Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Du lịch sinh thái rừng - biển Cần Giờ TPHCM theo định hướng phát triển thân thiện với môi trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 9,Moâi Tröôøng &Taøi Nguyeân -2006
Trang 35
DU LỊCH SINH THÁI RỪNG – BIỂN CẦN GIỜ TPHCM THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Nguyễn Thanh Hùng
Huỳnh Thị Minh Hằng, Lâm Minh Triết
Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG-HCM
TÓM TẮT: Cần Giờ là huyện duy nhất của Thành phố có rừng ngập mặn với mạng
lưới sông, rạch chằng chịt, quanh co rất đặc trưng vùng sông nước. Cần Giờ hoàn toàn có
thể trở thành đô thị du lịch sinh thái biển hấp dẫn du khách. Phát triển du lịch Cần Giờ là yếu
tố quan trọng nhất để phát triển kinh tế – xã hội nâng cao đời sống, nâng cao dân trí,… của
một huyện được coi là nghèo nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Để phát triển bền vững ngành du
lịch Cần Giờ cần thiết đầu tư bảo vệ môi trường (giới hạn trong báo cáo này chỉ trình bày
nước thải và chất thải rắn) và sự đầu tư bảo vệ môi trường đó chính là sự đầu tư cho phát
triển du lịch.
1.ĐẶC ĐIỂM TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ
Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh nằm án ngữ ở
vùng cửa biển phía Đông Nam của thành phố, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km. Bán
đảo Cần Giờ là phần duyên hải cực Nam, với bờ biển dài 13km từ mũi Cần Giờ đến mũi
Đồng Tranh. Diện tích tự nhiên của huyện Cần Giờ là 71.361 ha (chiếm trên 30% diện tích
của toàn thành phố), trong đó trên 31% là diện tích mặt nước; 46,4% (tương đương 33.129 ha)
là đất rừng và rừng. Dân số huyện Cần Giờ năm 2003 có khoảng 60.000 người.
Cần Giờ là một vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái: rừng, biển,
thủy hải sản, giao thông thủy, cảnh quan thiên nhiên, truyền thống lịch sử cách mạng, văn hoá
lễ hội dân gian,…, và không quá xa trung tâm thành phố; là huyện duy nhất của thành phố có
rừng ngập mặn gắn với mạng lưới sông rạch quanh co uốn khúc, khu di tích lịch sử cách
mạng Rừng Sác, khu du lịch Lăng Cá Ông, bãi biển 30/4, khu nhà vườn cây trái và nuôi trồng
thủy hải sản, và khu Lâm viên Cần Giờ với nhiều khả năng thu hút khách du lịch. Trong đó
rừng và biển là hai yếu tố hết sức quan trọng để thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái nói riêng
và phát triển kinh tế – xã hội của huyện Cần Giờ nói chung. Một lợi thế khác nữa của khu vực
này là tuyến đường Rừng Sác là tuyến đường chính xuyên suốt từ phà Bình Khánh đến mũi
Cần Giờ đã được nâng cấp đạt chất lượng cao.
Hinh 1 ̀ . Sơ đồ vị trí vung nghiên c ̀ ứu