................................... 69

2.3.2. Khái quát thành quả đào tạo chuyên ngành QLGD của các CSĐT ............. 70

2.3.3. Thực trạng các yêu tố tác động đến kết quả triển khai đào tạo CBQLGD 74

2.3. Đánh giá chung thực trạng triển khai đào tạo CBQLGD theo NCXH ........ 83

2.3.1. Những giá trị cần duy trì và phát huy ......................................................... ..... 83

2.3.2. Những mâu thuẫn, khó khăn và bất cập .......................................................... 84

Chương 3

CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO CBQLGD GIÁO DỤC THEO NCXH 86

3.1. Các giải pháp triển khai đào tạo CBQLGD theo NCXH ............................. 86

3.1.1. Xây dựng chiến lược đào tạo CBQLGD ............................................... 86

3.1.2. Sửa đổi một số quy định trong các luật, chính sách sử dụng nhân lực,

quy chế đào tạo và quy chế tuyển sinh .............................................................................. 92

3.1.3. Đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội ........ 95

3.1.4. Đổi mới hình thức tổ chức, phương thức đánh giá kết quả và tăng

cường kiểm định chất lượng đào tạo ...................................................................... 97

3.1.5. Nâng cao năng lực đào tạo và năng lực quản lý đào tạo cho các CSĐT 100

3.2. Những kết luận và kiến nghị sử dụng các kết quả nghiên cứu .................... 106

3.2.1. Kết luận ..................................................................................................................... 106

2.2.2. Kiến nghị sử dụng các kết quả nghiên cứu ...................................................... 108

Tài liệu tham khảo .................................................................................................................... 111

Các phụ lục ................................................................................................................................. 113

3

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

- Tên đề tài: Giải pháp triển khai đào tạo cán bộ quản lý giáo dục theo nhu

cầu xã hội.

- Mã số: B2007. 29 – 27 TĐ

- Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Phúc Châu

- Tel: 0913005528 E-mail: [email protected];

- Cơ quan chủ trì đề tài: Học viện Quản lý giáo dục

- Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: Các cơ sở giáo dục có chức năng đào

tạo chuyên ngành quản lý giáo dục.

- Thời gian thực hiện: từ tháng 5 năm 2007 đến tháng 5 năm 2009.

1. Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất được các giải pháp quản lý để triển khai đào tạo cán bộ quản lý

giáo dục theo nhu cầu xã hội.

2. Nội dung nghiên cứu

1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về triển khai đào tạo CBQLGD theo NCXH.

2) Nghiên cứu cơ cấu nhu cầu đào tạo CBQLGD và thực trạng đào tạo

CBQLGD của nước nhà.

3) Đề xuất các giải pháp triển khai đào tạo CBQLGD theo NCXH của

nước nhà trong giai đoạn hiện nay.

3. Kết quả chính đã đạt được

1) Các chuyền đề khoa học và báo cáo về cơ sở lý luận về triển khai đào

tạo CBQLGD theo NCXH, trong đó:

- Cơ sở lý luận về triển khai đào tạo CBQLGD theo NCXH;

- Các yếu tố tác động đến đào tạo CBQLGD theo NCXH;

- Nội dung và quy trình triển khai đào tạo CBQLGD theo NCXH.

2) Thực trạng đào tạo CBQLGD theo NCXH, trong đó:

- Khái quát tình hình đào tạo CBQLGD trên thế giới;

- Cơ cấu NCXH về đào tạo CBQLGD của nước nhà;

- Thực trạng đào tạo CBQLGD của nước nhà giai đoạn hiện nay;

4

- Những vấn đề cần tháo gỡ từ thực trạng đào tạo CBQLGD.

3) Đề xuất được các giải pháp triển khai đào tạo CBQLGD của nước nhà

trong giai đoạn hiện nay; trong đó tập trung vào các lĩnh vực:

- Xây dựng chiến lược đào tạo CBQLGD;

- Sửa đổi luật pháp, chính sách, quy chế đào tạo và quy chế tuyển sinh;

- Đổi mới nội dung chương trình và giáo trình đào tạo;

- Đổi mới hình thức tổ chức và phương thức đánh giá kết quả đào tạo;

- Tăng cường năng lực đào tạo và năng lực quản lý cho các CSĐT.

PROJECT RESULT SUMMARY

- Project Title: Solution for conduction of education manager training along

with society needs

- Code number: B2007. 29 – 27 TĐ

- Coordinator: Dr. Nguyễn Phúc Châu

- Tel: 0913005528 E-mail: [email protected];

- Implementing Institution: National Institute of Education Management

- Cooperating Institution(s): Educational Institutions whose functions are

traning education

- Duration: from May, 2007 to May, 2009.

1. Objectives

To propose Solutions for conduction of education manager training along

with society needs

2. Main contents

1) Theoretically study training education managers along with society

needs.

2) Study the training needs and real situation of educational managers of

Vietnam.

3) Propose Solutions for conduction of education manager training

along with society needs.

5

3. Results obtained

1) Scientific researches and reports on theoretical basis of training

education manager along with society needs.

- Theoretical basis of training education manager along with society needs.

- Factors affecting the training of education manager along with society

needs.

- Contents and procedures for conduction of education manager training

along with society needs.

2) Real sitution of training education manager training along with society

needs.

- Briefing the training of education managers in the world;

- Structure of social needs on training education managers of Vietnam

education system;

- Real situation of education manager training at the current time;

- Problems in education manager training to solve ;

3) Proposal of solutions for education manager training along with society

needs at the current time;

- Strategic planning of training education managers;

- Amendment of laws, policies, regulations training and recruitment;

- Curriculum and training program innovation;

- Innovation of organization form and evaluation method of training

results;

- Innovation of financial investment and physical facilities.

- Enhancing training capacities and enhancing manege nemt of training

institutions;

1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Đổi mới giáo dục là một tất yếu khách quan trước yêu cầu phát triển kinh tế

– xã hội (KT-XH) của nước nhà, nhất là trong bối cảnh nước ta đã là thành viên

của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Quản lý giáo dục (QLGD) luôn luôn là

khâu định hướng, triển khai, giám sát và đánh giá các hoạt động giáo dục và

cũng là một trong những yếu tố namg tính tiền đề quyết định mức độ chất lượng

và hiệu quả giáo dục. Chất lượng và hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu

tố xã hội, trong đó có chất lượng nguồn nhân lực giáo dục mà trước hết là đội

ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD). Chất lượng đội

ngũ CBQLGD phần nhiều có được từ hoạt động đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ

đó. Như vậy, đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ khâu đổi mới QLGD, mà một

trong những mục tiêu là nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLGD và giải pháp để

đạt tới mục tiêu đó là triển khai đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ CBQLGD.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt

Nam khẳng định: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản để

phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, “Tiếp tục đổi mới

công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt

động thực tiễn, sáng tạo”. Những định hướng trên thể hiện rõ sự kế thừa tư

tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ. Người đã chỉ rõ: “Cán bộ

là cái gốc của mọi công việc”, “Mọi thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt

hay kém”,“Có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong”.

Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có Chỉ thị 40-CT/TW

ngày 15/6/2004 về “Xây dưng, nâng cao chất lượng nhà giáo và đội ngũ

CBQLGD” và Thủ tướng Chính phủ Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

đã có Quyết định số 09/TTg ngày 11/01/2005 phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng

cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD giai đoạn 2005 - 2010”. Hiện nay,

ngành giáo dục đang nỗ lực triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW của Đảng và Quyết

định số 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ bằng việc thực hiện đồng bộ

2

nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLGD

thông qua hoạt động đào tạo và bồi dưỡng. Những kết quả triển khai thực hiện các

Chỉ thị và Quyết định nêu trên đã bước đầu mang lại những kết quả nhất định.

Công tác đào tạo CBQLGD của nước ta chỉ mới được triển khai chưa được

hai thập niên, cho nên còn có quá nhiều bất cập. Sư bất cập đó không những chỉ

thể hiện trên các mặt hệ thống CSĐT và năng lực của hệ thống đó, đối tượng

đào tạo, chương trình đào tạo (chuẩn mực kiến thức, kỹ năng), phương pháp và

hình thức tổ chức đào tạo, cơ sở vật chất và thiết bị kỹ thuật (CSVC&TBKT)

đào tạo, hoạt động đánh giá kết quả đào tạo và về chính sách trong sử dụng sau

đào tạo; mà còn thể hiện về số lượng, cơ cấu và chất lượng chưa đáp ứng được

yêu cầu mới của xã hội đối với phát triển giáo dục hiên nay.

Như vậy, từ yêu cầu phát triển giáo dục của nước nhà, đã xuất hiện những

nhu cầu mới mang tính cấp thiết của xã hội về số lượng, cơ cấu, chất lượng của

đội ngũ CBQLGD thì việc triển khai đào tạo CBQLGD theo nhu cầu xã hội

(NCXH) là một yêu cầu đặt ra đối với ngành giáo dục.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã giao cho Học viện Quản lý giáo dục nghiên cứu

Các giải pháp triển khai đào tạo CBQLGD theo NCXH (Thông báo số 1795/TB￾BGDĐT, ngày 06/3/2007 về Kết luận của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tại

buổi thăm và làm việc với Học viện Quản lý giáo dục ngày 28/2/2007).

Gần đây, tại Quyết định số 2100/QĐ-BGDĐT ngày 27/2/2009 của Bộ

trưởng Bộ GD&ĐT về việc phê duyệt Chương trình công tác năm 2009 của Bộ

GD&ĐT, trong mục nhiệm vụ và giải pháp có đưa ra: “Triển khai mạnh mẽ yêu

cầu tổ chức đào tạo và nghiên cứu khoa học theo NCXH; xây dựng và triển khai

đề án đào tạo theo NCXH giai đoạn 2009 – 2015; tổ chức triển khai kết luận tại

các hội thảo quốc gia về đào tạo theo NCXH phục vụ cho các ngành kinh tế

trọng điểm” cho thấy đào tạo theo NCXH được xem là tư tưởng chỉ đạo của

Đảng, Nhà nước và của Ngành giáo dục.

Mặt khác, Học viện Quản lý giáo dục có chức năng nghiên cứu khoa học về

QLGD, đào tạo và bồi dưỡng cho mọi đối tượng CBQLGD. Hiện nay đội ngũ

các nhà khoa học, giảng viên và nghiên cứu viên của Học viện cũng đang cần có

3

những luận cứ, luận chứng và luận giải khoa học về việc triển khai đào tạo

CBQLGD theo NCXH.

Chính vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Giải pháp triển khai đào tạo

cán bộ quản lý giáo dục theo nhu cầu xã hội” nhằm góp phần nâng cao chất

lượng đội ngũ CBQLGD và góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của

nước nhà trong giai đoạn hiện nay.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đề xuất được các giải pháp triển khai đào tạo cán bộ quản lý giáo dục theo

nhu cầu xã hội.

3. CÁCH TIẾP CẬN, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Cách tiếp cận

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của Chủ

nghĩa Mác-Lênin, chúng tôi chọn cách tiếp cận hệ thống, lịch sử - lôgíc và tiếp

cận thị trường để nghiên cứu đề tài này theo quan điểm:

+ Chất lượng và hiệu quả giáo dục phụ thuộc nhiều vào chất lượng hoạt

động QLGD. Chất lượng QLGD lại phụ thuộc vào phẩm chất và năng lực của

đội ngũ CBQLGD. Phẩm chất và năng lực CBQLGD phần nhiều phụ thuộc vào

công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD.

+ Phát triển giáo dục làm tiền đề cho phát triển KT-XH. Ngược lại, để

thực hiện chiến lược phát triển KT-XH, thì một trong những yêu cầu mang tính

tất yếu để phát triển giáo dục là phải có đội ngũ CBQLGD được đào tạo phù hợp

với NCXH.

+ Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam nói chung và

triển khai đào tạo CBQLGD nói riêng có nhiều bất cập. Một trong những bất cập

đó là đào tạo chưa thật sự theo NCXH. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân,

nhưng có các nguyên nhân về quản lý đào tạo ở cả cấp vĩ mô và vi mô. Cụ thể là

chưa giải quyết được những mâu thuẫn (hoặc khó khăn, bất cập và cố kết khó

giải) xuất hiện trong thực tiễn của mối quan hệ biện chứng giữa một bên là

NCXH về đào tạo CBQLGD với một bên là phương thức triển khai đào tạo

CBQLGD để đáp ứng nhu cầu đó.

4

+ Như vậy, nếu có được các giải pháp để giải quyết các mâu thuẫn, hoặc

tháo gỡ các khó khăn (cố kết khó giải), khắc phục những bất cập nảy sinh từ mối

quan hệ giữa NCXH về đào tạo CBQLGD (nhu cầu của người học, nhu cầu của

các tổ chức sử dụng người học) với thực trạng triển khai đào tạo (chiến lược đào

tạo, chương trình và giáo trình, phương pháp và hình thức tổ chức, đánh giá và

kiểm định chất lượng, năng lực đào tạo và năng lực quản lý đào tạo, các chính

sách và quy chế đào tạo); thì nhất thiết việc đào tạo CBQLGD nói chung và đào

tạo chuyên ngành QLGD nói riêng của nước nhà sẽ đáp ứng được NCXH.

3.2. Các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu

1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về triển khai đào tạo CBQLGD theo nhu

cầu xã hôi;

2) Nghiên cứu cơ cấu nhu cầu đào tạo CBQLGD và thực trạng triển

khai đào tạo CBQLGD của nước nhà;

3) Đề xuất các giải pháp triển khai đào tạo CBQLGD theo NCXH của

nước nhà trong giai đoạn hiện nay.

3.3. Các phương pháp nghiên cứu

1) Phương pháp nghiên cứu lý luận

Bằng việc nghiên cứu các quan điểm lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà

nước, hồi cứu các công trình khoa học đã có, các quy chế đào tạo và một số tài

liệu về đào tạo CBQLGD của nước ngoài, ... ; phương pháp này được sử dụng

nhằm thống nhất các khái niệm, thuật ngữ; chỉ ra cơ sở lý luận về triển khai đào

tạo CBQLGD theo NCXH; thực hiện các phán đoán và suy luận nhằm xác định

các yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến kết quả đào tạo CBQLGD theo NCXH;

đồng thời chỉ ra nội dung và quy trình triển khai đào tạo CBQLGD thao NCXH.

2) Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Bằng việc điều tra, quan sát, xin ý kiến chuyên gia và tổng kết kinh nghiệm;

nhóm phương pháp này được sử dụng với mục đích chỉ ra kinh nghiệm đào tạo

CBQLGD của ngoài nước, cơ cấu NCXH về đào tạo CBQLGD và thực trạng triển

khai đào tạo CBQLGD trong nước, ... để phối hợp với cơ sở lý luận đã có, mà đề

xuất và kiểm chứng các giải pháp triển khai đào tạo CBQLGD theo NCXH.

5

3) Các phương pháp hỗ trợ khác.

Bằng việc sử dụng một số thuật toán, phương pháp này được sử dụng nhằm

xử lý kết quả khảo sát, minh chứng cho mức độ cần thiết và mức độ khả thi của

các giải pháp quản lý đã đề xuất.

3.4. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu về triển khai đào tạo CBQLGD theo NCXH hiện nay tại Việt

Nam là một lĩnh vực rộng trên các phương diện như: cơ cấu nhu cầu, trình độ

đào tạo, đối tượng đào tạo, chương trình đào tạo, chuyên ngành đào tạo, hình

thức tổ chức đào tạo và các phương thức đáp ứng NCXH. Trong đề tài này,

chúng tôi chỉ tập trung vào:

- Nghiên cứu dạng nhu cầu hiểu biết của người học và nhu cầu lao động

(của người học và của các tổ chức sử dụng người học); trong đó tổ chức sử dụng

người học là các cơ quan QLGD địa phương (Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT) và

một số cơ sở giáo dục trong hệ thống các Trường Sư phạm và Trường Phổ thông;

- Đào tạo CBQLGD có nhiều dạng như đào tạo cơ bản, đào tạo chuyên sâu,

... theo các trình độ của chuyên ngành QLGD và dạng đào tạo bổ sung, cập nhật

kiến thức về QLGD (Việt Nam gọi là bồi dưỡng CBQLGD). Trong đề tài này,

chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các giải pháp triển khai đào tạo chuyên

ngành QLGD với các trình độ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1) Cơ sở lý luận về đào tạo CBQLGD theo NCXH; trong đó tập trung vào:

- Nhận diện một số khái niệm trong mệnh đề “Giải pháp triển khai

đào tạo CBQLGD theo NCXH”.

- Cơ cấu của NCXH về đào tạo CBQLGD nói chung và đào tạo

chuyên ngành QLGD nói riêng.

- Các yếu tố tác động đến triển khai đào tạo CBQLGD theo NCXH.

- Nội dung và quy trình triển khai đào tạo CBQLGD theo NCXH.

2) Thực trạng triển khai đào tạo CBQLGD; trong đó tập trung vào:

- Đào tạo CBQLGD của một số nước trong khu vực và trên thế giới;

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!