Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đường lối xây dựng nền văn hóa của đảng cộng sản việt nam trong thời kì đổi mới.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
----------
LÊ THỊ TUYỀN
Đường lối xây dựng nền văn hóa của Đảng cộng sản
Việt Nam trong thời kì đổi mới
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
2
MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài
Trong mỗi dân tộc, văn hóa là sức mạnh nội sinh, là nền tảng tinh thần có
vai trò to lớn đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Văn hóa là những hoạt
động sáng tạo của con người hướng tới những giá trị nhân văn, nhân bản, là khát
vọng hướng tới Chân - Thiện - Mĩ, nhằm hoàn thiện con người và phát triển xã
hội. Văn hoá có khả năng xây dựng, hình thành trong phẩm chất của mọi thành
viên xã hội ý thức phát huy các tiềm năng về thể lực, trí lực và nhân cách để
đóng góp vào sự nghiệp phát triển của dân tộc. Đảng ta khẳng định văn hoá là
nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội, qua đó chỉ rõ vai trò rất quan trọng của văn hoá đối với sự
phát triển của đất nước. Vì vậy, cần nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của văn
hoá trong sự nghiệp đổi mới.
Việt Nam là một nước đang phát triển, một thời gian dài chịu khủng hoảng
về kinh tế - xã hội trầm trọng, có nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế - xã hội so
với các nước khác. Những biến động của tình hình thế giới đã đặt ra cho Việt
Nam nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng đem lại không ít thách thức. Con
đường đi tới thành công không phải là việc đóng cửa để xây dựng nền văn hóa
biệt lập với thế giới, mà trái lại, phải tiến hành hội nhập với toàn cầu. Bên cạnh
việc hội nhập kinh tế, tiến trình hội nhập văn hóa cũng là một tất yếu khách
quan.
Nhận thức sâu sắc giá trị của văn hóa trong quá trình phát triển, Đảng ta xác
định tiến hành đồng bộ và gắn kết chặt chẽ ba lĩnh vực: phát triển kinh tế là
nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt cùng với
việc xây dựng văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội nhằm tạo nên sự phát triển
nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước. Vì vậy bên cạnh chiến lược phát
triển kinh tế, Đảng và Nhà nước cần có chiến lược phát triển nền văn hóa phù
hợp với phát triển kinh tế. Tất nhiên, đậm đà bản sắc dân tộc không thể đóng cửa
nền văn hóa, mà chủ động chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại để làm
3
phong phú, giàu có thêm, hiện đại hơn nền văn hóa của dân tộc của đất nước
mình.
Đảng cộng sản Việt Nam, trên nền tảng lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và
Tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã
hội. Trước những biến động phức tạp của tình hình thế giới, Đảng vẫn thực hiện
các chủ trương, chính sách đổi mới đúng đắn trên nhiều lĩnh vực trong đó có
lĩnh vực văn hóa, chỉ đạo hoạch định các chính sách văn hóa nhằm thực hiện
thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc. Từ khi tiến hành đổi mới đến nay, nước ta đã đạt được
những thành tựu cơ bản, giúp cho Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng, phát triển
kinh tế - xã hội, xây dựng bảo vệ Tổ Quốc theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Có
thể khẳng định, văn hóa là cốt hồn của dân tộc, một dân tộc, nếu không giữ được
bản sắc văn hóa riêng thì dân tộc đó sẽ bị lu mờ thậm chí không còn dân tộc đó
nữa. Vì thế, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc không chỉ là trách nhiệm của ngành văn hoá mà còn là trách nhiệm
của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội.
Với mong muốn góp phần nhận thức đầy đủ hơn về sự lãnh đạo đúng đắn
của Đảng trong quá trình xây dựng nền văn hóa trong thời kì đổi mới, đồng thời
củng cố niềm tin của người dân vào chủ trương đổi mới của Đảng hiện nay,
chúng tôi chọn đề tài “Đường lối xây dựng nền văn hóa của Đảng cộng sản Việt
Nam trong thời kì đổi mới” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử, vấn đề nghiên cứu.
“Đường lối xây dựng nền văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời
kì đổi mới” là một vấn đề tương đối rộng, có tính lí luận và thực tiễn sâu sắc,
phong phú và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Trong thời gian
qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về nội dung này.
Các văn kiện, Nghị quyết, Chuyên đề nghiên cứu Đại hội, Hội nghị trong
thời kì đổi mới đã từng bước vạch ra chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
4
Bên cạnh đó đã có nhiều sách báo, tạp chí, bài viết viết về văn hóa ở nước ta.
Tiêu biểu là các công trình sau: Tác phẩm “Thời cơ và thách thức đối với văn
hóa dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa” do tác giả Trần Văn Bính (chủ biên),
Tạp chí cộng sản, 2002; trong đó ít nhiều đề cập đến quá trình xây dựng nền văn
hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Tác phẩm “Văn hóa và phát triển trong
bối cảnh toàn cầu hóa” do tác giả Nguyễn Văn Dân (chủ biên), Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội, 2002 đã đề cập tới mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong
bối cảnh toàn cầu hoá, về vai trò của văn hoá đối với phát triển, đặc biệt là phát
triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hoá,… Tác phẩm “Văn hóa và đổi mới”
của tác giả Phạm Văn Đồng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, một lần nữa
đã khẳng định con đường đi của nền văn hóa dân tộc, muốn phát triển tất yếu
phải đổi mới. GS. NGND Trần Văn Giàu (chủ biên) với “Giá trị tinh thần
truyền thống của dân tộc Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980, đã
nghiên cứu và đưa ra những kiến giải sâu sắc về các giá trị truyền thống đặc thù
của dân tộc Việt Nam.
Cùng với các bài viết trên, còn có các công trình nghiên cứu khác về xây
dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc như tác phẩm “Xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” của tác giả
Nguyễn Khoa Điềm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, trong đó đã nhấn
mạnh về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đồng thời
nhấn mạnh việc xây dựng con người mới và bảo tồn, phát huy, phát triển các giá
trị di sản văn hóa dân tộc. PGS Trần Ngọc Thêm với tác phẩm: “Tìm hiểu về
bản sắc văn hóa Việt Nam”, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, đã trình bày
một cách tổng hợp các nền văn hóa Đông-Tây, Nam-Bắc, giúp cho người đọc
nhận diện được bản sắc văn hóa Việt Nam. Tác phẩm “Bản sắc văn hóa Việt
Nam” (Nxb Văn học, Hà Nội) do GS.Phan Ngọc (chủ biên) đã đề cập đến bản
sắc văn hóa Việt Nam giúp chúng ta tiếp cận nền văn hóa ấy.
Ngoài ra còn rất nhiều công trình, bài viết trên các tạp chí triết học, tạp chí
cộng sản, tạp chí lí luận chính trị…nhìn chung ở góc độ nào tác giả cũng đã nói
khá sâu và rõ ràng tư tưởng, quan điểm của Đảng về việc xây dựng nền văn hóa
5
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên
cứu bài viết của các tác giả, đề tài này tiếp tục làm rõ thêm một số vấn đề về cả
lí luận và thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
Mục đích
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ đường lối xây dựng nền văn
hóa của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kì đời đổi mới. Đó là việc xây dựng
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhiệm vụ.
Với mục đích trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở hình thành đường lối xây dựng nền văn hóa của Đảng cộng
sản Việt Nam trong thời kì đổi mới.
- Đánh giá những kết quả đạt được trong quá trình xây dựng nền văn hóa
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Giới hạn của đề tài.
Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu một số nét cơ bản của
đường lối xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của nước ta
trong thời kì đổi mới.
4.Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở lí luận.
Đề tài thực hiện dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.
Phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài
sử dụng các phương pháp chủ yếu là: phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa,
phương pháp logic và lịch sử….
5.Đóng góp của đề tài.
Đề tài “Đường lối xây dựng nền văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam trong
thời kì đổi mới” đã phân tích một cách sâu sắc và trình bày có hệ thống quá trình
6
phát triển đường lối xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của
Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kì đổi mới.
6. Ý nghĩa của đề tài.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với người
viết trong việc bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, nâng
cao hiểu biết về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của nước
ta trong thời kì đổi mới.
- Đề tài còn là tài liệu tham khảo, phục vụ quá trình học tập, nghiên cứu cho
những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa
luận gồm 3 chương 7 tiết và cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo.
7
Chương 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LỐI
XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM.
1.1. Khái niệm văn hóa
1.1.1. Khái niệm chung về văn hóa.
* Xung quanh khái niệm văn hóa có rất nhiều quan niệm khác nhau.
Trong Tiếng việt, văn hóa là một danh từ có nội hàm ngữ nghĩa khá phong
phú và phức tạp. Người ta có thể hiểu văn hóa như một hoạt động văn hóa sáng
tạo của con người, nhưng cũng có thể hiểu văn hóa như là lối sống, thái độ ứng
xử, trình độ học vấn mà mỗi công nhân viên chức vẫn ghi trong lí lịch công chức
của mình.
Ở phương Tây, từ văn hóa xuất hiện từ rất sớm trong đời sống ngôn ngữ.
Nhà ngôn ngữ học người Đức W.Wundt cho rằng: Văn hóa là một từ có căn gốc
latinh: Colere, sau trở thành Cultura nghĩa là cày cấy, gieo trồng. Nhà nhân loại
học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 - 1917) đã định nghĩa văn hóa như
sau: văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học “là một tổng
thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục,
và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách
là một thành viên của xã hội”.
Ở Trung Quốc, từ văn hóa xuất hiện trong đời sống ngôn ngữ ở thời Tây
Hán (206 TrCN – 25 năm S.CN). Mặc dù có mặt sớm trong đời sống ngôn ngữ
phương Tây cũng như phương Đông như vậy nhưng phải đến thế kỉ thứ XVIII
từ văn hóa mới được đưa vào khoa học, sử dụng như thuật ngữ khoa học. Năm
1774, từ này xuất hiện trong thư tịch và ghi vào từ điển năm 1783 ở Đức.
Người đầu tiên sử dụng văn hóa trong khoa học là Pufendorf (người Đức).
Ông cho rằng: Văn hóa là toàn bộ những gì được tạo ra do hoạt động xã hội,
nghĩa là văn hóa đối lập với trạng thái tự nhiên.
Cho đến nay đã có nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa, văn hóa được đề
cập dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong từ điển triết học (Nxb Tiến bộ Mát-
8
xcơva, 1989) đã đưa ra khái niệm: “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội - lịch sử và
tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội” [41, 656]. Theo
các nhà nghiên cứu dân tộc học: “Văn hóa là toàn thể những cấu trúc xã hội, tôn
giáo…những biểu hiện trí tuệ, nghệ thuật…đặc định một xã hội”. Theo các nhà
tâm lí học, xã hội học cho rằng: “Văn hóa như là thái độ tổng quát của con
người đối với vũ trụ tự nhiên và xã hội và như là vai trò của con người trong vũ
trụ ấy”.
Như vậy, văn hóa trước hết là các hoạt động nhằm phát huy những nhu cầu
và năng lực tinh thần cơ bản của con người, tạo ra các chuẩn mực, các giá trị
nâng cao khả năng hiểu biết và sáng tạo của con người. Do đó, tổ chức văn hóa,
giáo dục, khoa học của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã đưa ra định nghĩa văn
hóa như sau: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của cá
nhân và cộng đồng) trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỉ hoạt động
sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống giá trị, truyền thống, thị hiếu - những đặc
tính riêng của mỗi dân tộc” [38, 9].
Theo cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực
vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên
nhiên mà có liên quan đến con người trong một quá trình tồn tại, phát triển, quá
trình con người làm nên lịch sử….Cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hóa với
nghĩa bao quát và đẹp nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình
cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái
mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh các cộng đồng dân tộc, sức
đề kháng và sức chiến đấu để bảo vệ mình không ngừng lớn mạnh” [24, 431].
Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII của Đảng đã
đưa ra nội hàm của khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng: “Trong đó đề cập tám
lĩnh vực lớn, trong tám lĩnh vực này thì tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống
văn hóa được coi là những lĩnh vực quan trọng nhất hiện nay cần đặc biệt quan
tâm”