Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp tổ chức kiểm toán môi trường ở Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Bé tµi chÝnh
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Giải pháp tổ chức kiểm toán môi trƣờng ở Việt Nam
Đỗ Thị Ánh Tuyết
Chuyªn ngµnh: Kế toán
Mã số: 62.34.30.01
Hä vµ tªn c¸n bé h-íng dÉn khoa häc:
1. GS, TS. Vƣơng Đình Huệ
2. PGS, TS. Lê Huy Trọng
2013
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong Luận án này là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận án
ĐỖ THỊ ÁNH TUYẾT
3
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
AFROSAI Tổ chức các cơ quan KTTC châu Phi
ARABOSAI Tổ chức các cơ quan KTTC Ả-rập
ASOSAI Tổ chức các cơ quan KTTC châu Á
EUROSAI Tổ chức các cơ quan KTTC châu Âu
INCOSAI Đại hội đồng các cơ quan Kiểm toán Tối cao
INTOSAI Tổ chức Quốc tế các cơ quan Kiểm toán Tối cao
§TM Bản cam kết bảo vệ môi trƣờng
KTMT Kiểm toán môi trƣờng
KTNN Kiểm toán nhà nƣớc
KTTC Kiểm toán tối cao
NSNN Ngân sách Nhà nƣớc
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
OLACEFS Tổ chức các cơ quan KTTC châu Mỹ La-tinh
UNCSD Ủy ban Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc
UNFCCC Công ƣớc khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi môi trƣờng
WB Ngân hàng thế giới
WGEA Nhóm làm việc về kiểm toán môi trƣờng
4
MỤC LỤC
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT....................................................................................1
MỤC LỤC............................................................................................................................................4
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................................9
CHƢƠNG 1-TỔNG QUANTÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.........................13
1.1.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.. 13
1.1.1.Các bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành ............................. 13
1.1.2. Các công trình khoa học............................................................................ 14
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƢỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.... 15
1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về kiểm toán môi trƣờng ................ 15
1.2.2.Nhóm các quy trình hƣớng dẫn nghiệp vụ.............................................. 17
CHƢƠNG 2 - TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN VÀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN
MÔI TRƢỜNG................................................................................................................................20
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TOÁN VÀ KIỂM TOÁN NHÀ
NƢỚC ............................................................................................................. 20
2.1.1. Kiểm toán..................................................................................................... 20
2.1.2. Kiểm toán Nhà nƣớc .................................................................................. 22
2.2. CÁC VẤN ĐỀ VỀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN MÔI TRƢỜNG .............. 31
2.2.1. Bối cảnh ra đời và quá trình phát triển của kiểm toán môi trƣờng
trong lĩnh vực công ............................................................................................... 31
2.2.2. Sự cần thiết phải kiểm toán môi trƣờng ................................................. 36
2.2.2.1. Kiểm toán môi trường là một thành tố quan trọng của hoạt động
kiểm toán.....................................................................................................................39
2.2.2.2. Kiểm toán môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc xác nhận tổng
sản lượng thực tế của quốc gia và chi phí thực tế của doanh nghiệp...................39
2.2.2.3. Kiểm toán môi trường cần thiết đối với phát triển bền vững của nền kinh
tế.....................................................................................................................................40
2.2.3. Khái niệm, bản chất của Kiểm toán môi trƣờng................................... 41
2.2.3.1. Khái niệm “Kiểm toán môi trường” ............................................................41
2.2.3.2. Phân loại kiểm toán môi trường..................................................................43
2.2.3.3. Mục tiêu kiểm toán môi trường....................................................................44
2.2.3.4. Đối tượng/Nội dung kiểm toán môi trường ................................................45
5
2.2.3.5.Quy trình kiểm toán môi trường....................................................................45
2.2.3.6. Phương pháp và kỹ thuật kiểm toán môi trường ......................................47
2.2.3.6.Hình thức tổ chức kiểm toán môi trường ....................................................47
2.2.4. Vai trò của của các cơ quan Kiểm toán tối cao trong kiểm toán
môi trƣờng ............................................................................................................ 49
2.2.4.1. Kiểm toán môi trường hỗ trợ việc tạo lập và thực thi Chiến lược phát
triển bền vững của quốc gia .......................................................................................49
2.2.4.2. Kiểm toán môi trường cung cấp các điều kiện cần thiết cho việc đạt được
các mục tiêu phát triển bền vững...............................................................................50
2.2.4.3. Kiểm toán môi trường giúp đảm bảo cho việc lập kế hoạch và
thực hiện các chương trình phù hợp với các yêu cầu phát triển bền
vững..............................................................................................................................51
2.2.5. Chức năng của cơ quan KTTC trong kiểm toán môi trƣờng ............. 52
2.2.5.1. Chức năng kiểm tra, xác nhận.....................................................................52
2.2.5.2. Chức năng tư vấn...........................................................................................52
2.2.6. Những khó khăn, hạn chế trong tổ chức kiểm toán môi trƣờng ............ 53
2.2.6.1. Địa vị pháp lý .................................................................................................53
2.2.6.2.Thiếu kinh nghiệm và các kỹ năng cần thiết...............................................54
2.2.6.3. Thiếu các chuẩn mực và thông số môi trường chuẩn...............................54
2.2.6.4. Thiếu các số liệu môi trường chính thống..................................................55
2.2.6.5. Các hệ thống giám sát và báo cáo về môi trường hoạt động không hiệu
quả.................................................................................................................................55
2.2.7. Xu hƣớng phát triển của kiểm toán môi trƣờng ................................... 56
2.2.7.1. Những yếu tố tác động đến mục tiêu và phương thức hoạt động của cơ
quan Kiểm toán tối cao trong kiểm toán môi trường ..............................................56
2.2.7.2. Xu hướng phát triển trong kiểm toán môi trường của các cơ quan Kiểm
toán tối cao....................................................................................................................58
CHƢƠNG 3 -THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN MÔI TRƢỜNG....64
3.1. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN MÔI TRƢỜNG TẠI VIỆT
NAM................................................................................................................ 64
3.1.1. Các văn bản pháp luật về môi trƣờng và hệ thống các cơ quan bảo vệ
môi trƣờng của Việt Nam.................................................................................... 64
3.1.1.1. Hệ thống luật pháp về bảo vệ môi trường của Việt Nam..........................64
6
3.1.1.2. Hệ thống các cơ quan quản lý về môi trường.............................................66
3.1.2. Thực trạng tổ chức kiểm toán môi trƣờng của KTNN ........................ 67
3.1.2.1. Tổ chức bộ máy và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước..........................67
3.1.2.2. Một số thành tựu của Kiểm toán Nhà nước trong kiểm toán môi trường
trong thời gian qua......................................................................................................70
3.1.2.3. Một số tồn tại và hạn chế trong tổ chức kiểm toán môi trường của Kiểm
toán Nhà nước .............................................................................................................82
3.2. THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN MÔI TRƢỜNG CỦA
CÁC CƠ QUAN KIỂM TOÁN TỐI CAO TRÊN THẾ GIỚI....................... 86
3.2.1. Một số kết quả đạt đƣợc trong kiểm toán môi trƣờng......................... 86
3.2.2. Một số tồn tại và khó khăn trong tổ chức kiểm toán môi trƣờng..... 102
3.2.2.1. Nhận thức về kiểm toán môi trường chưa đúng và thiếu nhất quán ....103
3.2.2.2. Địa vị pháp lý của cơ quan KTTC chưa tương xứng .............................104
3.2.2.3. Các hướng dẫn, chuẩn mực và tiêu chí kiểm toán môi trường còn thiếu
và không tương xứng................................................................................................107
3.2.2.4. Các kinh nghiệm và nguồn lực kiểm toán môi trường còn thiếu và
còn yếu .......................................................................................................................109
3.2.2.5. Một số khó khăn khách quan.....................................................................111
3.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam...................................................... 113
CHƢƠNG 4 – ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KIỂM TOÁN MÔI
TRƢỜNG Ở VIỆT NAM..........................................................................................................118
4.1. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN VÀ
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC KIỂM TOÁN MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT
NAM.............................................................................................................. 118
4.1.1. Những định hƣớng trong hoạt động kiểm toán của KTNN.......... 118
4.1.1.1. Phát triển Kiểm toán Nhà nước trở thành công cụ mạnh trong Nhà nước
pháp quyền .................................................................................................................118
4.1.1.2. Phát triển Kiểm toán Nhà nước phải phù hợp với quá trình xây dựng
Nhà nước pháp quyền...............................................................................................119
4.1.1.3. Phát triển Kiểm toán Nhà nước phải phù hợp với thông lệ quốc tế và điều
kiện thực tế của Việt Nam ........................................................................................120
4.1.2. Quan điểm chỉ đạo tổ chức kiểm toán môi trƣờng của KTNN......... 120
7
4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN MÔI TRƢỜNG
Ở VIỆT NAM................................................................................................ 122
4.2.1. Nhóm giải pháp về vấn đề nhận thức về kiểm toán môi trƣờng....... 122
4.2.1.1. Tiếp thu và triển khai kinh nghiệm quốc tế về kiểm toán môi trường...122
4.2.1.2. Tăng cường và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền........................123
4.2.1.3. Đẩy mạnh hoạt động công khai kết quả kiểm toán..................................123
4.2.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện các quy định môi trƣờng pháp lý ...... 123
4.2.2.1. Nâng cao địa vị pháp lý của KTNN ...........................................................124
4.2.2.2. Sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước và các luật có liên quan...124
4.2.2.3. Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn.................................................124
4.2.3. Nhóm giải pháp về xây dựng và hoàn thiện nội dung, quy trình,
phƣơng pháp/kỹ thuật, tiêu chí đánh giá kiểm toán môi trƣờng................ 125
4.2.3.1. Giải pháp về nội dung kiểm toán................................................................125
4.2.3.2. Nhóm giải pháp về quy trình kiểm toán môi trường................................136
4.2.3.3. Nhóm giải pháp về các kỹ thuật/phương pháp kiểm toán.......................140
4.2.3.4. Giải pháp xây dựng hệ thống tiêu chí kiểm toán......................................144
4.2.4. Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy và nhân sự.................................. 147
4.2.4.1. Thành lập đầu mối thực hiện chức năng kiểm toán môi trường.........147
4.2.4.2. Phát triển và xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên theo hướng đầy đủ
về số lượng và đa dạng hóa về chuyên môn, nghiệp vụ với cơ cấu chuyên môn
hợp lý...........................................................................................................................148
4.2.4.3. Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng cán bộ, kiểm toán viên...148
4.2.5. Nhóm giải pháp về tổ chức các cuộc kiểm toán môi trƣờng.............. 149
4.2.5.1. Xây dựng chiến lược kiểm toán trong đó chú trọng tổ chức kiểm toán
môi trường..................................................................................................................149
4.2.5.2. Đa dạng hóa nội dung/mục tiêu kiểm toán...............................................151
4.2.5.3. Đa dạng hóa các dạng kiểm toán liên quan đến các yếu tố môi trường153
4.2.5.4. Đổi mới cách thức tổ chức đoàn kiểm toán ..............................................153
4.2.5.5. Xây dựng hệ thống dữ liệu phục vụ cho kiểm toán môi trường.............154
4.3. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM TỔ CHỨC TRIỂN KHAI KIỂM TOÁN
MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM..................................................................... 155
4.3.1. Những kiến nghị đối với Nhà nƣớc........................................................ 155
4.3.2. Những kiến nghị đối với Kiểm toán Nhà nƣớc.................................... 156
8
4.3.3. Các kiến nghị đối với đơn vị kiểm toán................................................. 157
PHỤ LỤC SỐ 1 .............................................................................................................................161
PHỤ LỤC SỐ 2 .............................................................................................................................173
PHỤ LỤC SỐ 3 .............................................................................................................................175
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................192
9
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Những vấn đề về môi trƣờng đang ngày càng trở nên quan trọng và đòi
hỏi sự quan tâm đúng tầm của mọi tầng lớp trong xã hội từ Chính phủ, công
chúng, các phƣơng tiện thông tin đại chúng đến các tổ chức phi chính phủ. Cơ
quan Kiểm toán Tối cao (KTTC) với chức năng tăng cƣờng và đảm bảo việc
sử dụng một cách hữu hiệu các nguồn lực của quốc gia, trong đó có nguồn tài
nguyên thiên nhiên và môi trƣờng, cần nhanh chóng và tích cực tham gia vào
công cuộc bảo vệ môi trƣờng bởi những vấn đề về môi trƣờng hoặc sự yếu
kém trong việc bảo vệ môi trƣờng nếu không đƣợc xử lý một cách nhanh
chóng và triệt để sẽ tác động xấu đến lòng tin của xã hội đối với các cơ quan
chức năng. Bên cạnh đó, sự phát triển bền vững của môi trƣờng còn là yếu tố
sống còn đối với toàn thể nhân loại hôm nay và cả những thế hệ mai sau.
Chính phủ và chính quyền các cấp đã, đang và còn sẽ phải chi rất nhiều
tiền để giải quyết các vấn đề về môi trƣờng, đồng thời ngăn ngừa những nguy
cơ ô nhiễm môi trƣờng nhƣng những vấn đề nhƣ việc thiếu hụt nguồn nhân
lực hay thiếu các chế tài xử phạt và thiếu các cơ chế giám sát sẽ đặt ra câu hỏi
liệu những cố gắng nhằm ngăn ngừa và xử lý môi trƣờng có thật sự hữu hiệu
hay không. Từ góc độ của cơ quan KTTC, các kiểm toán viên có nghĩa vụ đƣa
ra các ý kiến đánh giá về những khoản chi cho các dự án môi trƣờng có đƣợc
chi đúng mục đích, đúng định mức và các kết quả của những dự án đó có đáp
ứng đƣợc những mục tiêu cũng nhƣ mong muốn đề ra hay không. Và nhƣ
vậy, kiểm toán môi trƣờng (KTMT) là một trọng tâm kiểm toán mang tầm
chiến lƣợc đối với các cơ quan KTTC nói chung và cơ quan KTNN Việt Nam
nói riêng.
Hơn 20 năm qua kể từ khi kiểm toán môi trƣờng đƣợc triển khai một
cách chính thống đã có hơn 2000 cuộc kiểm toán môi trƣờng đƣợc thực hiện
với nhiều chủ đề khác nhau từ việc quản lý lƣu vực sông ngòi, quản lý thuốc
10
bảo vệ thực vật đến việc báo cáo các vấn đề về phát triển bền vững, bảo vệ hệ
sinh vật, thay đổi khí hậu, xử lý rác thải và các hiệp định quốc tế về môi
trƣờng. Tuy nhiên, thể chế chính trị của các quốc gia cũng nhƣ cơ cấu tổ
chức, địa vị pháp lý của các cơ quan KTTC tại các quốc gia có sự khác biệt.
Vì vậy mà INTOSAI đã thành lập Nhóm làm việc về kiểm toán môi trƣờng
(WGEA) với mục đích tạo điều kiện để các cơ quan KTTC hiểu biết tốt hơn
về các vấn đề của kiểm toán môi trƣờng; thúc đẩy việc trao đổi thông tin và
kinh nghiệm trong kiểm toán môi trƣờng giữa các cơ quan KTTC; và Ban
hành các tài liệu hƣớng dẫn về kiểm toán môi trƣờng và những thông tin khác
có liên quan. WGEA đã xây dựng và ban hành một số tài liệu về kiểm toán
môi trƣờng nhƣ Kế toán Tài nguyên thiên nhiên, Hƣớng dẫn về kiểm toán các
hoạt động dƣơi góc độ kiểm toán môi trƣờng, Sự phát triển và Xu hƣớng phát
triển của kiểm toán môi trƣờng... Những tài liệu này đã khái quát đƣợc một số
vấn đề lý luận về kiểm toán môi trƣờng cũng nhƣ cho thấy đƣợc thực trạng
phát triển của nội dung kiểm toán này trong thời gian qua tại một số quốc gia
trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có một tài liệu nghiên cứu nào
đƣợc thực hiện nhằm hệ thống hoá những vấn đề lý luận về kiểm toán môi
trƣờng một cách đầy đủ theo các tiêu thức nhƣ chủ thể, đối tƣợng, phạm vi,
căn cứ, nội dung và các phƣơng pháp kiểm toán môi trƣờng. Do vậy, việc
nghiên cứu về kiểm toán môi trƣờng một cách có hệ thống và cụ thể hơn
nhằm giúp các cơ quan KTTC giải quyết những vấn đề trên cả về lý luận lẫn
thực tiễn nhằm trả lời các câu hỏi:
- Làm thế nào để xây dựng năng lực, kiến thức và các kỹ năng cần thiết
để tiến hành kiểm toán môi trƣờng một cách hữu hiệu?
- Làm thế nào để phối, kết hợp nội dung kiểm toán môi trƣờng vào trong
hoạt động kiểm toán của cơ quan KTTC?
- Làm thế nào để cơ quan KTTC có thể gia tăng giá trị, tác động của
kiểm toán môi trƣờng một cách đầy đủ và khả thi?
11
Việc làm trên đƣợc coi là hết sức cần thiết, xét trên bình diện quốc tế
nói chung và Việt Nam nói riêng.
Ở Việt Nam, kiểm toán môi trƣờng là một vấn đề còn rất mới mẻ cả về
lý luận và thực tiễn. KTNN mới chỉ thành lập Nhóm làm việc để học tập, tìm
hiểu và nghiên cứu về kiểm toán môi trƣờng (KTMT). Thực tế từ năm 2010
đến nay KTNN mới chỉ tổ chức thực hiện đƣợc một vài cuộc kiểm toán có
những nội dung nhất định liên quan đến môi trƣờng. Trong khi đó giá trị, lợi
ích, tầm quan trọng của KTNN ngày càng đƣợc khẳng định và phát triển mở
rộng, sự khuyến cáo của INTOSAI càng ngày càng mạnh mẽ; đồng thời đòi
hỏi của thực tiễn về vấn đề liên quan đến môi trƣờng đặc biệt đƣợc Chính phủ
và công chúng quan tâm. Điều đó khẳng định tất yếu ở Việt Nam KTMT cần
sớm đƣợc thực hiện nhiều hơn, toàn diện hơn và đầy đủ hơn về mục tiêu, nội
dung kiểm toán, với phƣơng pháp và cách thức tổ chức kiểm toán phù hợp,
hiệu quả hơn.
Từ những nguyên nhân trên, các vấn đề về lý luận, cơ sở khoa học và
thực tiễn KTMT cần đƣợc nghiên cứu. Trong đó, các vấn đề về mục tiêu, nội
dung, quy trìn, phƣơng pháp và các vấn đề về tổ chức KTMT thu hút đƣợc sự
quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu và giới chuyên môn trong lĩnh vực
kiểm toán nói chung và kiểm toán chính phủ nói riêng. Chính vì vậy mà việc
nghiên cứu đề tài “Giải pháp tổ chức kiểm toán môi trƣờng ở Việt Nam”
có ý nghĩa cả về lý luận khoa học và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về kiểm toán môi trƣờng
- Phân tích, đánh giá thực tiễn kiểm toán môi trƣờng tại một số quốc gia
trên thế giới, trong đó bao gồm cả công tác kiểm toán môi trƣờng do
KTNN thực hiện, đồng thời dự đoán về những xu thế phát triển của
kiểm toán môi trƣờng
- Đề xuất các giải pháp tổ chức kiểm toán môi trƣờng ở Việt Nam
12
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào việc phân tích, đánh giá thực tiễn kiểm toán môi
trƣờng do các cơ quan KTTC trên thế giới thực hiện trong vòng 20 năm qua;
đồng thời đánh giá địa vị pháp lý, chức năng và mô hình tổ chức của cơ quan
KTNN Việt Nam để triển khai kiểm toán môi trƣờng ở Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đồng thời với áp dụng các phƣơng pháp truyền thống nhƣ phƣơng pháp
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, Đề tài còn sử dụng một số phƣơng pháp
nhƣ: phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp điều tra phân tích kết hợp với
phƣơng pháp suy luận, diễn giải, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp hệ
thống...
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Đề tài gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Ch-¬ng 2: Tổng quan về kiểm toán và kiểm toán môi trƣờng
Chƣơng 3: Thực trạng về kiểm toán môi trƣờng
Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp tổ chức kiểm toán môi trƣờng ở
Việt Nam
13
CHƢƠNG 1- TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
Kiểm toán các yếu tố có liên quan đến môi trƣờng là một nội dung
kiểm toán đƣợc thực hiện bằng cả ba loại hình kiểm toán là kiểm toán tuân
thủ, kiểm toán tài chính và kiểm toán hoạt động. Kiểm toán môi trƣờng là một
vấn đề còn khá mới mẻ đối với Việt Nam nói chung và KTNN nói riêng. Bởi
vậy số lƣợng các công trình nghiên cứu về kiểm toán môi trƣờng còn rất hạn
chế. Cho tới thời điểm hiện tại mới chỉ có một số rất ít công trình nghiên cứu
có liên quan đến đề tài đƣợc công bố dƣới các hình thức nhƣ các bài viết đăng
tải trên các tạp chí chuyên ngành và đề tài nghiên cứu khoa học.
1.1.1. Các bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành
Các bài viết trong lĩnh vực này còn hạn chế về cả số lƣợng bài viết lẫn
nội hàm nghiên cứu. Các bài này chỉ mới nêu đƣợc khái niệm, các thức phân
loại các cuộc kiểm toán môi trƣờng. Dƣới đây là một số bài tiêu biểu:
Kiểm toán môi trường và những thách thức đặt ra đối với Kiểm toán
Nhà nước Việt Nam của Nguyễn Tuấn Trung (Tạp chí nghiên cứu khoa học
kiểm toán số tháng 04/2008) giới thiệu khái quát về mối quan hệ giữa môi
trƣờng và phát triển bền vững và nêu ra một số dạng ô nhiễm môi trƣờng và
tác động của chúng đối với hệ sinh thái, qua đó làm toát lên sự cần thiết phải
thực hiện kiểm toán môi trƣờng. Với cách tiếp cận kiểm toán môi trƣờng
đƣợc thực hiện bằng cả 3 loại hình kiểm toán, tác giả cũng đã liệt kê đƣợc
một số nguyên nhân khiến cho kiểm toán môi trƣờng chƣa đƣợc triển khai tại
Việt Nam, đó là: tính pháp lý chƣa cao, chƣa có ngân hàng dữ liệu về môi
trƣờng của quốc gia, chƣa có quy trình kiểm toán riêng áp dụng cho kiểm toán
môi trƣờng.
Kiểm toán môi trường của Anh Quốc và bài học kinh nghiệm cho kiểm
toán môi trường ở Việt Nam của TS. Phạm Đức Hiếu và TS. Đặng Thị Hòa
14
(Tạp chí Kiểm toán Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán.) đã đƣa ra một số vấn
đề có tính chất khái quát về kiểm toán môi trƣờng. Tuy nhiên các tác giả này
chỉ mới nêu ra quan điểm tiếp cận về kiểm toán môi trƣờng trong khu vực tƣ
nhân nhƣ khái niệm, phân loại, quy trình và nội dung kiểm toán, đồng thời
cũng đƣa ra kinh nghiệm kiểm toán môi trƣờng của Anh Quốc theo những
tiêu chí nêu trên.
Trao đổi ý kiến về kiểm toán môi trường của TS. Giang Thị Xuyến
(Tạp chí Kiểm toán số 4(125) tháng 4/2011) đề cập đến một số vấn đề nhƣ:
Kiểm toán môi trƣờng là gì? Tại sao cần kiểm toán môi trƣờng? Ai kiểm toán
môi trƣờng?. Theo quan điểm của tác giả, kiểm toán môi trƣờng là một loại
hình kiểm toán tổng hợp cả 3 loại hình kiểm toán; đơn vị đƣợc kiểm toán
không chỉ là một tổ chức, cá nhân kinh doanh mà còn có thể bao gồm cả đơn
vị, tổ chức quản lý hành chính tùy theo mục đích và phạm vi của cuộc kiểm
toán; Kiểm toán môi trƣờng đƣợc thực hiện nhằm góp phần năng lực quản lý
và bảo vệ môi trƣờng của các cơ quan quản lý chức năng, và giúp tăng cƣờng
nhận thức và hành động về bảo vệ môi trƣờng của lãnh đạo và nhân viên
trong đơn vị, thúc đẩy đơn vị phát triển bền vững và bảo vệ môi trƣờng chung
theo hƣớng “sản xuất sạch hơn”.
1.1.2. Các công trình khoa học
Có thể nói cho đến tại thời điểm hiện tại ở Việt Nam mới chỉ có một đề
tài nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề kiểm toán môi trƣờng, đó là đề tài
NCKH cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn triển khai thực hiện kiểm toán môi
trƣờng ở Việt Nam” do TS. Lê Quang Bính là chủ nhiệm. Công trình khoa
học này có mục tiêu muốn làm rõ các khái niệm, tiêu chí, và nội dung kiểm
toán môi trƣờng nói chung và trong phạm vi hoạt động của Kiểm toán nhà
nƣớc nói riêng; Phân tích thực trạng kiểm toán môi trƣờng ở một số quốc gia
và Việt Nam làm căn cứ xác lập vai trò của kiểm toán môi trƣờng đối với
KTNN, xác lập các định hƣớng, quan điểm chỉ đạo và đề xuất những nội dung
15
để khai kiểm toán môi trƣờng ở Việt Nam.
Tuy nhiên, tác giả chƣa làm rõ đƣợc sự khác biệt giữa kiểm toán môi
trƣờng trong khu vực nhà nƣớc và khu vực tƣ nhân dẫn đến việc phân tích,
đánh giá thực trạng kiểm toán môi trƣờng cũng nhƣ việc đề xuất quy trình,
nội dung và phƣơng pháp kiểm toán đối với các yếu tố liên quan đến môi
trƣờng chƣa có tính thuyết phục. Những giải pháp đó vẫn chỉ là mô phỏng
quy trình, nội dung và phƣơng pháp kiểm toán áp dụng cho kiểm toán tài
chính, không làm toát nên đƣợc tính đặc thù của hoạt động kiểm toán các yếu
tố có liên quan đến môi trƣờng .
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƢỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về kiểm toán môi trƣờng
Kiểm toán môi trƣờng đã xuất hiện từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trƣớc
và ngày càng thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Việc
nghiên cứu về môi trƣờng và phát triển bền vững đã đƣợc đặt ra từ lâu và phát
triển mạnh về cả lý luận và thực tiễn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về
kiểm toán môi trƣờng đƣợc thực hiện để phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và
hƣớng dẫn thực hành cho cộng đồng các cơ quan kiểm toán tối cao và những
ngƣời quan tâm. Có thể nó gần nhƣ toàn bộ các công trình nghiên cứu này là
tác phẩm tập thể của Nhóm là việc về kiểm toán môi trƣờng của INTOSAI.
Dƣới đây là một số nghiên cứu đáng đƣợc quan tâm:
Environment Audit của Giáo sƣ A.K.Shivastava, Ấn Độ. Công trình
này đƣợc sử dụng làm tài liệu giảng dạy cho các kiểm toán viên tại Trung tâm
đào tạo quốc tế tại New Dehli, Ấn Độ. Nội dung của công trình bao gồm
những vấn đề: (1) Giới thiệu về Kiểm toán môi trƣờng theo các chủ đề nhƣ
kiểm toán thiên nhiên, kiểm toán năng lƣợng, vận tải, kế hoạch sử dụng đất,
kiểm soát ô nhiễm, rác thải và tái chế, quá trình mua sắm...; (2) Phân tích thực
trạng kiểm toán môi trƣờng theo những nội dung nhƣ Lập kế hoạch kiểm toán