Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải bài tập chương "dao động cơ" vật lý lớp 12 trung học phổ thông bằng ngôn ngữ lập trình matlab.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TRẦN VĂN THUẬN
GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG "DAO ĐỘNG CƠ" VẬT LÝ LỚP
12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BẰNG NGÔN NGỮ LẬP
TRÌNH MATLAB
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÝ
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN VẬT LÝ
Mã số: 601410
Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. BÙI VĂN LOÁT
HÀ NỘI – 2012
2
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của quá trình
học tập và nghiên cứu của tôi tại Đại học Giáo
dục – ĐHQG Hà Nội. Với tình cảm chân thành,
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy,
các Cô trong trường Đại học Giáo dục –
ĐHQG Hà Nội đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Văn Loát,
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn đến Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương,
cảm ơn Ban giám hiệu, thầy cô trong tổ Lý-Hoá-Sinh-CN trường THPT Phúc
Thành – Hải Dương, cảm ơn các bạn học viên lớp Cao học Lý luận và phương
pháp dạy học Vật Lí khóa 6, các em học sinh, người thân trong gia đình đã tạo
điều kiện thuận lợi, động viên tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, dù rất tâm huyết và hết sức cố gắng song bản luận văn chắc
chắn còn nhiều thiếu sót. Kính mong được sự chỉ dẫn của các nhà khoa học
và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 11 năm 2012
Học viên
Trần Văn Thuận
3
BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT
Công nghệ thông tin và truyền thông
Giáo viên GV
Máy tính điện tử MTĐT
Khoa học kỹ thuật KHKT
Thiết bi dạy học TBDH
Phương tiện dạy học PTDH
Học sinh HS
Phương pháp PP
Phương pháp dạy học PPDH
Bài tập vật lý BTVL
Thực nghiệm TN
Đối chứng ĐC
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng điều tra về khả năng ứng dụng CNTT trong dạy
học Vật lí ở các trường THPT……………………………………...
Bảng 1.3. Bảng điều tra về khả năng ứng dụng CNTT của HS
trong việc tự học……………………………………………………
Bảng 3.1 Bảng thống kế điểm số…………………………………...
Bảng 3.2. Xử lí kết quả…………………………………………….
Bảng 3.3. Các tham số đặc trưng…………………………………..
Bảng 3.4. Bảng tần suất và tần suất luỹ tích……………………….
28
30
67
67
68
68
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Phân loại bài tập vật lí…………………………………...
Hình 1.2. Lập luận theo phương pháp phân tích…………………...
Hình 1.3. Lập luận phươg pháp tổng hợp………………………….
Hình 3.1. Đường phân bố tần suất…………………………………
Hình 3.2. Dường phân bố tần suất luỹ tích ( hội tụ ωi£%)…………
Hình 3.2. Đường phân bố tần suất luỹ tích ( hội tụ lùi ω£%)………
8
11
11
69
69
69
5
MỤC LỤC
Lời cảm ơn…………………………………………………………………..i
Danh mục viết tắt……………………………………………………………ii
Danh mục các bảng hình…………………………………………………….iii
Mục lục………………………………………………………………………iV
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG GIẢI
BÀI TẬP VẬT LÍ PHỔ THÔNG CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM
MATLAP..........................................................................................................5
1.1. Những vấn đề lí luận về dạy giải bài tập Vật lí…………………………..5
1.1.1. Khái niệm về bài tập Vật lí …………………………………………….5
1.1.2. Vai trò của bài tập vật lí ………………………………………….……5
1.1.3. Phân loại bài tập vật lí …………………………………………………7
1.1.4. Phương pháp giải bài tập vật lí ……………………………………….13
1.1.5. Hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lí………………………………...16
1.1.5.2. Hướng dẫn tìm tòi (Hướng dẫn Ơrixtic)……………………..…… 17
1.2.Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học….……...19
1.2.1. Giáo dục và công nghệ………………………………………………..19
1.2.2. Vai trò của CNTT trong dạy học Vật lí……………………………….20
1.2.3. Khai thác và sử dụng một số phần mềm để dạy học môn Vật lí……...21
1.2.4. Ưu điểm và hạn chế của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Vật lí…22
1.3. Giới thiệu phần mềm Matlab...................................................................23
1.3.1. Các kiểu dữ liệu……………………………………………………….24
1.3.2. Các phép tính với ma trận………………………………………...…..24
1.3.3. Cú pháp……………………………………………………………….25
1.3.4. Cú pháp đặc biệt (syntactic sugar)…………………………………….26
1.3.5. Tính năng vẽ đồ thị…………………………………………………...26
1.4. Thực trạng của việc sử dụng CNTT trong dạy học vật lí ở một
số trường phổ thông………………………………………………………….27
6
1.4.1. Đối với giáo viên……………………………………………………...27
1.4.2. Đối với học sinh………………………………………………………29
Kết luận chương 1...........................................................................................30
Chương 2: HỆ THỐNG BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG
GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG DAO ĐỘNG CƠ VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA
PHẦN MỀM MATLAB……………………………………………………31
2.1. Phân tích nội dung kiến thức phần “Dao động cơ ” chương trình Vật lí 12
Cơ bản………………………………………………………………….……31
2.1.1. Vị trí chương “Dao động cơ ” trong chương trình Vật lí 12 cơ bản…..31
1.2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng……………………………………...………...31
2.1.3. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương………………………………………33
2.2. Tóm tắt mội dung kiến thức cơ bản……………………………………..35
2.2.1. Các khái niệm cơ bản ………………………………………………...35
2.2.2. Các công thức sử dụng………………………………………………..35
2.3. Đặc điểm, cấu trúc nội dung chương “Dao động cơ ” vật lí 12 Ban cơ bản....37
2.3.1. Nội dung chương trình Vật lý 12 Cơ bản..............................................37
2.3.2. Về phân phối chương trình....................................................................38
2.4. Phân loại và soạn thảo hệ thống bài tập chương Dao động cơ……........38
2.4.1. Phân loại bài tập chương Dao động cơ……………………………….38
2.4.2. Soạn thảo hệ thống bài tập chương Dao động cơ……………………..39
2.4.3. Sử dụng phần mềm Matlab xây dựng hệ thống bài tập đã soạn thảo....41
Kết luận chương 2…………………………………………………………...61
7
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM………………………………………..61
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của TNSP……………………………………….62
3.2. Đối tượng, thời gian và phương thức TNSP.............................................62
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm..........................................................62
3.3. Phân tích và đánh giá thực nghiệm sư phạm............................................63
3.3.1. Phân tích định tính diễn biến các giờ học trong quá trình TNSP..........63
3.3.2. Kết quả TNSP của các lớp TN và ĐC………………………………...65
Kết luận chương 3………………………………………………………………71
KẾT LUẬN…………………………………………………………………73
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………76
PHỤ LỤC………………………………..………………………………....78
8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, với sự bùng nổ thông tin, số lượng thông tin càng ngày càng
tăng nhanh. Máy tính tham gia vào quá trình xử lí thông tin kéo theo sự thay
đổi nhanh chóng của các ngành, các nghề khác nhau, thay đổi toàn diện bộ
mặt xã hội. Ngành giáo dục cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó, thậm chí
còn bị ảnh hưởng mạnh mẽ.
Trước tình hình đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thay đổi đồng bộ các
thành tố của quá trình dạy học về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức
tổ chức, phương tiện, kiểm tra đánh giá nhằm kích thích khả năng tư duy,
sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh (HS), đổi mới phương pháp
dạy học nhằm tạo được những con người có khả năng đáp ứng được với
những yêu cầu của thị trường lao động.
Ở nước ta, trong những năm gần đây, thực hiện việc nghiên cứu đổi
mới nội dung phương pháp dạy học nhằm bồi dưỡng cho HS các phương
pháp nhận thức khoa học, phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong quá trình
dạy học nói chung và dạy Vật lý nói riêng đã thu hút được nhiều sự quan tâm
của các nhà lý luận dạy học, các giáo viên phổ thông.
Quá trình dạy học Vật lí có thể nâng cao chất lượng học tập và phát
triển năng lực của học sinh bằng nhiều phương pháp, cách thức khác nhau.
Trong đó giải bài tập vật lí với tư cách là một phương pháp được xác định từ
lâu trong giảng dạy Vật lí có tác dụng tích cực đến việc giáo dục và phát triển
năng lực của học sinh. Đó là một thước đo đúng đắn, thực chất sự tiếp thu,
vận dụng kiến thức và kĩ năng, kĩ xảo của học sinh. Bài tập Vật lí giúp học
sinh hiểu sâu sắc hơn những quy luật vật lí, những hiện tượng vật lí, biết phân
tích những vấn đề thực tiễn. Thông qua việc giải các dạng bài tập, học sinh
vận dụng kiến thức để tự lực giải quyết thành công những tình huống cụ thể
khác thì kiến thức đó mới trở nên sâu sắc, hoàn thiện và biến thành vốn kiến
thức riêng của mình.
9
Việc sử dụng phần mềm để mô phỏng, mô hình hóa các hiện tượng Vật
lý giúp học sinh nhận thức vấn đề, nhận thức các hiện tượng vật lý một cách
trực quan. Việc dạy học Vật lý với sự hỗ trợ của các phần mềm sẽ tiết kiệm
thời gian tổ chức hoạt động nhận thức, tăng thời gian thảo luận và giải quyết
vấn đề thuộc bản chất của hiện tượng. Với việc sử dụng phần mềm, mô hình
để trong dạy học Vật lý sẽ cho phép tăng cường việc tương tác giữa người dạy
và người học.
Matlab là một môi trường tính toán số được phát triển bởi The
MathWorks, Matlab một trong những ngôn ngữ lập trình rất mạnh ngày càng
được sử dụng nhiều trong kỹ thuật và Vật lý. Nó có thể thiết kế để giải các bài
toán bằng số, tích hợp tính toán, hiện thị và lập trình trong một môi trường dễ
sử dụng. Các ứng dụng tiêu biểu của Matlab như là hỗ trợ toán học và tính
toán, mô hình, mô phỏng, phân tích, khảo sát và hiển' thị số liệu, đồ thị. Vì thế,
chúng tôi chọn đề tài “Giải bài tập chương "Dao động cơ" vật lý 12 trung
học phổ thông bằng ngôn ngữ lập trình Matlab”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Sử dụng ngôn ngữ lập trình Matlap để giải bài tập chương “Dao động
cơ ” sách giáo khoa Vật lý 12 cơ bản và thiết kế phương án dạy học với các
bài tập đó.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Phần mềm ngôn ngữ lập trình Matlab
- Các dạng bài tập cơ bản của chương “Dao động cơ” sách giáo khoa Vật
lý 12 cơ bản
4. Phạm vi nghiên cứu
Sử dụng ngôn ngữ lập trình Matlap trong việc dạy bài tập chương “Dao
động cơ ” sách giáo khoa Vật lý 12 cơ bản.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Sử dụng ngôn ngữ lập trình Matlap để giải bài tập chương “Dao động
cơ” và phương án thiết kế dạy bài tập đó như thế nào?