Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp điều hành chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu tại Việt Nam: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Trần Thị Tâm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới. Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu
đầy biến động, các giao dịch kinh tế, tiền tệ ngày càng trở nên phức tạp hơn. CSTT
ở Việt Nam trong thời gian qua gặp nhiều thách thức và bộc lộ một số hạn chế. Cơ
chế điều hành CSTT (giai đoạn trước năm 2012) tỏ ra không hiệu quả trong việc
kiểm soát lạm phát. Từ năm 2004 đến năm 2011, lạm phát cao và diễn biến phức
tạp, kinh tế vĩ mô bất ổn. Mặc dù từ năm 2012 đến nay, cơ bản lạm phát đã được
kiềm chế ở dưới mức một con số, tuy nhiên, cho dù lạm phát ở mức khá thấp được
duy trì trong năm năm qua nhưng không có sự cam kết nào của NHNN về ổn định
giá cả thì những kỳ vọng về tăng giá cả luôn là tiềm ẩn và có thể quay trở lại gây
ảnh hưởng đến sự ốn định và phát triển bền vững kinh tế của Việt Nam. Hơn thế
nữa, quá trình điều hành CSTT của NHNN thời gian qua cũng gặp nhiểu sức ép do
cùng lúc phải đạt được nhiều mục tiêu như kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng,
vừa ổn định lãi suất thị trường vừa ổn định tỷ giá, đảm bảo thanh toán, xử lý nợ xấu,
hỗ trợ NSNN... Chính việc thực hiện nhiều mục tiêu (mặc dù thời gian qua NHNN
cũng đã có thứ tự ưu tiên giữa các mục tiêu nhưng vẫn chịu nhiều sức ép và gặp khó
khăn trong công tác xác định mục tiêu ưu tiên) và giữa các mục tiêu điều hành của
CSTT cũng không được xác định một cách rõ ràng, chưa đảm bảo tính nhất quán
giữa mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, các mục tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng
đã gây khó khăn và giảm tính hiệu quả trong điều hành CSTT thời gian qua, một số
quyết định của NHNN còn mang nặng tính hành chính...
Vấn đề này đặt ra cho Việt Nam tìm kiếm một cơ chế điều hành CSTT cho
phép kiểm soát lạm phát hiệu quả hơn, đảm bảo vừa kiềm chế được lạm phát vừa
tiếp tục giữ vững tăng trưởng ở mức hợp lý.
Cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các
luồng ngoại tệ chảy vào/ra khởi Việt Nam từ hoạt động xuất, nhập khẩu, đầu tư
nước ngoài trực tiếp và gián tiếp... biến động tương đối mạnh đã làm cho việc điều
2
hành CSTT trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi việc điều hành CSTT phải ngày càng linh
hoạt, phản ứng nhanh nhạy với sự biến động của thị trường trong nước và quốc tế,
đảm bảo ổn định tiền tệ, góp phần kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Xu hướng thế giới điều hành CSTT theo lạm phát chỉ có một mục tiêu. Các nước
điều hành CSTT theo cơ chế LPMT đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn.
Theo Ủy ban kinh tế của Quốc hội, kinh nghiệm nhiều quốc gia trên thế giới
cho thấy LPMT có thể là lựa chọn hợp lý cho CSTT của Việt Nam trong thời gian
tới nếu đáp ứng được những điều kiện cần thiết. Theo đó, duy trì mức lạm phát hợp
lý là mục tiêu hàng đầu của CSTT để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng trong phiên trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII
cũng đã nhấn mạnh chính sách “ chủ động điều hành thực hiện LPMT”.
Tuy nhiên, để điều hành CSTT theo LPMT tại Việt nam, cần đảm bảo nhiều
điều kiện và các giải pháp điều hành. Các giải pháp nào để điều hành CSTT theo
LPMT một cách hiệu quả. Chính vì vậy em chọn đề tài: “Giải pháp điều hành
chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu
thực hiện luận văn tốt nghiệp cao học ngành Tài Chính Ngân hàng của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng điều hành CSTT của Việt Nam giai đoạn 2011
đến 2015 và luận chứng sự cần thiết phải đổi mới phương thức điều hành
CSTT theo LPMT nhằm đề xuất các giải pháp để đảm bảo hiệu quả điều hành
CSTT theo LPMT.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Một là, đánh giá, phân tích cơ chế điều hành CSTT ở Việt Nam giai đoạn từ
2011 đến 2015, những thành công, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong việc điều
hành CSTT ở Việt Nam, mức độ đáp ứng các điều kiện cơ chế LPMT trong tổ chức
điều hành CSTT.
Hai là, nghiên cứu khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng cơ chế
LPMT của Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp để đảm bảo hiệu quả điều
3
hành CSTT theo LPMT.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để làm rõ các nội dung trên, nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi sau:
1/Thực trạng điều hành CSTT của Việt Nam từ 2011 đến 2015, những thành
công, hạn chế, nguyên nhân hạn chế?
2/ Việt Nam đã đáp ứng được các điều kiện để áp dụng CSTT theo LPMT
chưa? Đáp ứng ở mức độ nào?
3/ Giải pháp hoàn thiện các điều kiện để áp dụng CTTT theo LPMT và các giải
pháp điều hành CSTT theo LPMT như thế nào?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào cơ chế điều hành
CSTT của Việt Nam, kinh nghiệm của các nước trên thế giới về kiểm soát lạm
phát và từ đó đưa ra sự cần thiết lựa chọn CSTT theo LPMT trong điều hành
CSTT của Việt Nam.
Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu và phân tích về thực trạng điều hành
CSTT của Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2015, trên cơ sở phân tích kinh nghiệm
của các nước, đánh giá khả năng áp dụng của Việt Nam, đề xuất giải pháp điều
hành CSTT theo LPMT.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể:
+ Phương pháp thu thập số liệu, phương pháp thống kê, phân tích, so sánh,
tổng hợp, phương pháp quy nạp, diễn giải kết hợp với nền tảng lý luận từ kiến thức
kinh tế học, tài chính - ngân hàng...
+ Luận văn cũng kết hợp tổng thuật các tài liệu nghiên cứu đã có từ trước
đến nay và phân tích định tính dựa trên số liệu tài chính - tiền tệ về hiệu quả của
CSTT trong thời gian qua. Ngoài ra tác giả đã sử dụng những đánh giá của các
chuyên gia am hiểu sâu về tài chính - tiền tệ làm cơ sở quan trọng để định vị mức
độ đáp ứng các điều kiện thực hiện CSLPMT của Việt nam hiện nay. (Các bài viết
trên các tạp chí, trang web...).
4
6. Đóng góp của đề tài
Một là, thông qua việc nghiên cứu tổng thể trên phương diện lý thuyết về
CSTT và CSLPMT, luận văn đã luận giải đầy đủ và khoa học để khẳng định được 4
nhóm điều kiện và hệ thống các chỉ tiêu đo lường, đánh giá mà các nền kinh tế phải
đáp ứng để có thể áp dụng CSLPMT bao gồm: (i) Mức độ độc lập về thể chế của
NHTW; (ii) Năng lực của NHTW; (iii) Hệ thống thị trường tài chính lành mạnh;
(iv) cấu trúc kinh tế phù hợp. Đây là khung quan trọng tạo cơ sở khoa học, làm căn
cứ để đánh giá NHTW các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đã chuẩn bị và
hoàn thiện các điều kiện để áp dụng CSLPMT.
Hai là, Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới từ
đó rút ra được những bài học bài học kinh nghiệm có giá trị vận dụng tại Việt Nam
khi áp dụng CSTT theo LPMT.
Ba là, thông qua các chỉ tiêu đo lường, luận văn đã định vị được mức độ đáp
ứng các điều kiện để áp dụng CSLPMT tại Việt Nam hiện nay, cho thấy Việt Nam
phải nỗ lực thì mới đáp ứng được các điều kiện áp dụng hiệu quả CSLPMT, thể
hiện trên cả 4 nhóm điều kiện. Từ đó đề xuất giải pháp hữu hiệu trong việc hoàn
thiện các điều kiện còn thiếu để Việt Nam có thể hướng tới áp dụng CSLPMT trong
giai đoạn tiếp theo.
Với những mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn kỳ vọng sẽ mang lại một
số đóng góp về mặt học thuật cũng như thực tiễn:
7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
7.1. Tông quan nghiên cứu ngoài nƣớc
Có nhiều công trình nghiên cứu quốc tế về CSLPMT, các công trình tập
trung vào các nội dung cơ bản của CSLPMT bao gồm: (i) khái niệm, định nghĩa, và
phân loại CSLPMT; (ii) các yếu tố cơ bản của LPMT; (iii) những điều kiện tiên
quyết để áp dụng CSLPMT thành công; (iii) so sánh những lợi thế/bất lợi của việc
áp dụng CSLPMT so với các mục tiêu truyền thống (tỷ giá hối đoái, cung tiền, (iv)
kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia trong việc áp dụng CSLPMT và bài học rút
ra; và (v) các nội dung liên quan khác.
5
Khái niệm, các yếu tố chủ yếu của LPMT
Mishkin (2000, 2001) đưa ra tổng quan tình hình thực hiện LPMT ở các nền
kinh tế mới nổi và đang chuyển đổi, tác giả đề cập đến những ích lợi và bất lợi của
chiến lược CSTT lấy LPMT và một số bài học rút ra từ kinh nghiệm của một số
nước như Chile, Brazil. Tác giả cho rằng LPMT là một chiến lược CSTT (monetary
policy strategy) đã được sử dụng thành công ở các nước công nghiệp và đang trở
thành một sự lựa chọn hấp dẫn cho các nước có nền kinh tế thị trường mới nổi như
Chile, Brazil, CH Séc, Ba Lan, Nam Phi.
Theo tác giả, các nước đang phát triển (bao gồm các nước mới nổi và đang
chuyển đổi) đều đã trải qua khủng hoảng tài chính do thực hiện cơ chế tỷ giá hối
đoái cố định. Vì thế, việc tìm một neo khác cho CSTT thay cho cơ chế tỷ giá hối
đoái cố định là rất cần thiết. Trong công trình này, Mishkin đưa ra định nghĩa rõ
ràng về LPMT. Theo tác giả, lạm phát mục tiêu bao gồm 5 yếu tố chính: (i) công bố
ra công chúng mục tiêu lạm phát định lượng trong trung hạn; (ii) cam kết thế chế
nhằm ổn định giá cả như một mục tiêu chủ yếu của CSTT; (iii) chiến lược thông tin
bao gồm nhiều biến số không chỉ có tổng cung tiền hay tỷ giá hối đoái) được sử
dụng cho việc thiết lập công cụ chính sách; (iv) tăng tính minh bạch của chiến lược
CSTT thông qua việc thông báo với công chúng và thị trường về kế hoạch, mục
tiêu, những quyết định của NHTW; và (v) tăng trách nhiệm giải trình.
Lợi ích/bất lợi của CSLPMT
Mishkin (2000, 2001) đã chỉ ra các lợi ích chính của CSLPMT, như: (i)
cho phép NHTW tập trung vào các vấn đề trong nước và phản ứng với các cú
sốc tác động lên nền kinh tế; (ii) hiệu quả tương đối dù không cần có mối
quan hệ ổn định giữa cung tiền và lạm phát; và (iii) niềm tin của công chúng
và thị trường vào mục tiêu mà NHTW theo đuổi, do đó tăng tính minh bạch và
trách nhiệm giải trình của CSTT.
Tuy vậy, nghiên cứu cũng chỉ ra những bất lợi chính của CSLPMT, bao
gồm: (i) việc đánh đổi mục tiêu tăng trưởng và việc làm để đạt được lạm phát ổn
định; (ii) giảm trách nhiệm giải trình do lạm phát rất khó kiểm soát và độ trễ chính
6
sách dài; (iii) CSLPMT không giúp loại bỏ được tính lấn át của CSTK; (iv)
CSLPMT này đòi hỏi tính linh hoạt trong tỷ giá hối đoái, thế nhưng tỷ giá hối đoái
linh hoạt có thể làm tăng bất ổn tài chính (ổn định lạm phát không nhất thiết đi kèm
với môi trường vĩ mô/tài chính ổn định).
Kinh nghiệm các nước trong việc áp dụng và thực hiện LPMT
Một loạt các nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bao gồm Masson,
Savastan, và Sharma (1997), Schaechter, Stone, và Zelmer (2000), Carare và các
cộng sự (2002) và Stone (2003) tập trung vào những khó khăn mà các nền kinh tế
mới nổi phải đối mặt nếu các nuớc này áp dụng LPMT. Các tác giả đưa ra các điều
kiện tiên quyết cần phải đáp ứng truớc khi đưa ra áp dụng CSLPMT. Tuy nhiên,
giữa các tác giả chưa có sự thống nhất về các điều kiện cần đuợc đáp ứng truớc khi
LPMT đuợc áp dụng vào các nền kinh tế mới nổi.
7.2. Tổng quan nghiên cứu trong nƣớc
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành năm 2007 của NHNN - “Nghiên
cứu việc điều hành chính sách tiền tệ bằng phương pháp lấy lạm phát làm mục tiêu
và cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ đến nền kinh tế Việt Nam”- KNH2005.07(
Nguyễn Văn Hà). Nghiên cứu đuợc triển khai sau khi Thống đốc NHNN Việt Nam
đã có đoàn khảo sát tại 3 nuớc Anh, Ba Lan, Hungary, thông qua báo cáo khảo sát
đã cho phép khẳng định cơ chế điều hành CSLPMT có thể vận dụng vào Việt Nam.
Đề tài cũng đã đưa ra các đánh giá về khả năng áp dụng, sự cần thiết áp dụng
CSLPMT và đưa ra giải pháp chủ yếu, lộ trình áp dụng LPMT của Việt Nam.
- Châu Thị Thu Ngân (2013): “Chính sách tiền tệ với lạm phát mục tiêu ở
Việt Nam”. Trong nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng
áp dụng thành công CSTT theo LPMT tại Việt Nam trong thời gian tới.
Ngoài ra còn có một số bài viết đã đề cập đến khuôn khổ CSLPMT, và phân
tích sơ bộ các điều kiện để có thể đưa ra áp dụng cơ chế điều hành CSTT này tại
Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo “ Khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu - Lý thuyết
và thực tiễn” - Viện Chiến lược ngân hàng -Ngân hàng nhà nước Việt Nam -Tháng
12/2011. Đây là tập tài liệu với 15 bài viết của các tác giả, các nhà khoa học đến từ
7
các Bộ, Ngành, các trường đại học, Viện nghiên cứu. Với việc khái quát hóa cơ sở
lý luận của CSLPMT, phân tích các đặc điểm chính của CSLPMT, các điều kiện áp
dụng CSLPMT, kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp, cách thức thì đây là tài
liệu bổ ích cho tác giả để có thể có được nhũng nét khái quát nhất trong việc nghiên
cứu đề tài của mình.
Ngoài ra, trước đó cũng có một số bài viết đề cập đến khuôn khổ chính sách
tiền tệ CSLPMT, phân tích các điều kiện để có thể đưa ra áp dụng cơ chế điều hành
chính sách tiền tệ này tại Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Nghĩa, Đỗ Thị
Đức Minh đã đề cập đến tổng quan về khuôn khổ CSLPMT, phân tích các điều kiện
để có thể đưa ra áp dụng cơ chế điều hành CSTT này tại Việt Nam. Đa số các tác
giả này cho rằng hiện tại Việt Nam chưa áp dụng được cơ chế điều hành CSLPMT
hoàn toàn, tuy nhiên, cần có các bước, có lộ trình để chuẩn bị các điều kiện cho việc
áp dụng CSLPMT. Tô Kim Ngọc (2012) đã đưa ra các phiên bản của CSLPMT sau
giải đoạn khủng hoảng; Phí Trọng Hiển (2005), Nguyễn Văn Tiến và Vũ Hoàn
Phương (2005) nghiên cứu so sánh kinh nghiệm áp dụng CSLPMT của một số nước
và đưa ra gợi ý cho Việt Nam.
Bên cạnh đó, khá nhiều nghiên cứu đã tập trung vào chủ đề CSTT ở Việt Nam.
Các nghiên cứu này chủ yếu đi sâu phân tích vào các khía cạnh liên quan đến CSTT
như: mối liên hệ giữa CSTT và các chính sách kinh tế vĩ mô và đề xuất các giải pháp
hoàn thiện CSTT (Dương Thu Hương 2005); mối liên hệ giữa các tài khoản vĩ mô và
việc xây dựng và điều hành CSTT (Nguyễn Thị Kim Thanh 2004); điều hành CSTT
trong điều kiện tự do hóa các giao dịch vốn (Nguyễn Ngọc Bảo 2008).
Trong khi đó, một số công trình nghiên cứu về việc sử dụng và hoàn thiện
các công cụ CSTT, cơ chế truyền tải tác động của CSTT (Nguyễn Thị Kim Thanh
2005; Trần Thị Lộc 2002). Trần Thọ Đạt và các cộng sự (2010) và các tác giả khác
đã nghiên cứu về cầu tiền trong hoạch định CSTT ở Việt Nam. Trong khi đó, một
số tác giả nghiên cứu về cung tiền, mối liên hệ giữa cán cân thanh toán và điều hành
cung tiền tại Ngân hàng Nhà nước (Nguyễn Đồng Tiến 2001). Một số công trình
nghiên cứu đề cập tới vấn đề cải cách Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao tính độc
8
lập của Ngân hàng Trung ương để thực thi CSTT hiệu quả hơn (như Vũ Thế Vậc
2006, v.v.).
Nhìn chung, các nghiên cứu về khả năng áp dụng CSTT theo LPMT ở
Việt Nam mới chỉ đưa ra được những nét tổng quan và khái quát nhất, các
nghiên cứu này chưa giải trình cụ thể về lợi ích từ việc áp dụng các mục tiêu
CSTT khác nhau, giúp Chính phủ (CP) có các lựa chọn để xem xét. Bản thân
các nghiên cứu này còn cố gắn định vào việc áp dụng ở Việt Nam, trong khi
chưa giải thích được thật thuyết phục là tại sao nên áp dụng chính sách này.
Nói chung, các nghiên cứu hầu như mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu khuôn
khổ lý thuyết và phân tích kinh nghiệm quốc tế; Một số nghiên cứu cũng đưa
ra các điều kiện/nhóm điều kiện để thực hiện LPMT tuy nhiên mới chỉ dừng
lại ở việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và phân tích sơ khai trên phương
diện lý thuyết. Việc nghiên cứu chi tiết, đánh giá, định vị được Việt Nam hiện
nay đang ở đâu và đáp ứng được các điều kiện ở mức độ nào là chưa có.
Từ những giá trị tham khảo của những nghiên cứu cùng với phân tích
thực trạng điều hành CSTT của Việt Nam từ năm 2011 đến 2015 là cơ sở quan
trọng giúp em thực hiện đề tài: “ Giải pháp điều hành chính sách tiền tệ
theo lạm phát mục tiêu tại Việt Nam” để từ đó đề các giải pháp hoàn thiện
các điều kiện mà Việt nam còn thiếu để có thể áp dụng CSTT theo LPMT một
cách hiệu quả cho giai đoạn từ nay đến năm 2020.
8. Kết cấu của Luận văn
kết cấu của luận văn được trình bày qua 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1 :Tổng quan về Chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu.
Chương 2: Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn
2011 đến 2015 và điều kiện áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu.
Chương 3: Giải pháp đảm bảo hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ theo lạm
phát mục tiêu ở Việt Nam.