Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dự báo kinh tế EU năm 2013
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu Quốc tế số 1 (92) Nghiên cứu - Trao đổi
3/2013 179 1 180 3/2013
DỰ BÁO KINH TẾ EU NĂM 2013
PGS. TS. Nguyễn Văn Lịch*
Tóm tắt
EU đã trải qua năm 2012 với nhiều khó khăn và thách thức. Bức
tranh kinh tế của khu vực vẫn còn u ám với tình trạng suy thoái, thất
nghiệp tiếp tục là mối quan ngại của nhiều nước thành viên. Bên cạnh
đó, EU cũng phải đối mặt với nhiều phức tạp mới như mâu thuẫn trong
quan điểm cứu trợ, xu hướng ly khai trong EU, vấn đề nhận thức lại về
EU hay sự ra đi hàng loạt của các chính trị gia cao cấp. Liệu sang năm
2013, tình hình của EU có khá hơn? Bài viết này điểm lại những khó
khăn và thách thức của kinh tế EU trong năm 2012 và đưa ra những dự
báo cho năm 2013.
Những khó khăn trong năm 2012
Mặc dù có không ít cố gắng, nhưng kết thúc năm 2012, EU vẫn còn
không ít khó khăn. Có thể kể ra những vấn đề còn tồn tại của EU. Trước
hết là suy thoái vẫn tiếp tục. Hy Lạp đã phải xin cứu trợ đến lần thứ hai.
Trong khi đó, ngay từ tháng 2/2012, Tây Ban Nha thông báo nước này sẽ
không đạt được mục tiêu thâm hụt GDP là 4,4% trong năm 2012 như đã
cam kết. Chỉ riêng quý II/2012, đã có gần 2.300 doanh nghiệp Tây Ban
Nha tuyên bố phá sản.
1 Còn đối với Bỉ, nợ công đã lên tới gần 100%
* Tham tán Công sứ, Đại sứ quán Việt Nam tại I-ta-li-a.
1 Báo Nhân dân điện tử, ngày 07/08/2012
GDP.2 Nước Anh thì cho rằng, họ bị tổn thương bởi cuộc khủng hoảng
tại Eurozone cao gấp sáu lần so với Mỹ.
Trong bối cảnh trên, thất nghiệp của EU cũng không giảm. Tại Hy
Lạp, Ai-len và Bồ Đào Nha tỷ lệ thất nghiệp tương ứng lên tới 22,4%,
14,9% và 15,7%, tại Tây Ban Nha còn lên tới 24,5%. Tại Eurozone là
11,7% với 18,7 triệu người thất nghiệp. Đáng chú ý là con số thanh niên
thất nghiệp có tỷ lệ rất cao, tại Ai-len và Bồ Đào Nha là 20%, trong khi
Tây Ban Nha là 53% và Hy Lạp là 55% thanh niên không có việc làm.3
Đứng trước khó khăn, hầu hết các nước EU đã áp dụng những biện
pháp khắc khổ. Pháp đã áp dụng thuế “VAT xã hội” từ ngày 1/10/2012
bằng cách tăng thuế VAT từ 19,6% lên 21,2%; lập Ngân hàng Công
nghiệp vào đầu tháng 2/2012; áp dụng thuế đánh vào các giao dịch tài
chính với thuế suất là 0,1% từ tháng 8/2012 v.v... I-ta-li-a đã thực hiện
chính sách thắt lưng buộc bụng mới thông qua biện pháp “Soát xét lại chi
tiêu”. Theo đó, ngân sách nhà nước sẽ cắt giảm thêm 26 tỷ Euro trong
vòng hai năm tới.4 Thậm chí, I-ta-li-a cho biết muốn bán tài sản công để
thu về khoảng 20 tỉ Euro/năm. Hiện nay, nợ công của I-ta-li-a xấp xỉ
2.000 tỉ Euro, tương đương 123% GDP.5 Hy Lạp cũng phải thỏa thuận về
gói thắt lưng buộc bụng mới với hy vọng có thể đáp ứng được yêu cầu
của nhóm tam hùng. Tây Ban Nha cho rằng, gói cắt giảm ngân sách
chính là “thuốc thử” cho các gói thắt lưng buộc bụng mà các chủ nợ có
thể sẽ áp dụng. Tây Ban Nha cũng đang phải cải cách vấn đề lao động,
chủ yếu là làm cho việc thuê tuyển và sa thải công nhân trở nên dễ dàng
2 Tin kinh tế thế giới, ngày 13/3/2012
3 http://www.thesaigontimes.vn/Home/thegioi/ghinhan/79698/ILO-eurozone-co-nguyco-mat-them-45-trieu-viec-lam.html
4 Tin tham khảo đặc biệt, ngày 18/7/2012.
5 http://www.thesaigontimes.vn/Home/thegioi/ghinhan/79866/Y-se-ban-tai-san-congde-tra-no.html
, 3/2013: 179-192.