Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giá trị tư tưởng thượng hiền của mặc tử và chính sách thu hút nhân tài trên địa bàn thành phố đà nẵng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trang 1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
-----------------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG THƯỢNG HIỀN CỦA MẶC TỬ VÀ CHÍNH
SÁCH THU HÚT NHÂN TÀI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Nguyên
Lớp : 14SGC
GV hướng dẫn : TS. Dương Đình Tùng
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2018
Trang 2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận“Giá trị tư tưởng Thượng hiền của Mặc Tử và
chính sách thu hút nhân tài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” là công trình nghiên
cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Dương Đình Tùng, trước đó
chưa có bất cứ tác giả nào công bố.
Nội dung tư liệu và số liệu sử dụng trong bản luận văn tốt nghiệp là có tính xác
thực và nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả
Trần Thị Nguyên
Trang 3
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em xin
bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới quý thầy cô cán bộ, giảng viên hiện công tác giảng dạy
tại khoa Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Cảm ơn
tập thể anh chị em sinh viên lớp 14SGC – Khóa 2014 – 2018 đã ủng hộ, chia sẻ
trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến TS. Dương Đình Tùng, người thầy tận tụy và đầy tâm huyết với biết bao thế hệ
sinh viên. Có thể em không là một đứa học trò giỏi và có thể tương lai sẽ không
được thành công như thầy mong đợi, nhưng ít nhất trong bài luận văn tốt nghiệp
này em sẽ cố gắng hoàn thành trách nhiệm của mình theo lời dạy của thầy. Suốt thời
gian qua, nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy, em mới có thể hoàn thành
luận văn tốt nghiệp của mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song giới hạn về năng lực nghiên cứu khoa học,
phát hiện và giải quyết vấn đề nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, hạn
chế. Do vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và những ý
kiến đóng góp của những người quan tâm. Xin chân thành cảm ơn!
Trang 1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................4
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................5
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................5
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................5
3.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................5
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................5
5. Bố cục của đề tài ...................................................................................................5
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu...............................................................................6
NỘI DUNG.....................................................................................................................8
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG THƯỢNG HIỀN CỦA MẶC TỬ9
1.1. Điều kiện tiền đề hình thành tư tưởng Thượng hiền của Mặc Tử..................9
1.1.1. Bối cảnh lịch sử thời Xuân Thu – Chiến Quốc ...........................................9
1.1.2. Trường phái triết học Mặc gia...................................................................11
1.2. Khái quát những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của Mặc Tử ............12
1.2.1. Tiểu sử của Mặc Tử ..................................................................................12
1.2.2. Sự nghiệp của Mặc Tử ..............................................................................12
1.3. Nội dung, giá trị và hạn chế trong tư tưởng Thượng hiền của Mặc Tử .......16
1.3.1. Định nghĩa Thượng hiền ...........................................................................16
1.3.2. Nội dung tư tưởng Thượng hiền của Mặc Tử ...........................................16
1.3.2.1. Thượng hiền là gốc của làm chính trị....................................................16
1.3.2.2. Thượng hiền chính là đạo của vua ........................................................20
1.3.2.3. Đạo làm người hiền tài..........................................................................27
1.3.3. Giá trị và hạn chế trong tư tưởng Thượng hiền của Mặc Tử ....................31
1.3.3.1. Giá trị tư tưởng Thượng hiền của Mặc Tử ............................................31
1.3.3.2. Hạn chế trong tư tưởng Thượng hiền của Mặc Tử................................35
1.4. Một số vấn đề trong chính sách nhân tài của nước ta hiện nay....................36
Trang 2
Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHÍNH SÁCH
THU HÚT NGUỒN NHÂN TÀI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .........................43
2.1. Chính sách nhân tài của Đà Nẵng từ 1998 đến nay.........................................43
2.1.1. Mục tiêu và phương hướng chính sách nhân tài của thành phố Đà Nẵng....51
2.1.1.1. Mục tiêu của chính sách nhân tài..............................................................51
2.1.1.2. Phương hướng phát triển chính sách nhân tài của thành phố Đà Nẵng ..52
2.1.2. Thành tựu và hạn chế của chính sách phát triển nhân tài .............................52
2.1.2.1. Thành tựu và nguyên nhân của thành tựu .................................................52
2.1.2.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế .......................................................55
2.2. Kinh nghiệm thu hút nhân tài của một số quốc gia trên thế giới.....................58
2.2.1. Kinh nghiệm của nước Mỹ về sử dụng nhân tài...........................................58
2.2.2. Kinh nghiệm của Singapore về sử dụng nhân tài .........................................59
2.2.3. Chính sách sử dụng nhân tài của Nhật Bản ..................................................60
2.2.4.Chính sách sử dụng nhân tài của Trung Quốc...............................................62
2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách nhân tài của thành phố ....................63
2.3.1. Phát triển kinh tế xã hội đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật chất cần thiết
cho người dân .........................................................................................................63
2.3.2. Công tác triển khai thực hiện và phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội ...65
2.3.3. Nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân về công tác thu hút, trọng dụng
và phát triển nhân tài...............................................................................................69
2.3.4. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng và phát triển
nguồn nhân tài.........................................................................................................70
2.3.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý sử dụng nguồn nhân tài trong
và ngoài nước..........................................................................................................73
2.3.6. Tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, an
toàn giao thông và trật tự xã hội .............................................................................74
KẾT LUẬN ..................................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................78
Trang 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Tên viết tắt Tên đầy đủ
1 CNH, HĐH Công nghiệp hóa/ Hiện đại hóa
2 ĐHĐN Đại học Đà Nẵng
3 Nxb Nhà xuất bản
4 NQ/TW Nghị quyết Trung ương
5 UBND ủy ban nhân dân
6 TB/TU Thông báo/Thành ủy
7 QĐ - UBND Quyết định ủy ban nhân dân
8 QĐ/TU Quyết định - Thành ủy
9 VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
10 USAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
11 WB Ngân hàng Thế giới
12 PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
13 BLĐ TB & XH Bộ lao động thương binh và xã hội
14 THCS/ THPT Trung học cơ sở/ trung học phổ thông
15 TAND Tòa án nhân dân
16 ATGT An toàn giao thông
17 ATTP An toàn thực phẩm
Trang 4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trung Hoa là một đất nước với hơn 5000 năm lịch sử. Một đất nước có diện tích,
dân số thuộc top đầu của thế giới. Là một trong cái nôi văn minh của nhân loại Trung
hoa cổ đại đã sớm định hình các tư tưởng triết học, triết học Trung Hoa được hình
thành sớm nhất vào thời Tiên Tần, với những tư tưởng chính của Khổng Tử, Mạnh Tử,
Tuân Tử, Mặc Tử, Lão Tử, Trang Tử… Triết học thời này chủ yếu nói về những
thuyết chu dịch, âm dương, ngũ hành.
Trong số những nhà tư tưởng lớn thời bấy giờ Mặc Tử là một triết gia mang
nhiều tư tưởng thiết thực để đóng góp cho xã hội của thời xưa và nay. Tư tưởng chính
của ông là đưa ra những quan niệm căn bản để ứng dụng vào hành vi nhân sinh. Chủ
trương của ông là: Kiêm ái, Phi công, Thượng hiền, Thượng đồng, Phi nhạc, Phi
mệnh, Tiết dụng, Tiết táng. Sống trong thời loạn lạc, đất nước chiến tranh nên tư tưởng
Thượng hiền của Mặc Tử được các nhà chính trị xem trọng và đề cao hàng đầu.
Thượng hiền là chính sách tuyển chọn và trọng dụng người hiền tài, nhân đức vào
những vai trò lãnh đạo. Nhờ chính sách Thượng hiền mà các bậc Quân Vương đều
chiếm lĩnh được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. Các nhà
lãnh đạo ở mỗi quốc gia khác khác nhau cũng nhờ vào chính sách Thượng hiền mà đào
tạo nên một hệ thống nhân tài tinh anh phục vụ cho việc phát triển đất nước.
Tuy tư tưởng của Mặc Tử chỉ xuất hiện và tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng
lại có sức ảnh hưởng rất lớn trong chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục của các
quốc gia mọi thời đại. Hoàng đế Quang Trung cũng đã từng nói rằng: “Dựng nước lấy
dạy học làm đầu, muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc”, “Hiền tài là nguyên khí của
quốc gia, nguyên khí mạnh thì nước thịnh, nguyên khí yếu thì nước suy, bởi thế các
bậc thánh đế, minh vương xưa nay không ai là người không lo chăm sóc, vun xới…”
(Trích văn bia Quốc Tử Giám).
Nghiên cứu những giá trị trong tư tưởng Thượng hiền của Mặc Tử với chính sách
thu hút nhân tài trên một địa bàn tỉnh, thành phố, đặc biệt là với Đà Nẵng vùng kinh tế
trọng điểm khu vực miền trung – Tây Nguyên, thành phố lớn thứ 3 nằm giữa hai thành
phố lớn nhất của Việt Nam là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Có thể được xem là
một đề tài mang tính thiết thực trong cuộc sống. Do đó, sinh viên chọn “Giá trị tư
Trang 5
tưởng thượng hiền của Mặc Tử và chính sách thu hút nhân tài trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Từ mục tiêu làm rõ tư tưởng Thượng hiền của Mặc Tử, chỉ ra giá trị tư tưởng
Thượng hiền của Mặc Tử đối với chính sách trọng dụng nhân tài hiện nay và đề xuất
một số giải pháp nhằm thu hút, bồi dưỡng và phát triển nhân tài của thành phố Đà
Nẵng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu khái quát về sự hình thành trường phái triết học Mặc gia, cuộc đời và sự
nghiệp của Mặc Tử.
Phân tích một cách có hệ thống tư tưởng Thượng hiền của Mặc Tử và sự ảnh
hưởng tư tưởng Thượng hiền đối với xã hội.
Trình bày khái quát thực trạng chính sách trọng dụng nguồn nhân lực của Đà
Nẵng trong những năm qua. Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm phát triển chính sách
thu hút nhân tài của thành phố.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Giá trị tư tưởng Thượng hiền của Mặc Tử đối với công tác trọng dụng nhân tài
của một quốc gia với chính sách thu hút nhân tài của thành phố Đà Nẵng từ năm 1998
đến nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Những chủ trương, quan niệm của Mặc Tử về tư tưởng Thượng hiền.
Chính sách của thành phố Đà Nẵng trong việc phát huy vai trò của nhân tài trong
sự nghiệp xây dựng, phát triển thành phố Đà Nẵng từ năm 1998 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết,
phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, Phương pháp lịch sử - logic.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm
2 chương 7 tiết.