Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát
MIỄN PHÍ
Số trang
60
Kích thước
509.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1054

dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI MỞ ĐẦU

Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới năm 1986, một trong những mục

tiêu chiến lược xuyên suốt được Đảng và Nhà Nước đặc biệt quan chú trọng

là vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kể từ khi luật đầu

tư được ban hành đã thu hút được rất nhiều các dự án, đã thúc đẩy nền kinh

tế phát triển, ổn định nền kinh tế vĩ mô, năng cao năng lực và trình độ của

nền kinh tế, góp phần chuyển dịch nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH, đẩy

mạnh xuất khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo công ăn việc làm mới,

góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập của Việt Nam trong khu vực và

Quốc tế….

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày một phát triển sâu

rộng như hiện nay thì đầu tư đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các

nước. Đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, trình độ sản xuất còn yếu

kém. Bởi vậy đối với Việt Nam đầu tư lại càng có tầm quan trọng đặc biệt.

Tuy nhiên trong vài năm gần đây tình hình thu hút và thực hiện đầu tư ở

nước ta còn chưa cao, hiệu quả đầu tư còn thấp do một số nguyên nhân

khách quan như: Sự sụt dốc của nền kinh tế toàn cầu, hậu quả của cuộc

khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực. cạnh tranh tu hút đầu tư trên thế

giới diễn ra gay gắt, đặc biệt là giữa các nước đang phát triển trong đó có

Trung Quốc. Đáng lo ngại hơn là có một số nguyên nhân chủ quan: Quan

điểm, nhận thức về thu hút, thực hiện đầu tư chưa thống nhất, nhu cầu thị

trường nội địa thấp, chi phí kinh doanh cao, thủ tục hành chính phức tạp, hệ

thống kết cấu hạ tầng yếu kém, môi trường pháp lý còn nhiều hạn chế…

Ngoài ra các dự án đầu tư vào nước ta chưa thực sự phát huy tác dụng, hiệu

quả đối với nền kinh tế và sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Từ thực tế này,

từ trước đến này đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu kinh tế đã nghiên cứu

bản chất, nguyên nhân để tìm ra các giải pháp tích cực để đầu tư có hiệu

quả, đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội và qua đó giải thích được tác động

của đầu tư đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chúng ta có thể vận

dụng các mô hình kinh tế này để phân tích ảnh hưởng của đầu tư đối với nền

kinh tế qua môt số lý thuyết và mô hình tiêu biểu như lý thuyết số nhân đầu

1

tư, lý thuyết gia tốc đầu tư, lý thuyết quĩ nội bộ đầu tư, lý thuyết tân cổ điển,

mô hình Harod-Domar hay mô hình của Solow.

Từ các mô hình này chúng ta xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư

và qua đó mà đề xuất các giải pháp thích hợp để hoạt động đầu tư được hiệu

quả góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Bước vào hai thập niên đầu của thế kỷ XXI mục tiêu trọng tâm của

chiến lược kinh tế xã hội nước ta là: Khôi phục và duy trì nhịp độ tăng

trưởng kinh tế ở mức cao gắn liền với thực hiện CNH-HĐH đất nước. Phấn

đấu 2020 nước ta căn bản trở thành một nước công nghiệp. Để đạt được mục

tiêu này, việc tiếp tục tranh thủ khai thác, huy động tối đa và sử dụng hiệu

quả mọi nguồn lực trong và ngoài nước càng trở nên cấp thiết.

Trước tình hình đó việc đi sâu nghiên cứu tìm hiểu các lý thuyết kinh tế

đầu tư, tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư góp phần đẩy

nhanh quá trình CNH-HĐH đất nước hiện nay đang là một vấn đề đang

được đặc biệt quan tâm. Đó cũng chính là lý do nhóm chọn đề tài ‘Dựa vào

các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng

trưởng và phát triển kinh tế’

2

CHƯƠNG I

CÁC LÝ THUYẾT ĐẦU TƯ VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ VỚI TẰNG

TRƯỞNG KINH TẾ

I. Khái niệm và phân loại đầu tư:

1. Khái niệm về đầu tư:

Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các

hoạt động các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong

tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kêt quả đó. Như

vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được kết quả lớn hơn so với

những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành

các đầu tư.

Nguồn lực hy sinh đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, là sức lao

động và trí tuệ.

Những kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các loại tài sản

chính(tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá, bệnh viện, trường

học. . . ), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, quản lý, khoa học kỹ

thuật. . . )và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động

cao hơn trong nền sản xuất xã hội.

2. Phân loại đầu tư

Trong công tác quản lý và kế hoach hoá hoạt động đầu tư các nhà kinh tế

phân loại hoạt động đầu tư theo nhiều tiêu thức khác nhau. Mỗi tiêu thức

phân loại đáp ứng những nhu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế khác nhau.

Những tiêu thức phân loại đầu tư thường được sử dụng là:

2. 1. Theo bản chất của các đối tượng đầu tư:

Hoạt động đầu tư phát triển bao gồm đầu tư cho các đối tượng vật chất (đầu

tư tài sản vật chất hoặc tài sản thực như nhà xưởng, máy móc, thiết bị. . . )

và đầu tư cho các đối tượng phi vật chất (đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn lực

như đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế. . . ).

Trong các loại đầu tư trên đây, đầu tư cho đối tượng vật chất là điều kiện

tiên quyết, cơ bản làm tăng tiềm lực của nền kinh tế, đầu tư tài sản trí tuệ

và các nguồn nhân lực là điều kiện tất yếu để đảm bảo cho đầu tư các đối

tượng vật chất tiến hành thuận lợi và đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao.

3

2. 2. Theo phân cấp quản lý

Đầu tư phát triển được chia thành đầu tư theo các dự án quan trọng

quốc qia, dự án nhóm A, B, C.

Tuỳ theo tính chất và qui mô đầu tư của dự án mà phân thành dự án

quan trọng quốc qia, dự án nhóm A, B, C trong đó dự án quan trọng do

Quốc hội quyết định, dự án nhóm A do thủ tướng Chính phủ quyết định,

dự án nhóm Bvà C do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan

trực thuộc chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương quyết

định.

Ngày 29/6/2006 Quốc hội đã thông qua tiêu chí về dự án quan trọng

quốc qia bao gồm: (1) Qui mô vốn đầu tư từ 20 nghìn tỷ đồng trở nên đối

với dự án có sử dụng từ 30% vốn nhà nước trở lên. (2) Dự án có ảnh hưởng

lớn đến môi trường và tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi

trường như nhà máy điện hạt nhân, dự án sử dụng đất có yêu cẩu chuyển

mục đích sử dụng đẩt phòng hộ đầu nguồn từ 200 ha trở lên. . . (3) dự án

phải di dân tái định cư từ 20000 người trở lên ở miền núi, từ 50000 người

trở nên ở các vùng khác. (4) dự án đầu tư tại các địa bàn đặc biệt quan trọng

đối với quốc phòng, an ninh hoặc có di tích quốc qia có giá trị đặc biệt quan

trọng về lịch sử văn hoá. (5) Dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế

chính sách đặc biệt, cần được Quốc hội phê duyệt.

2. 3. Theo lĩnh vực hoạt động của các kết quả đầu tư:

Có thể chia đầu tư thành đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư

phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng( kỹ thuật và xã

hội). . . Các loại hoạt động đầu tư này có quan hệ tương hỗ với nhau. Chẳng

hạn đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho

đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, còn đầu tư phát triển

sản xuất kinh doanh đến lượt mình lại tạo tiềm lực cho phát triển khoa học

kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và các hoạt động đầu tư khác.

2. . 4. Theo đặc điểm của các kết quả đầu tư:

Các hoạt động đầu tư được phân thành đầu tư cơ bản và đầu tư vận hành.

Đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất tài sản cố định.

Đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho các cơ sở sản

xuất, kinh doanh dịch vụ mới hình thành, tăng thêm tài sản lưu động cho

4

các cơ sở hiện có, duy trì sự hoạt động của cơ sở vật chất kỹ thuật không

thuộc các doanh nghiệp.

Đầu tư cơ bản quyết định đâù tư vận hành, đầu tư vận hành tạo điều kiện

cho các kết quả đầu tư cơ bản phát huy tác dụng. Không có đầu tư vận hành

thì các kết quả của đầu tư cơ bản không vận hành được, ngược lại không có

đầu tư cơ bản thì thì đầu tư vận hành chẳng để làm gì. Đầu tư cơ bản thuộc

loại đầu tư dài hạn, đặc điểm kỹ thuật của quá trình thực hiện đầu tư để tái

sản xuất mở rộng các loại tài sản cố định là phức tạp đòi hỏi số vốn lớn, thu

hồi lâu( nếu có thể thu hồi).

Đầu tư vận hành chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư, đặc điểm kỹ

thuật của quá trình thực hiện đầu tư không phức tạp. Đầu tư vận hành cho

các cơ sở sản xuẩt kinh doanh có thể thu hồi nhanh sau khi đưa ra các kết

quả đầu tư nói chung vào hoạt động.

2. 5. Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá

trình tái sản xuất xã hội:

Có thể phân loại đầu tư thành đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh

thành đầu tư thương mại và đầu tư sản xuất.

Đầu tư thương mại là hoạt động đầu tư mà thời gian thực hiện đầu tư

và hoạt động của các kêt quả đầu tư để thu hồi vốn đầu tư ngắn, vốn vận

động nhanh, độ mạo hiểm thấp do trong thời gian ngắn tính bất định không

cao, dễ dự đoán và dự đoán dễ đạt độ chính xác cao.

Đầu tư sản xuất là loại đầu tư dài hạn(5, 10. 20 năm hoặc lâu hơn)vốn

đầu tư lớn, thu hồi chậm, thời gian thực hiện đầu tư lâu, độ mạo hiểm cao vì

tính kỹ thuật của đầu tư phức tạp, phải chịu nhiều tác động của các yếu tố

bất định trong tương lai không thể dự đoán và dự đoán chính xác được( về

nhu cầu, giá cả đầu vào và đầu ra, cơ chế chính sách, tốc độ phát triển khoa

học kỹ thuật, thiên tai, sự ổn định chính trị. . . ). Loại đầu tư này phải được

chuẩn bị kỹ, phải dự đoán những gì liên quan đến kết quả và hiệu quả của

hoạt động đầu tư trong tương lai xa; xem xét các biện pháp sử lý khi các yếu

tố bất định xảy ra để đảm bảo thu hồi đủ vốn và có lãi khi hoạt động đầu tư

kết thúc.

Trên thực tế, trên giác độ điều tiết vĩ mô, Nhà nước thông qua các cơ chế

chính sách của mình làm sao để hướng được các nhà đầu tư không chỉ đầu

5

tư vào lĩnh vực thương mại mà cả vào lĩnh vực sản xuất theo các định hướng

và mục tiêu đac dự kiến trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong cả

nước.

2. 6. Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng của các kết quả

đầu tư:

Có thể phân chia hoạt động đầu tư phát triển thành: đầu tư ngắn hạn

và đầu tư dài hạn.

Đầu tư dài hạn là việc đầu tư xây dựng các công trình xây dựng đòi

hỏi thời gian thời gian đầu tư dài, khối lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn

lâu. Đó là những công trình thuộc lĩnh vực sản xuất, đầu tư phát triển khoa

học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng. . . )

Đầu tư dài hạn thường chứa đựng những yếu tố khó lường, rủi ro lớn,

do đó cần có những dự báo dài hạn, khoa học.

Đầu tư ngắn hạn là loại đầu tư tiến hành trong một thời gian ngắn,

thường do những chủ đầu tư ít vốn thực hiện, đầu tư vào những lĩnh vực

hoạt động nhanh chóng thu hồi vốn. Tuy nhiên, rủi ro đối với những hình

thức đầu tư này cũng rất lớn.

Trên phạm vi nền kinh tế hai loại hình đầu tư này luôn hoà quyện, hỗ trợ

nhau, nhằm đảm bảo tính bền vững, vì mục tiêu của công cuộc đầu tư.

2. 7. Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư:

Hoạt động đầu tư được chia thành đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp.

Đầu tư gián tiếp: Trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều

hành quản lý quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư. Người có

vốn thông qua các tổ chức tài chính trung qian để đầu tư phát triển. Đó là

việc chính phủ thông qua các chương trình tại trợ không hoàn lại hoặc có

hoàn lại với lãi suất thấp cho các chính phủ của các nước khác vay để phát

triển kinh tế xã hội, là việc cá nhân, các tổ chức mua các chứng chỉ có giá

như cổ phiếu, trái phiếu. . . để hưởng lợi tức( gọi là đầu tư tài chính). Đầu

tư gián tiếp là phương thức huy động vốn cho đầu tư phát triển.

Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư, trong đó người bỏ vốn trực tiếp

tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư.

Loại đầu tư này tạo nên những năng lực sản xuất phục vụ mới(cả về chất và

6

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!