Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Factors affecting the liquidity of commercial banks in Vietnam 2010-2020, 2021
PREMIUM
Số trang
109
Kích thước
2.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
788

Factors affecting the liquidity of commercial banks in Vietnam 2010-2020, 2021

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING THE BANK OF VIET NAM

------------------------------

BANKING UNIVERSITY OF HO CHI MINH CITY

NGUYEN MY KHANH

FACTORS AFFECTING THE LIQUIDITY OF

COMMERCIAL BANKS IN VIETNAM 2010-2020

GRADUATION THESIS

SPECIALITY : FINANCE – BANKING

NO.: 7340201

HO CHI MINH CITY, 2021

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING THE BANK OF VIET NAM

------------------------------

BANKING UNIVERSITY OF HO CHI MINH CITY

NGUYEN MY KHANH

FACTORS AFFECTING THE LIQUIDITY OF

COMMERCIAL BANKS IN VIETNAM 2010-2020

GRADUATION THESIS

SPECIALITY : FINANCE – BANKING

NO.: 7340201

INSTRUCTOR

Dr. NGUYEN DUY LINH

HO CHI MINH CITY, 2021

i

ABSTRACT

Banking system in Vietnam has made a lot of significant changes since its first

establishment on May 6th, 1951. Around 60 years later, in 2010, the banking system has

revealed a number of flaws as a result of the global market's influence as well as the

consequences of the previous rapid expansion. Credit quality had deteriorated, and the

system's liquidity had become more unstable than it has ever been. As a result, at the

beginning of 2012, the commercial banking system began the reforming process in

accordance with the Project on restructuring the Credit Institution System from 2011 to

2015 (Project 254). After 5 years of implementation, the project has largely met its

objectives, dealt with weak commercial banking operation, and maintained the banking

system stability.

Liquidity stress of the system during the period 2006 - 2011 occurred 3 phases with

different developments and characteristics: First phase was in 2008, then the second one

happened in December 2009, and the third phase lasted from October 2010 to November

2011. The cause of liquidity risk of commercial banks during this time is due to many

factors, from objective conditions to subjective factors of commercial banks. Objective

conditions can be mentioned as the effects of the world economic crisis and domestic

macroeconomic conditions. But the main cause is still the subjective factors of the

system where commercial banks do not meet the requirements on ensuring liquidity

safety set forth by the State Bank as well as suffering from of handling information crisis

related to the banking system. The consequences later on affected further to the prestige

and influence of the Bank's Board of Directors. With such booming evolvement rate

alongside the affection of macroeconomic and financial market developments, there has

been a huge increase in many banks overall that are exposed to liquidity risk.

ii

Many research about liquidity in commercial banking was carried out all over the

world. Some of the studies are: The management of Liquidity risk in Islamic Banks: The

case of Indonesia (Ismal Rifki, 2010); Liquidity risk management by Zimbabwean

Commercial Banks (Laurine Chikoko, 2012); Determinants of Banks Liquidity:

Empirical Evidence on Turkish Banks (Amer Mohamad, 2016). Some even bring out the

specific case study such as: Managing liquidity risk in bank – Case study Rural

investment credit bank Cameroon (Anye Paul Tsi, 2018) or Effect of liquidity

management on the performance of commercial banks – A case of Stanbic Bank Uganda

Limited (Hillary Businge, 2017). However, these mentioned groundworks mainly talked

about banks in foreign countries, not specifically referred to the current situation of the

banking industry in Vietnam.

This thesis emphasizes the importance of understanding and constructing

comprehensive liquidity frameworks as a means of mitigating liquidity stress. The author

first chose the research time within 11 years during the period 2010-2020. The reason

for this particular time phase is because of the Great Recession in America from 2007-

2009. The 2007-2009 US economic crisis had profound impacts on all aspects of

economies around the world. It sparked the 2008-2010 global economic crisis. The

United States and many other countries were suffering heavy losses from this crisis until

this days. Huge recovery has been witnessed for the past decade, starting from 2010,

there were many positive signs and the fact that the economy has started to recover from

the swamp of crisis, albeit slowly. The financial economy was stepping into a reform

period, and within 11 years many fluctuations have been occurred, following by many

promulgated laws and adjusted monetary policies. The research time is not too long or

too short, which perfectly portraits the inclines and declines of the financial trends. The

lessons and experiences drawn from this crisis will hopefully help the Vietnamese

economy in particular and the world in general to develop firmly in the future.

iii

Secondly, by using univariate regression model with the dependent variable

representing the bank's liquidity and the independent variables which are the significant

factors in the banking operations, the author is able to identify clearly the level of impacts

on liquidity in commercial banks. Hence, based on the analysis of the data, readers are

able to understand thoroughly the existed significant relationship between liquidity and

other independent variables that carry specific meanings to commercial banks activities,

in addition to find better ways to reach more availability in liquidity. The study's main

goal is to determine factors making impact on liquidity in commercial bank, hence giving

out suitable solutions and recommendations for the related parties.

iv

TÓM TẮT

Ngành ngân hàng được coi là một trong những ngành đầu tiên và ra đời sớm nhất

toàn cầu, qua đó thể hiện tầm quan trọng của các dịch vụ tài chính mà ngân hàng mang

lại cho nền kinh tế là không thể bàn cãi. Trong hầu hết các trường hợp, ngành ngân hàng

được dùng để xác định các khía cạnh phát triển của một nền kinh tế. Tầm quan trọng của

ngân hàng có thể được hiểu rõ hơn khi các nhà kinh tế học luôn đặt các tổ chức tín dụng

này nằm ở trung tâm của hệ thống tài chính thế giới. "Họ tư vấn cho chúng tôi về các

khoản đầu tư mà chúng tôi có ý định thực hiện, giúp hướng dẫn các doanh nghiệp của

chúng tôi trong việc huy động vốn trên thị trường vốn và tạo ra các thị trường mà nơi đó

tất cả các khoản vay được trao đổi mua bán với mục đích huy động tiền mặt nhằm tạo

các khoản vay mới. " (Peter Rose và Sylvia Hudgins, 2013, trang 19).

Trong quá trình toàn cầu hóa, đặc biệt dưới bối cảnh xu thế hội nhập ngày càng

được quan tâm và chú trọng, các sự kiện kinh tế được xem là điểm nhấn cho sự thay đổi

của nền kinh tế. Nổi bật nhất có thể kể đến sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành

viên của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Vào ngày 30/9/2019, Việt Nam và Hiệp

hội các Quốc gia Châu Âu đã chính thức ký kết EVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do

Việt Nam - EU) và IPA (Cam kết Bảo hộ Đầu tư) và được Việt Nam chính thức phê

chuẩn Hiệp định này vào năm 2020. Do đó, nền kinh tế liên tục có sự thay đổi và những

biến động từ thị trường tài chính khiến ngân hàng phải đối mặt với nhiều loại rủi ro khác

nhau. Những rủi ro này bao gồm rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi

ro hoạt động và rủi ro tín dụng (Sensarma and Jayadev, 2009). Ngoài những rủi ro cốt

lõi như rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng (Fatemi and Fooladi, 2006), rủi ro thanh

khoản là một trong những điểm chính yếu cần được giám sát chặt chẽ. Ngoài ra, nguồn

lợi nhuận mà các ngân hàng thương mại mang lại hàng năm luôn là tâm điểm chú ý.

Giữa sự cạnh tranh gắt gao của các ngân hàng trong nền kinh tế không ngừng đổi mới,

v

các ngân hàng đang tồn tại thông qua việc nâng cao hiệu suất và hiệu quả hoạt động của

họ. Lợi nhuận của ngân hàng phụ thuộc vào một số yếu tố bên trong và bên ngoài. Những

yếu tố này chính là nguyên nhân làm thay đổi thu nhập ròng của một ngân hàng. Nghiên

cứu này do đó đã khảo sát ảnh hưởng của hai yếu tố bên trong là khả năng thanh khoản

và quy mô ngân hàng đến tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) của các ngân hàng thương

mại được lựa chọn. Tính thanh khoản được giải thích là khả năng ngân hàng hoàn thành

các nghĩa vụ của mình đúng hạn mà không phải chịu bất kỳ tổn thất ngoài ý muốn nào.

Theo Shershneva (2020), khái niệm khoa học cơ bản về thanh khoản trong ngân

hàng là khả năng đảm bảo thực hiện kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ đối với người gửi

tiền, chủ nợ và các bên khác. Một ngân hàng thương mại được coi là có tính thanh khoản

nếu nó có đủ vốn để đáp ứng các nghĩa vụ của mình. Vấn đề thanh khoản của các ngân

hàng là một trong những vấn đề chính trong hoạt động quản lý tài chính của họ. Việc

thiếu hụt tính thanh khoản làm giảm khả năng đáp ứng các nghĩa vụ của ngân hàng và

ngược lại, thanh khoản dư thừa có thể là nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến vị thế thanh khoản của ngân hàng hoặc làm gián

đoạn hoạt động tài chính của ngân hàng gây mất cân bằng thanh khoản. Những yếu tố

này có thể là bên trong và bên ngoài. Yếu tố bên trong là những yếu tố thuộc quyền quản

lý của ngân hàng và đó có thể là lợi ích mà họ nhận được, chất lượng tài sản, nguồn vốn

của ngân hàng, quy mô của ngân hàng, ... Trong khi đó, yếu tố bên ngoài là những yếu

tố được coi là nằm ngoài trách nhiệm của các nhà quản lý ngân hàng và bao gồm: tăng

trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái, lạm phát và lãi suất. Tất cả những yếu tố này có sức ảnh

hưởng quan trọng đến tính thanh khoản của ngân hàng và sự mất cân bằng thanh khoản

trong các ngân hàng. Đồng thời, trên thế giới hay ở Việt Nam cũng đã có nhiều công

trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Tuy

nhiên, những nghiên cứu thảo luận đó vẫn chưa thể hiện đầy đủ nhất đặc điểm cạnh tranh

của tất cả ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Bên cạnh đó, khoảng thời gian của các

nghiên cứu trên cũng khá hạn chế do chưa được cập nhật thời gian mới nhất. Xuất phát

vi

từ thực tế trên, nghiên cứu này nhằm tìm ra các nhân tố vi mô và vĩ mô ảnh hưởng đến

tính thanh khoản của các ngân hàng. Từ đó, tìm ra các biện pháp phù hợp để giảm thiểu

các rủi ro thanh khoản thông qua đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản của

các ngân hàng thương mại Việt Nam 2010-2020” được nghiên cứu dựa trên số liệu của

24 ngân hàng thương mại được niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam từ năm 2010

đến năm 2020.

Từ số liệu thu thập được từ các báo cáo tài chính hợp nhất của 24 ngân hàng thương

mại, tác giả đã tổng hợp dưới dạng dữ liệu bảng, sau đó dựa trên mô hình gốc từ các

nghiên cứu trước đó để phân tích những số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính hợp

nhất của các ngân hàng thương mại này. Để kiểm tra mối tương quan của các biến, trước

hết tác giả sẽ sử dụng phương pháp phân tích tương quan. Sau đó, sử dụng F-test để chọn

giữa các phương pháp ước lượng Pooled-OLS và FEM / REM. Tiếp theo, tiếp tục tiến

hành kiểm định Hausman để lựa chọn giữa FEM và REM và chọn lọc để đi đến mô hình

phù hợp cuối cùng. Để tránh sai sót, các kiểm tra về khuyết tật như đa cộng tuyến

(multicollinearity), tự tương quan (autocorrelation) và phương sai sai số thay đổi

(heteroscedasticity) là rất cần thiết. Các khuyết tật trên sau đó sẽ được khắc phục bằng

phương pháp ước lượng tác động ngẫu nhiên (FGSL).

Qua cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu trước đây trên toàn thế giới, điểm chung

của các tác giả là họ chia các biến độc lập thành hai nhóm: vi mô và vĩ mô. Từ đó, tùy

theo đặc điểm cụ thể về không gian và thời gian có thể rút ra những kết luận khác nhau.

Qua đó, các nhà phân tích đã đưa ra những giả thuyết về quy mô của ngân hàng, hệ số

an toàn vốn tối thiểu CA, ROA, tăng trưởng kinh tế GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân

hàng có ảnh hưởng tích cực đến thanh khoản ở ngân hàng. Ở khía cạnh khác, tỷ lệ NII,

NIM và tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thanh khoản. Trong khi đó,

tiền gửi ngân hàng, chất lượng tài sản, hiệu quả hoạt động không cho thấy tác động đến

khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại.

vii

Từ kết luận trên, kết hợp cùng với nghiên cứu của chính tác giả để đưa ra giải pháp

và khuyến nghị được đưa ra nhằm hỗ trợ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tác giả kỳ vọng

rằng những phát hiện của nghiên cứu sẽ thực sự hữu ích cho tất cả các bên liên quan như

bản thân các ngân hàng nghiên cứu, Ngân hàng nhà nước và nền kinh tế nói chung.

Nghiên cứu này tuy vậy cũng không tránh khỏi việc thiếu sót do có những hạn chế về cơ

sở dữ liệu của một số ngân hàng do không thu thập được đủ số liệu ở những năm nhất

định. Do đó, tác giả đã loại trừ các ngân hàng đã hợp nhất với các ngân hàng khác và

không có sẵn dữ liệu cho mục đích phân tích, đồng thời chỉ lựa chọn các Ngân hàng

thương mại đã được niêm yết trên sàn chứng khoán để đảm bảo độ chính xác cao nhất

cho dữ liệu thu thập được. Hơn thế nữa, nghiên cứu này còn khuyến nghị các nhà phân

tích kinh tế nên tìm hiểu và nghiên cứu xem các vấn đề thanh khoản ở Ngân hàng thương

mại có giống nhau đối với từng loại ngân hàng hay không hoặc liệu thanh khoản có tạo

ra bất kỳ vấn đề tác động nào đối với nền kinh tế quốc gia hay không. Đặc biệt, điều

quan trọng nhất là điều tra xem việc thanh khoản có tạo thêm bất kỳ chi phí nào cho ngân

hàng trong thời gian ngắn và trung hạn hay không. Nghiên cứu có thể được mở rộng để

khám phá tác động của yếu tố bên trong đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng

như riêng biệt (như tác động đến thanh khoản của các ngân hàng vừa, nhỏ và lớn).

Cuối cùng, ngoài sự nỗ lực từ bên trong các ngân hàng thương mại, Nhà nước và

Chính phủ cũng cần ban hành các chính sách và văn bản phù hợp để hỗ trợ và thúc đẩy

hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các cơ quan chức năng cũng nên theo dõi các yếu tố

nội tại được xác định có ảnh hưởng tiêu cực đến thanh khoản của ngân hàng để giảm

nguy cơ rủi ro trong các hoạt động ngân hàng, đưa ra những giải pháp giải quyết kịp thời

các khủng hoảng.

viii

ASSURANCE LETTER

This thesis is the author's own research work, the research results are honest, in

which there are no previously published contents or content made by others except for

the cited references. Full source in the thesis.

Author

Nguyễn Mỹ Khánh

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!