Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp nng cao ch́t lượng tín dụng t.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam thời gian qua, đất nước
chúng ta đã thu được những kết quả bước đầu rất khả quan, tạo được niềm tin
trong nhân dân cũng như nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cùng với những thành
tựu đổi mới của đất nước, hệ thống ngân hàng nước ta đã có những bước tiến
đáng kể trong hoạt động của mình, góp phần tích cực vào việc kìm chế lạm phát,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và ổn định nền kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, hoạt động của ngành vẫn còn nhiều bất cập cả về cơ chế chính
sách và tổ chức hoạt động. Bên cạnh những mặt được, ngành ngân hàng Việt
Nam còn có những tồn tại. Một trong những tồn tại chủ yếu là số nợ khê đọng,
nợ khó đòi còn lớn, làm suy giảm năng lực của hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng
tới sự ổn định của hệ thống ngân hàng cũng như ổn định kinh tế. Chính vì vậy
để đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ của ngành, ngay từ đầu năm ngân hàng
Nhà nước cũng như các TCTD đã có biện pháp để đẩy mạnh tăng trưởng tín
dụng, trên cơ sở an toàn và hiệu quả; mở rộng và đa dạng hóa các hình thức đầu
tư để tạo sự chu chuyển vốn thông suốt, khắc phục tình trạng ứ đọng vốn của
các TCTD trong năm vừa qua. Trong năm tới đòi hỏi các ngân hàng thương mại
nói chung, ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng đặc biệt chú trọng nâng cao
chất lượng tín dụng trong hoạt động kinh doanh của mình.
Hoạt động tín dụng chưa an toàn và chất lượng tín dụng chưa cao đang là
mối quan tâm không chỉ đối với giới quản lý và điều hành của hệ thống ngân
hàng mà còn là mối quan tâm của xã hội bởi vì đây là tín hiệu tổng hợp, vừa
phản ánh trình độ hoàn thiện pháp luật theo cơ chế thị trường trong quản lý kinh
tế nói chung và quản lý hoạt động ngân hàng nói riêng, vừa phản ánh sự lớn
mạnh và những mặt còn bất cập trong quản lý và điều hành hệ thống ngân hàng.
1
Qua quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Quân Đội em nhận thấy mục
tiêu nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng quân đội chính là một
mục tiêu được các cổ đông, hội đồng quản trị cũng như ban lãnh đạo ngân hàng
luôn quan tâm và đặt ra trong chương trình chiến lược của ngân hàng Quân Đội
từ năm 2004 đến năm 2008. Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp
nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP Quân Đội” cho bản chuyên đề của
mình với mong muốn góp phần làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Quân Đội ngày càng có hiệu quả, an toàn, phát triển.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo PGS.TS
Nguyễn Thị Mùi cùng các anh chị tại ngân hàng Quân Đội đã giúp em hoàn
thành đề tài này. Bài chuyên đề của em gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng ngân hàng trong nền
kinh tế thị trường
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng của NH TMCP Quân Đội
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại
NHQĐ
2
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG:
1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng:
Tín dụng xuất hiện từ khi xã hội có sự phân công lao động xã hội và xuất
hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Khi đó của cải tập trung trong tay một số
người trong khi nhiều người khác có thu nhập thấp không đủ đáp ứng nhu cầu
cần thiết. Vì vây xuất hiện quan hệ cho vay nặng lãi tiền thân của quan hệ tín
dụng.
Ngày nay do sự phát triển và hiện đại hóa của nền kinh tế thị trường đòi
hỏi các quan hệ và các hình thức tín dụng cũng phải phát triển đa dạng và phong
phú phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế. Trong đó tín dụng ngân hàng là hình
thức chủ yếu nhất, nó đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế rất linh hoạt và
kịp thời.
Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mượn bằng tiền tệ, hàng hóa và
dich vụ theo nguyên tắc hoàn trả giữa một bên là các đơn vị kinh tế, các tổ chức
xã hội và dân cư. Nó là một nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ của ngân hàng. Quá
trình hình thành quan hệ tín dụng chính là quá trình hình thành các quan hệ vay
mượn lẫn nhau trong xã hội. Đó là mối quan hệ vay mượn có hoàn trả cả gốc và
lãi sau một khoảng thời gian nhất định, là quan hệ chuyển dịch tạm thời quyền
sử dụng vốn, là quyền bình đẳng cả hai bên đều có lợi.
1.1.2 Đặc điểm tín dụng ngân hàng:
Tín dụng ngân hàng là một loại hình tín dụng nên nó có đầy đủ các đặc
điểm của tín dụng cùng với những đặc trưng riêng có của nó:
3
- Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy tín dụng là sự cung cấp một
lượng giá trị dựa trên cơ sở lòng tin. ở đây người cho vay tin tưởng người đi vay
sử dụng vốn vay có hiệu quả sau một thời gian nhất định và do đó có khả năng
trả được nợ. Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng. Trong thực tế
một số nhân viên tín dụng khi xét duyệt cho vay không dựa trên cơ sở đánh giá
mức độ tín nhiệm về khách hàng mà lại chú trọng đến các bảo đảm, chính quan
điểm này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
- Tín dụng là sự chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn. Để đảm
bảo thu hồi nợ đúng hạn, người cho vay thường xác định rõ thời gian cho vay,
căn cứ vào quá trình luân chuyển vốn của đối tượng vay, vào tính chất vốn của
người cho vay.
- Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị trên nguyên
tắc phải hoàn trả cả gốc và lãi. Vì vốn cho vay của ngân hàng là vốn huy động
của những người tạm thời thừa nên sau một thời gian nhất định ngân hàng phải
trả lại cho người ký thác. Mặt khác, ngân hàng cần phải có nguồn để bù đắp chi
phí hoạt động như: khấu hao TSCĐ, trả lương cán bộ công nhân viên, ... nên
người vay vốn ngoài việc trả nợ gốc còn phải trả cho ngân hàng một khỏan lãi.
- Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình
thức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (động sản vả bất động sản).
- Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói
cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc.
- Trong quan hệ tín dụng ngân hàng tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết
hoàn trả vô điều kiện. Về phía cạnh pháp lý, những văn bản xác định quan hệ tín
dụng như hợp đồng tín dụng, khế ước... thực chất là lệnh phiếu trong đó bên đi
vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
1.1.3 Các loại tín dụng ngân hàng:
4
Trong nền kinh tế thị trường, họat động tín dụng ngân hàng rất đa dạng và
phong phú với nhiều hình thức khác nhau. Để sử dụng và quản lý tín dụng có
hiệu quả thì phải tiến hành phân loại tín dụng theo các tiêu thức khác nhau:
* Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:
- Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và
xây dựng bất động sản, nhà ở, đất đai, ...
- Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ
sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương
mại và dịch vụ.
- Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất
như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng...
- Cho vay cá nhân là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như
mua sắm các vật dụng đắt tiền, ngày nay ngân hàng còn thực hiện các khoản cho
vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ
tín dụng.
* Căn cứ vào thời hạn cho vay:
- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới 12 tháng và được sử
dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu
chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
- Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Tín
dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm TSCĐ, cải tiến đổi
mới thiết bị, công nghệ, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu
hồi vốn nhanh,...
- Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm, được cung cấp
để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện
vận tải có quy mô lớn, ...
* Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:
5