Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dự báo khó khăn tài chính bằng các chỉ số tài chính sử dụng mô hình hồi quy xu hướng & mô hình hồi quy Logistic - Nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
PREMIUM
Số trang
101
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1428

Dự báo khó khăn tài chính bằng các chỉ số tài chính sử dụng mô hình hồi quy xu hướng & mô hình hồi quy Logistic - Nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

----------

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015

THÁI THỊ THU NGUYỆT

DỰ BÁO KHÓ KHĂN TÀI CHÍNH BẰNG CÁC CHỈ SỐ

TÀI CHÍNH SỬ DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY XU HƯỚNG

& MÔ HÌNH HỒI QUY LOGISTIC – NGHIÊN CỨU

TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng

Mã số chuyên ngành : 60 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. PHẠM PHÚ QUỐC

iii

TÓM TẮT

Luận văn được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu là xác định mối quan hệ

giữa các tỷ số tài chính và khó khăn tài chính đồng thời xây dựng mô hình hồi quy xu

hướng và mô hình hồi quy logistic để khám phá khả năng dự báo và chiều hướng tác

động của các tỷ số tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán

Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, việc phân loại công ty khó khăn tài chính dựa trên

tiêu chí lợi nhuận sau thuế âm. Các công ty được phân vào nhóm khó khăn tài chính

khi có ít nhất một trong hai biến cố sau xảy ra: bị cảnh báo (lợi nhuận sau thuế âm một

năm) hoặc bị kiểm soát (lợi nhuận sau thuế âm hai năm). Các công ty được phân vào

nhóm không khó khăn tài chính khi đáp ứng các điều kiện sau: không bị cảnh báo,

không bị kiểm soát hay không bị hủy niêm yết; và báo cáo tài chính của công ty đầy

đủ dữ liệu trong giai đoạn 2009-2014.

Bằng phương pháp phân tích định lượng, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy

xu hướng kết hợp với mô hình hồi quy logistic trên mẫu nghiên cứu được thu thập từ

báo cáo tài chính của 274 công ty phi tài chính được niêm yết trên sàn HOSE từ năm

2006 đến năm 2014 bao gồm 1618 quan sát để tính toán được 30 tỷ số tài chính ban

đầu thuộc 7 nhóm tỷ số tài chính. Thông qua các phân tích kết quả hồi quy xu hướng,

kết quả thống kê mô tả, ma trận hệ số tương quan và kết quả hồi quy logistic, nghiên

cứu đã tìm thấy những bằng chứng thống kê về khả năng dự báo khó khăn tài chính

của 12 tỷ số tài chính. Cụ thể, 9 tỷ số tài chính có tác động nghịch chiều với khó khăn

tài chính bao gồm 2 tỷ số nhóm khả năng thanh khoản CASHCL, WCTA; 1 tỷ số

nhóm hiệu quả hoạt động SATA; 4 tỷ số nhóm khả năng sinh lợi EBITTA, ROE,

GPSA, RETA; 1 tỷ số nhóm giá trị thị trường EPS và 1 tỷ số nhóm tăng trưởng RETE.

Ngược lại, có 3 tỷ số tài chính nhóm quản lý nợ TLTA, TLTE, INTE có tác động cùng

chiều với khó khăn tài chính; Ngoài ra, dựa vào hệ số hồi quy và R

2 hiệu chỉnh của mô

hình hồi quy logistic, kết quả nghiên cứu cho thấy EPS, ROE, EBITTA, RETA là các

yếu tố có tác động mạnh đến khó khăn tài chính.

iv

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra bằng chứng về mặt thống kê tỷ số

nhóm dòng tiền FCFTA không ảnh hưởng đến khó khăn tài chính.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng thấy rằng mô hình 4 biến EMS và mô hình 5 biến

của Altman có R

2 hiệu chỉnh (49.69% đến 58.26%) thấp hơn so với các mô hình 8 biến

và mô hình 7 biến tìm được trong nghiên cứu này (52.50% đến 68.47%).

Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đã đưa ra những kiến nghị giúp cho nhà quản

trị công ty, nhà đầu tư và nhà cung cấp tín dụng phòng ngừa và kiểm soát được rủi ro

khó khăn tài chính cũng như những vấn đề hạn chế của luận văn và đề xuất hướng

nghiên cứu tiếp theo.

v

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan.............................................................................................................. i

Lời cảm ơn................................................................................................................. ii

Tóm tắt......................................................................................................................iii

Danh mục hình........................................................................................................ vii

Danh mục bảng ...................................................................................................... viii

Danh mục từ viết tắt................................................................................................ ix

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU....................................................... 1

1.1 - Lý do nghiên cứu................................................................................................ 1

1.2 - Vấn đề nghiên cứu.............................................................................................. 2

1.3 - Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2

1.4 - Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5 - Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 3

1.6 - Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 4

1.7 - Kết cấu luận văn................................................................................................. 4

CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................... 6

2.1 - Khái niệm về công ty khó khăn tài chính........................................................... 6

2.2 - Các nghiên cứu trước ở nước ngoài ................................................................. 10

2.3 - Nghiên cứu trước ở Việt Nam.......................................................................... 18

2.4 - So sánh với các nghiên cứu trước .................................................................... 20

CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................ 26

3.1 - Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 26

3.2 - Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ............................................................. 28

3.2.1 - Mô hình hồi quy xu hướng............................................................................ 28

vi

3.2.2 - Mô hình hồi quy logistic ............................................................................... 29

3.2.3 - Biến và các giả thuyết nghiên cứu .............................................................. 30

3.3 - Dữ liệu nghiên cứu........................................................................................... 39

CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 40

4.1 - Mô hình hồi quy xu hướng............................................................................... 40

4.2 - Mô hình hồi quy logistic .................................................................................. 49

4.2.1 - Thống kê mô tả.............................................................................................. 47

4.2.2 - Ma trận hệ số tương quan.............................................................................. 53

4.2.3 - Kết quả hồi quy logistic ................................................................................ 56

4.2.4 - Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình logistic ......................................... 71

4.3 - Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................... 74

CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 78

5.1 - Kết luận ............................................................................................................ 78

5.2 - Kiến nghị.......................................................................................................... 80

5.3 - Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp................................................................... 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 82

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC ................................................................................................................ 92

vii

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................... 31

Hình 4.1. Tỷ số tài chính của nhóm công ty không khó khăn (nhóm 0)

và nhóm công ty bị cảnh báo (nhóm 1W) trong năm 2009 – 2014 ......... 52

Hình 4.2. Tỷ số tài chính của nhóm công ty không khó khăn (nhóm 0)

và nhóm công ty bị kiểm soát (nhóm 1C) trong năm 2009 – 2014 ......... 52

Hình 4.3. R

2 hiệu chỉnh và độ chính xác của mô hình logistic của nhóm công ty

không khó khăn (nhóm 0) và nhóm công ty bị cảnh báo (nhóm 1W)

trong năm 2009 – 2014 ............................................................................ 72

Hình 4.4. R2 hiệu chỉnh và độ chính xác của mô hình logistic của nhóm công ty

không khó khăn (nhóm 0) và nhóm công ty bị kiểm soát (nhóm 1C)

trong năm 2009 – 2014 ............................................................................ 73

viii

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.1. Tóm tắt kết quả các nghiên cứu trước................................................... 22

Bảng 3.1. Mô tả các biến nghiên cứu .................................................................... 36

Bảng 4.1A. Kết quả hồi quy xu hướng các biến nghiên cứu 3 năm trước khó khăn tài

chính...................................................................................................... 43

Bảng 4.1B. Kết quả hồi quy xu hướng các biến nghiên cứu trong giai đoạn

2009-2014 ............................................................................................. 48

Bảng 4.2 Thống kê mô tả ..................................................................................... 51

Bảng 4.3A Ma trận hệ số tương quan các biến công ty bị cảnh báo và công ty không

khó khăn................................................................................................ 54

Bảng 4.3B Ma trận hệ số tương quan các biến công ty bị kiểm soát và công ty không

khó khăn................................................................................................ 55

Bảng 4.4 Kết quả mô hình hồi quy logistic công ty bị cảnh báo ......................... 60

Bảng 4.5 Kết quả mô hình hồi quy logistic công ty bị kiểm soát ........................ 63

Bảng 4.6 Thống kê kết quả mô hình hồi quy logistic .......................................... 67

Bảng 4.7 Kiểm định kết quả mô hình hồi quy logistic......................................... 70

ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AGE : Tuổi công ty

CACL : Tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn

CAGR : Tăng trưởng tài sản ngắn hạn

CASHCL : Tiền mặt trên nợ ngắn hạn

CASHTA : Tiền mặt trên tổng tài sản

CASPSHARE : Dòng tiền trên cổ phiếu lưu hành

CFTL : Dòng tiền trên tổng nợ

CGSINV : Vòng quay hàng tồn kho

CLCA : Nợ ngắn hạn trên tài sản ngắn hạn

CLTA : Nợ ngắn hạn trên tổng tài sản

CLTE : Nợ ngắn hạn trên tổng vốn chủ sở hữu

CUA : Tài sản lưu động

DEBTTOTAL : Tổng nợ trên tổng tài sản

EBITDI :

Tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay với khấu hao trên lãi

vay

EBITI : Lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên lãi vay

EBITSA : Thu nhập hoạt động trên doanh thu

EBITTA : Thu nhập hoạt động trên tổng tài sản

EBITTL : Thu nhập hoạt động trên tổng nợ

EMS : Emerging Market Scoring – Chỉ số thị trường mới nổi

EPS : Thu nhập trên cổ phần

x

FAGR : Tăng trưởng tài sản cố định

FCFTA : Dòng tiền tự do trên tổng tài sản

GNP : Tổng sản phẩm quốc gia

GPSA : Lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần

GROPROM : Lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần

HNX : Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

HOSE : Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

INSA : Chi phí lãi vay trên doanh thu

INTE : Chi phí lãi vay trên vốn chủ sở hữu

INV : Đầu tư

LDFA : Nợ dài hạn trên tài sản cố định

LDTA : Nợ dài hạn trên tổng tài sản

LEV : Tỷ số đòn bẩy

MB : Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách

MDA : Mô hình phân biệt đa biến

METL : Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên tổng nợ

MLP :

Multi layer perceptron – Mô hình mạng nơ-ron đa lớp tuyến

tính

NAV : Giá trị tài sản ròng trên cổ phiếu

NCI : No-credit-interval - khoản phi tín dụng

NIGR : Tăng trưởng lợi nhuận thuần

OCFTE : Dòng tiền hoạt động trên doanh thu

OCFTL : Dòng tiền hoạt động trên tổng nợ

OPRO : Lợi nhuận hoạt động

xi

OTC : Over the counter - Thị trường giao dịch thỏa thuận

QACL : Tỷ số thanh khoản nhanh

QATA : Tài sản thanh khoản nhanh trên tổng tài sản

RAT : Mức xếp hạng tín dụng

RBF : Radial Basic Funtion - Hàm tia cơ bản

RENI : Tỷ số lợi nhuận giữ lại

RETA : Lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản

RETE : Tỷ số tăng trưởng bền vững

ROA : Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản

ROCA : Lợi nhuận sau thuế trên tài sản ngắn hạn

ROE : Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

ROFA : Lợi nhuận sau thuế trên tài sản cố định

ROS : Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu

RSVM : Máy vector hỗ trợ hàm tia cơ bản

SAAR : Vòng quay khoản phải thu

SACA : Vòng quay tài sản ngắn hạn

SAFA : Vòng quay tài sản cố định

SAGR : Tăng trưởng doanh thu

SAGR : Tăng trưởng doanh thu

SALEPERCA : Doanh thu trên tiền mặt

SALEPERRE : Doanh thu trên khoản phải thu

SALETA : Vòng quay tổng tài sản

SATA : Doanh thu trên tổng tài sản

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!