Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đường lối xây dựng phát triển nền văn hóa, giải quyết các vấn đề biến đổi xã hội potx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHƯƠNG 7: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ, GIẢI QUYẾT
CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
I - Quá trình đổi mới tư duy của Đảng về xây dựng, phát triển nền văn hoá thời kì đổi mới
đất nước
1. Khái niệm văn hoá Việt Nam
- Theo nghĩa rộng: văn hoá VN là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các
dân tộc VN sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước
- Theo nghĩa hẹp:
+ văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội
+ văn hoá là các giá trị truyền thống lối sống
+ văn hoá là năng lực sáng tạo của dân tộc
+ văn hoá là bản sắc dân tộc để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác
2. Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển nền văn hoá
- ĐH VII (1991):
+ Nhận thức mới về đặc trưng của nền văn hoá VN: tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc (cương
lĩnh 1991)
+ Nhận thức rõ hơn tiêu chí “xây” và “chống” trong văn hoá
+ Khởi động tư duy chính trị về hội nhập: VN muốn là bạn tốt với tất cả các nước trong cộng
đồng thế giới phấn đấu vì độc lập hoà bình và phát triển, đây là cơ sở chính trị cho việc triển khai
tư duy về hội nhập văn hoá
- Nghị quyết 01-NQ/TQ ngày 28/3/1992 của bộ chính trị về công tác lý luận trong giai đoạn hiện
nay
+ Trong nhiều năm qua nội dung đào tạo đội ngũ cán bộ lý luận hầu như chỉ bó hẹp trong các bộ
môn khoa học Mac - Lênin, chưa coi trọng việc nghiên cứu các trào lưu khác và tiếp cận những
thành tựu khoa học của thế giới. Hậu quả là số đông cán bộ lý luận thiếu hiểu biết rộng rãi về kho
tàng trí thức của loài người, do đó khả năng phát triển bị hạn chế
- Nguyên nhân
+ có nguyên nhân khách quan bắt nguồn từ những hạn chế lịch sử:sự lạc hậu chung về nhận thức
lý luận và sự chậm trễ của khoa học XH kéo đài nhiều thập kỷ trong cả hệ thống XHCN thế giới
+ có nguyên nhân chủ quan từ lãnh đạo TW và các cấp
- Phương hướng khắc phục: đối với các học thuyết khác ngoài chủ nghĩa Mac - Lênin về XH cần
được nghiên cứu trên quan điểm khách quan biện chứng,vừa chống chủ nghĩa giáo điều, vừa
chống lại chủ nghĩa xét lại, cơ hội
- Biện pháp chủ yếu
+ xây dựng quy chế dân chủ trong hoạt động nghiên cứu và quản lý công tác lý luận, phát huy
đầy đủ tự do sáng tạo trong khám phá chân lý
+ nhận thức rõ hơn về chức năng của văn hoá: nền tảng tinh thần của XH,về vai trò của văn hoá:
vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển
+ xác định vai trò đặc biệt của giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ: là động lực và có vị
trí then chốt trong phát triển kinh tế XH
- NQTW5 (khoá VIII): 5 quan điểm chỉ đạo quá trình phát triển văn hoá trong thời kì công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- NQTW9 (khoá IX): phát triển văn hóa phải đồng bộ với phát triển kinh tế
- NQTW10 (khoá IX): phải gắn kết 3 nhiệm vụ phát triển kinh tế, chỉnh đốn Đảng và phát triển
văn hoá
- NQTW10 (khoá IX): đánh giá sự biến đổi văn hoá tong qúa trình đổi mới đòi hỏi phải đổi mới
sự lãnh đạo và quản lý văn hoá
3. Quan điểm chỉ đạo và chủ trương về phát triển KT-XH
a. Các quan điểm chỉ đạo về xây dựng và phát triển văn hoá