Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dự trữ và bảo quản thức ăn thô xanh cho vụ đông (phần III) ppt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Dự trữ và bảo quản thức ăn thô xanh cho vụ đông (phần III)
II. DỰ TRỮ VÀ BẢO QUẢN DƯỚI HÌNH THỨC Ủ CHUA
5) Kỹ thuật ủ chua một số loại thức ăn
a) Ủ chua cây ngô trồng làm thức ăn gia súc
Ủ chua cây ngô trồng làm thức ăn gia súc là phương pháp được chỉ dẫn
nhiều trong chăn nuôi bò sữa, giúp có nguồn thức ăn dự trữ đồng thời bảo
đảm giữ được giá trị dinh dưỡng của cây ngô . Khi ủ chua, cần lưu ý một số
điểm sau đây:
- Thời điểm lý tưởng để cắt ngô ủ chua là khi có 50% số bắp trên thửa ruộng
mà hạt đạt tới giai đoạn chín sáp.
- Thu hoạch toàn bộ cây và bắp đem ủ, không bỏ riêng bắp ra ngoài. Bởi vì
hạt ngô có chứa đường, tạo thuận lợi cho quá trình lên men.
- Sau khi cắt ngô cần rải xuống đất hoặc sân, phơi tái dưới nắng khoảng nửa
ngày.
- Băm, thái ngô cây thành những mẩu nhỏ 3 - 5 cm. Chất thức ăn vào hố,
theo từng lớp dầy 40-60cm và chất đến đâu nén thật chặt đến đó
Cứ làm như vậy cho đến khi hố ủ đầy và tiến hành đóng hố ủ
- Việc băm thái, chất vào hố, nén và đóng hố ủ cần phải được tiến hành
trong cùng một ngày
- Cho thêm 5 lít rỉ mật đường cho loại hố ủ 1,5m3 (pha với 5 lít nước và
dùng ôdoa tưới đều theo từng lớp)
b) Ủ chua cây ngô sau khi thu bắp non
Loại cây ngô chín sữa - chín sáp và đã thu hết bắp (trong trường hợp trồng
ngô rau lấy bắp đem bán non) có thể ủ chua. Tiến hành cắt cây ngô vào
chính ngày thu bắp, phơi héo cho đến khi thấy "được". Kỹ thuật ủ chua cũng
tương tự như trường hợp cây ngô làm thức ăn gia súc. Chỉ có điểm khác là
phải sử dụng lượng rỉ mật đường lớn hơn. (Đối với loại hố ủ 1,5 m3, phải sử
dụng 10 lít rỉ mật đường)