Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

FDI và tăng trưởng kinhtế
MIỄN PHÍ
Số trang
54
Kích thước
434.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1430

FDI và tăng trưởng kinhtế

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nhóm 1 – Lớp Đêm 4 K22 Đề tài: FDI và tăng trưởng kinhtế

1. Các khái niệm

1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

1.1.1. Khái niệm

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là

hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết

lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ

sở sản xuất kinh doanh này.

Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ

đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý

tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.

Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là

các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công

ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".

1.1.2. Vai trò và tác dụng của nguồn vốn FDI

1.1.2.1. Lợi ích của FDI đối với nền kinh tế

Bổ sung cho nguồn vốn trong nước: một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh thì cần

nhiều vốn, nếu nguồn tiết kiệm nội địa không đủ để cung cấp cho mục tiêu đầu tư, nền kinh

tế này sẽ đáp ứng sự thiếu hụt đó bằng vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI.

Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý: vốn cho tăng trưởng có thể được bù đắp bằng

cách huy động tín dụng nội địa bằng chính sách “thắt lưng buộc bụng”. Tuy nhiên thu hút

FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp đất nước có cơ hội tiếp thu công nghệ, bí quyết quản

lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm.

Tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu: khi thu hút FDI, không chỉ doanh nghiệp

có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà các doanh nghiệp trong nước có quan hệ làm ăn

với công ty đa quốc gia này cũng sẽ tham gia vào quá trình phân công lao động khu vực. Vì

thế, nước nhận FDI có cơ hội phát triển khi tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, thuận

1

Nhóm 1 – Lớp Đêm 4 K22 Đề tài: FDI và tăng trưởng kinhtế

lợi cho xuất khẩu.

Tăng số việc làm và đào tạo nhân công: để đạt được chi phí sản xuất thấp, doanh

nghiệp FDI sẽ thuê nhiều lao động địa phương, và kết quả là làm cho thu nhập của một bộ

phận lao động địa phương được cải thiện. Gián tiếp đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh

tế, thông qua việc gia tăng tổng cầu. Đồng thời tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng nghề

nghiệp cho nước tiếp nhận FDI.

Nguồn thu ngân sách lớn: đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa

phương, thuế do các doanh nghiệp FDI đóng vào là một nguồn thu quan trọng trong ngân

sách hoạt động của bộ máy chính phủ.

Tác động tràn: Bên cạnh tác động trực tiếp tới tăng trưởng của cả nền kinh tế, sự có

mặt của các doanh nghiệp FDI còn tác động gián tiếp tới các doanh nghiệp trong nước như

tăng áp lực cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp trong nước phải tăng hiệu quả kinh doanh,

thúc đẩy quá trình phổ biến và chuyển giao công nghệ v.v. Các tác động này còn được gọi là

tác động tràn của FDI. Sự xuất hiện của tác động tràn của FDI có thể lý giải qua sự chênh

lệch về trình độ phát triển giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước và

do vậy nên ưu thếđương nhiên thuộc về các công ty ngoại quốc - là các công ty có thế mạnh

về vốn và công nghệ. Nhờ đó các công ty con hoặc liên doanh do các công ty đa quốc gia

thành lập thường có lợi thế về cạnh tranh so với các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các

nước kém phát triển. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp nước ngoài trước hết làm mất cân

bằng trên thị trường và buộc các doanh nghiệp trong nước phải điều chỉnh hành vi của mình

nhằm duy trì thị phần và lợi nhuận. Vì vậy, tác động tràn có thể được coi là kết quả của hoạt

động của các công ty nước ngoài diễn ra đồng thời với quá trình điều chỉnh hành vi của các

doanh nghiệp trong nước.

1.1.2.2. Mặt trái của FDI

Đối diện với vấn đề do dòng vốn vào quá mức hấp thu của nền kinh tế, và do sự quản

lý yếu kém của các thể chế tài chính, các thể chế quản lý.

Nếu vốn đầu tư FDI, không tham gia vào khu vực sản xuất của cải vật chất vàthương

mại quốc tế, chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn FDI thì sẽ gây ra những tác động xấu cho

nền kinh tế. Bởi vì những khu vực phi sản xuất và ngoại thương này không tạo được nhiều

việc làm và có xu hướng làm gia tăng nhập khẩu,kết quả cuối cùnglà gây áp lực làm thâm

hụt cán cân thanh toán. Ngoài ra, nếu nguồn vốn FDI trở thành nguồn vốn đầu cơ bất động

2

Nhóm 1 – Lớp Đêm 4 K22 Đề tài: FDI và tăng trưởng kinhtế

sản, thì có thể sẽ gây ra tình trạng bong bóng tài sản, và gia tăng lạm phát.

Các doanh nghiệp FDI luôntìm cách khai thác triệt để nguồn lao động rẻ từ các nước

đang phát triển, mà không chú trọng đào tạo trình độ và kỹ năng cho người lao động.

Một mối quan ngại xa hơn nữa là vốn đầu tư nước ngoài chỉ tập trung vào những

ngành có công nghệ tương đối thấp.Những nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy tác động

của FDI đến ngành công nghiệp nội địa là rất nhỏ. Do đó không thúc đẩy được sự phát triển

và chuyển giao công nghệ như mục tiêu đề ra.

Vấn đề ô nhiễm môi trường đối với quốc gia sở tại cũng hết sức quan trọng đối với

việc phân tích tác hại của FDI. Vì cũng có một bộ phận các doanh nghiệp FDI tìm đến các

nước đang phát triển vì luật bảo vệ môi trường, và ý thức môi trường ở những nước này còn

kém phát triển, tạo cho những công ty này một không gian rộng hơn trong việc sử dụng

những công nghệ lạc hậu và có hại cho môi trường nhằm tìm kiếm lợi nhuận.

Mục tiêu dài hạn của các doanh nghiệp FDI và quốc gia đôi khi không đồng hành với

nhau, dẫn đến ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế bền vững của quốc gia nếu không có

một chiến lược và mục tiêu ngành mũi nhọn trọng điểm trong hoạt động thu hút FDI.

1.1.3. Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến nguồn vốn FDI

Với các biến độc lập như tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát qua các năm, đây là

những yếu tố luôn được xem xét khi nói đến việc ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài. Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài trước khi quyết định đầu tư vào quốc gia

nào, họ đều phải chú ý đến sự tăng trưởng của quốc gia tiếp nhận đầu tư, cũng như sự ổn

định của nền kinh tế tại quốc gia đó.

Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái thực đối với FDI được dựa trên ý tưởng cơ bản là:

những nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư ở các quốc gia khác đều quan tâm đến dòng tiền

thực sau khi chuyển đổi về giá trị đồng tiền của nước mìnhvì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi

nhuận sau cùng của chính họ. Ngoài ra, một quốc gia có chế độ tỷ giá hối đoái phù hợp, ổn

định sẽ giúp những công ty trong nước, có cả những công ty FDI, có thể gia tăng sức cạnh

tranh trên thị trường quốc tế, do đó khuyến khích sản xuất thương mại.

Đầu tư công, theo một nghiên cứu được nêu ra ở dưới đây, các doanh nghiệp FDI có

mối quan tâm hàng đầu là cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường xá, cầu cảng, bến bãi, năng

lượng…) khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. Do đó tác động của cơ sở hạ tầng kỹ thuật

lên dòng FDI là rất quan trọng. Nhưng việc đo lường những biến số này phức tạp và không

3

Nhóm 1 – Lớp Đêm 4 K22 Đề tài: FDI và tăng trưởng kinhtế

thống nhất. Cho nên em dùng biến số đầu tư công nhằm đại diện cho mức độ cơ sở hạ tầng

của quốc gia.

1.1.4. Những nhân tố thu hút FDI

1.1.4.1. Nhóm động cơ về kinh tế

− Nhân tố thị trường

Qui mô và tiềm năng phát triển của thị trường là một trong những nhân tố quan trọng

trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Khi đề cập đến qui mô của thị trường, tổng giá trị GDP

- chỉ số đo lường qui mô của nền kinh tế - thường được quan tâm. Theo UNCTAD, qui mô

thị trường là cơ sở quan trọng trong việc thu hút đầu tư tại tất cả các quốc gia và các nền

kinh tế. Nhiều nghiên cứu cho thấy FDI là hàm số phụ thuộc vào qui mô thị trường của nước

mời gọi đầu tư. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, mức tăng trưởng GDP cũng là tín

hiệu tốt cho việc thu hút FDI. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư với chiến lược “đi tắt đón đầu”

cũng sẽ mạnh dạn đầu tư vào những nơi có nhiều kỳ vọng tăng trưởng nhanh trong tương lai

và có các cơ hội mở rộng ra các thị trường lân cận. Khi lựa chọn địa điểm để đầu tư trong

một nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhắm đến những vùng tập trung đông dân cư –

thị trường tiềm năng của họ.

− Nhân tố lợi nhuận

Lợi nhuận thường được xem là động cơ và mục tiêu cuối cùng của nhà đầu tư. Trong

thời đại của “thế giới phẳng”, việc thiết lập các xí nghiệp ở nước ngoài được xem là phương

tiện rất hữu hiệu của các MNCs trong việc tối đa hóa lợi nhuận. Điều này được thực hiện

thông qua việc thiết lập các mối liên kết chặt chẽ với khách hàng và thị trường, cung cấp các

dịch vụ hỗ trợ, chia sẻ rủi ro trong kinh doanh và tránh được các rào cản thương mại. Tuy

vậy trong ngắn hạn, không phải lúc nào lợi nhuận cũng được đặt lên hàng đầu để cân nhắc.

− Nhân tố về chi phí

Nhiều nghiên cứu cho thấy, phần đông các MNCs đầu tư vào các nước là để khai thác

các tiềm năng, lợi thế về chi phí. Trong đó, chi phí về lao động thường được xem là nhân tố

quan trọng nhất khi ra quyết định đầu tư. Nhiều nghiên cứu cho thấy, đối với các nước đang

phát triển, lợi thế chi phí lao động thấp là cơ hội để thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài

trong các thập kỷ qua. Khi giá nhân công tăng lên, đầu tư nước ngoài có khuynh hướng giảm

rõ rệch. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư trực tiếp ở nước ngoài cho phép các công ty tránh

được hoặc giảm thiểu các chi phí vận chuyển và do vậy có thể nâng cao năng lực cạnh tranh,

4

Nhóm 1 – Lớp Đêm 4 K22 Đề tài: FDI và tăng trưởng kinhtế

kiểm soát được trực tiếp các nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu với giá rẻ, nhận được các

ưu đãi về đầu tư và thuế, cũng như các chi phí sử dụng đất. Ngoài chi phí vận chuyển và các

khía cạnh chi phí khác, cũng cần nhấn mạnh đến động cơ đầu tư của các công ty xuyên quốc

gia nhằm tránh ảnh hưởng của hàng rào quan thuế và phi quan thuế, cũng như giúp giảm

thiểu đáng kể chi phí xuất nhập khẩu.Trong một cuộc điều tra các MNCs có mặt tại

Philippines hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau cho thấy vị trí địa lý, chi phí nhân công

thấp và thị trường nội địa là ba nhân tố cơ bản có tính quyết định đến việc thu hút đầu tư

nước ngoài vào các vùng khác nhau quốc gia này. Trong khi đó, những nhân tố quan trọng

nhất giúp thu hút đầu tư nước ngoài vào các địa phương của Thái Lan là chi phí nhân công

thấp, các điều kiện ưu đãi đầu tư của chính quyền địa phương và sự sẵn có về tài nguyên

thiên nhiên.

1.1.4.2. Nhóm động cơ về tài nguyên

− Nguồn nhân lực

Khi quyết định đầu tư một cơ sở sản xuất mới ở một nước đang phát triển, các MNCs

cũng nhắm đến việc khai thác nguồn nhân lực trẻ và tương đối thừa thãi ở các nước này.

Động cơ, thái độ làm việc của người lao động cũng là yếu tố quan trọng trong việc xem xét,

lựa chọn địa điểm để đầu tư.

− Tài nguyên thiên nhiên

Sự dồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ cũng là nhân tố tích cực thúc đẩy thu hút đầu

tư nước ngoài. Trong trường hợp của Malaysia, nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước này

có sức hút FDI mạnh mẽ nhất. Các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô đến nước này là nhắm đến

các nguồn tài nguyên dồi dào về dầu mỏ, khí đốt, cao su, gỗ... Đặc biệt tại các quốc gia

Đông Nam Á (ASEAN), khai thác tài nguyên thiên nhiên là mục tiêu quan trọng của nhiều

MNCs trong các thập kỷ qua. Thực tế cho thấy, trước khi có sự xuất hiện của Trung Quốc

trên lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, FDI chỉ tập trung vào một số quốc gia có thị trường

rộng lớn và nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Chỉ có 5 quốc gia là Brazil, Indonesia,

Malaysia, Mexico và Singapore đã thu hút hơn 50% FDI của toàn thế giới trong giai đoạn

1973-1984.

5

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!