Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dự báo tác động của Công nghiệp 4.0 đến việc làm của sinh viên Đại học Công nghiệp Tp.HCM sau khi tốt nghiệp  :Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học cấp trường
PREMIUM
Số trang
84
Kích thước
2.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1726

Dự báo tác động của Công nghiệp 4.0 đến việc làm của sinh viên Đại học Công nghiệp Tp.HCM sau khi tốt nghiệp :Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học cấp trường

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ CÔNG THƢƠNG

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC

KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌCCẤP TRƢỜNG

Tên đề tài: Dự báo tác động của Công nghiệp 4.0 đến việc làm của

sinh viên Đại học Công nghiệp TP.HCM sau khi tốt nghiệp

Mã số đề tài: 183.KD01

Chủ nhiệm đề tài: Đoàn Hùng Cƣờng

Đơn vị thực hiện: Khoa Quản trị kinh doanh

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 6 NĂM 2019

Tp. Hồ Chí Minh, ........…

1

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG

I. Thông tin tổng quát

1.1. Tên đề tài: Dự báo tác động của Công nghiệp 4.0 đến việc làm của sinh viên Đại

học Công nghiệp TP.HCM sau khi tốt nghiệp

1.2. Mã số: 183.KD01

1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài

TT

Họ và tên

(học hàm, học vị)

Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài

1 Th.S. Đoàn Hùng Cƣờng Khoa QTKD

ĐH Công nghiệp TP.HCM

Chủ nhiệm đề tài

2 TS. Phan Hồng Hải Ban giám hiệu

ĐH Công nghiệp TP.HCM

Chuyên gia

3 Th.S. Trần Thị Huế Chi Khoa QTKD

ĐH Công nghiệp TP.HCM

Chuyên gia

1.4. Đơn vị chủ trì: Khoa Quản trị kinh doanh

1.5. Thời gian thực hiện:

1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018.

1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng 06 năm 2019.

1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 06 năm 2019.

1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):

(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên

nhân; Ý kiến của Cơ quan quản lý)

Bổ sung thành viên tham gia thực hiện đề tài là TS. Phan Hồng Hải với tƣ cách

chuyên gia. Lý do là đề tài cần thêm sự đóng góp ý kiến của chuyên gia về lĩnh vực liên

quan đến điều kiện trải nghiệm ứng dụng cơ sở vật chất liên quan đến Công nghiệp 4.0, mà

Tiến sĩ Phan Hồng Hải thuộc BGH nhà trƣờng đang tham gia vai trò quản lý, trong đó có

dự án nhận tài trợ từ Tập đoàn quốc tế Siemens, một trong các nhà cung cấp hàng đầu thế

giới cho giải pháp tổng thể tự động hóa toàn bộ chuỗi giá trị trên nền công nghệ của Công

nghiệp 4.0, một cơ hội xây dựng ý thức, kiến thức và trải nghiệm hết sức cần thiết, hợp

thời điểm cho giảng viên và sinh viên của nhà trƣờng về ứng dụng Công nghiệp 4.0.

1.7. Tổng kinh phí đƣợc phê duyệt của đề tài: 17 triệu đồng.

2

PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

1.1. Về mặt khoa học:

Trên cơ sở số liệu khảo sát thực tế, ứng dụng lý thuyết một cách phù hợp để phân

tích, nhận định, nêu giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực, tăng cƣờng kết quả tích

cực cho thực tiễn. Cũng qua đề tài này, nhóm tác giả cố gắng thiết lập, đóng góp một số

bƣớc cho những nghiên cứu về các chủ đề tƣơng tự ở Việt Nam, cụ thể trong việc kết hợp

Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISCO-08 của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO với danh mục phân

nhóm nghề nghiệp ở Việt Nam của Tổng cục thống kê, tạo cơ sở cho việc phân loại một

cách khoa học các công việc theo-thủ-tục và phi-thủ-tục trong thực tiễn Việt Nam.

1.2. Về mặt chính sách:

Nghiên cứu tác động của Công nghiệp 4.0 đối với việc làm cho sinh viên sau tốt

nghiệp tại Đại học Công nghiệp TP.HCM (IUH), đề tài tham gia đóng góp vào các chính

sách, chƣơng trình cụ thể còn rất hạn chế ở Việt Nam nhằm giảm thiểu các tác động tiêu

cực của tự động hóa đối với việc làm, đồng thời nêu một số kiến nghị liên quan đến

phƣơng hƣớng giáo dục bậc cao đẳng, đại học cho phù hợp với tƣơng lai phát triển tất yếu

của Công nghiệp 4.0.

1.3. Về mặt đào tạo:

Việc sử dụng và phân biệt các khái niệm công việc theo-thủ-tục với công việc phi￾thủ-tục từ các nghiên cứu quốc tế về Công nghiệp 4.0, điều mà hầu nhƣ chƣa đƣợc nghiên

cứu ứng dụng ở Việt Nam, sẽ góp phần tạo cơ sở quan trọng cho việc chọn lựa các ngành

nghề, công việc cần đào tạo, phát triển thích ứng với xã hội Công nghiệp 4.0 ở Việt Nam.

Kết quả khảo sát, nghiên cứu đánh giá thực tế cơ cấu việc làm phân theo tính thủ

tục đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học Công nghiệp TPHCM sẽ giúp định hƣớng

các ngành học, môn học tại nhà trƣờng, nâng cao khả năng bảo đảm việc làm trong tƣơng

lai cho sinh viên bởi tính phù hợp với quá trình phát triển của Công nghiệp 4.0.

1.4. Về phát triển kinh tế xã hội:

Kiến nghị một số vấn đề liên quan đến định hƣớng giáo dục phù hợp, góp phần

nâng cao tính thích ứng cho tƣơng lai của nguồn nhân lực, giảm thiểu chi phí tổn thất do

sai lầm trong dịnh hƣớng giáo dục, góp sức hiệu quả cho doanh nghiệp qua việc cung cấp

3

nguồn nhân lực thích hợp đủ khả năng khai thác các ƣu điểm của Công nghiệp 4.0, gia

tăng tổng lƣợng việc làm trong tƣơng lai.

2. Mục tiêu

2.1 Mục tiêu tổng quát: Dự báo tác động của Công nghiệp 4.0 đến việc làm của sinh viên

Đại học Công nghiệp TP.HCM sau khi tốt nghiệp. Từ đó đề xuất cơ cấu ngành nghề,

phƣơng hƣớng đào tạo phù hợp tại nhà trƣờng.

2.2 Mục tiêu cụ thể:

- Phân tích thực trạng cơ cấu việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, phân chia cụ

thể theo loại công việc theo-thủ-tục (routine task) hoặc công việc phi-thủ-tục (non-routine

task).

- Nghiên cứu và dự báo xu hƣớng tác động của Công nghiệp 4.0 đến việc làm của

sinh viên Đại học Công nghiệp TP.HCM sau khi tốt nghiệp.

- Đề xuất cơ cấu ngành nghề, phƣơng hƣớng đào tạo của trƣờng Đại học Công

nghiệp TP.HCM nhằm đảm bảo khả năng thích ứng nhu cầu xã hội, thuận lợi tìm việc làm

của sinh viên nhà trƣờng sau khi tốt nghiệp, trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0.

3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài này sử dụng phối hợp cả hai phƣơng pháp định lƣợng và định tính. Trƣớc

tiên, phƣơng pháp định lƣợng đƣợc áp dụng với mẫu đƣợc chọn từ tổng thể sinh viên đã

tốt nghiệp của IUH. Mẫu đƣợc lấy theo phƣơng pháp phi ngẫu nhiên thuận tiện và sau khi

đã loại các dữ liệu thiếu sót, thông tin thiếu độ tin cậy, quy mô mẫu có đƣợc gồm 320 quan

sát. Bảng khảo sát (xem chi tiết tại Phụ lục 1) gồm 12 câu hỏi chính đƣợc thiết kế để thu

thập thông tin thực trạng việc làm và tính chất công việc của sinh viên sau tốt nghiệp từ

IUH – đại diện cho cả hai khối là khối ngành Kinh tế - Xã hội (180 quan sát) và khối

ngành Kỹ thuật - Công nghệ (140 quan sát). Kỹ thuật dự báo theo dãy số thời gian với

phƣơng pháp dự báo theo đƣờng xu hƣớng (Method of trend forecasting) đƣợc sử dụng để

dự báo và xác định xu hƣớng dài hạn về cơ cấu việc làm của lao động có trình độ và công

việc tƣơng đƣơng với sinh viên sau tốt nghiệp IUH.

Kế tiếp, phƣơng pháp định tính đƣợc dùng chủ yếu để thu thập, phân tích, đánh giá

nhận định của các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan nhằm nêu kết luận, giải pháp

thích hợp cho việc định hƣớng những thay đổi cần thiết trong tƣơng lai để thích ứng với xã

hội Công nghiệp 4.0. Nội dung phỏng vấn chuyên gia chuyên sâu vào lĩnh vực đào tạo

4

nhân lực thực tế tại IUH, làm rõ hơn về cơ cấu đào tạo hiện tại của nhà trƣờng và cơ cấu

phù hợp cho việc làm trong Công nghiệp 4.0. Phân tích định tính ở đây còn có mục đích

làm rõ những nhận định của các chuyên gia quốc tế có uy tín, kinh nghiệm trong nghiên

cứu các lĩnh vực liên quan đến Công nghiệp 4.0.

4. Tổng kết về kết quả nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu đã giải quyết các mục tiêu đề ra, cụ thể nhƣ sau:

- Kết quả khảo sát thực tế cho thấy tỉ phần công việc theo-thủ-tục của các sinh viên

sau tốt nghiệp chiếm phần lớn hơn so với công việc phi-thủ-tục. Khảo sát còn cho thấy

thực trạng đáng quan tâm là quan điểm định hƣớng của không ít cựu sinh viên đang giữ địa

vị chủ chốt của nhiều tổ chức ở khối Khoa học - Công nghệ còn thể hiện sự đề cao tính

theo-thủ-tục trong công việc, biểu hiện ý muốn phát triển công việc cá nhân và tổ chức

theo hƣớng quy trình hóa theo thủ tục.

- Tổng hợp những nhận định từ các chuyên gia quốc tế và từ thực tế ở các quốc gia

đi trƣớc trong Công nghiệp 4.0, kết luận rút ra kể cả trong trƣờng hợp lao động có trình độ

tƣơng đƣơng bậc cao đẳng, đại học trở lên thì các việc làm có tính theo-thủ-tục sẽ gặp rủi

ro mất việc cao do bị thay thế bằng các thiết bị tự động, đặc biệt trong thời kỳ Công nghiệp

4.0, khi máy móc ngày càng “học” đƣợc nhiều hơn nên thực hiện đƣợc các công việc theo￾thủ-tục một cách rất hiệu quả, ngay cả trong công việc thiên về nhận thức chớ không chỉ ở

công việc tay chân.

- Tuy có sự tăng trƣởng chất lƣợng nhân lực trong xu hƣớng chung của thị trƣờng

lao động Việt Nam, nhƣng so với các quốc gia khác, kể cả ở Đông Nam Á, lao động Việt

Nam nói chung, sinh viên tốt nghiệp đại học Việt Nam nói riêng đang nằm ở vị thế cạnh

tranh kém do phần lớn thiếu kỹ năng ở bậc cao, nhất là khả năng thực hiện các công việc

mới, mang tính sáng tạo, chƣa có qui trình thủ tục. Dự báo cho thấy nếu không có sự đổi

mới đáng kể, trong vòng vài năm tới, gần 50% sinh viên sau tốt nghiệp IUH vẫn trong

nhóm có xác suất gặp rủi ro cao do tự động hóa trong thời kỳ Công nghiệp 4.0. Thêm vào

đó, quan điểm đề cao tính theo-thủ-tục mang tính kỹ thuật là không còn phù hợp, thậm chí

tạo sự rủi ro cho chiến lƣợc phát triển tổ chức trong thời đại Công nghiệp 4.0 do khó thích

ứng kịp với những thay đổi không lƣờng trƣớc đƣợc.

5

5. Đánh giá các kết quả đã đạt đƣợc và kết luận

Nghiên cứu về tác động của Công nghiệp 4.0 đối với việc làm cho sinh viên sau tốt

nghiệp tại Đại học Công nghiệp TP.HCM (IUH), đề tại ở đây tham gia đóng góp vào các

chính sách, chƣơng trình cụ thể còn rất hạn chế ở Việt Nam về vấn đề này nhằm giảm

thiểu các tác động tiêu cực của tự động hóa đối với việc làm.

Để bảo đảm cơ sở khoa học cho kết quả nghiên cứu, đề tài ứng dụng mới phƣơng

pháp phân loại cho công việc của sinh viên sau tốt nghiệp IUH theo Bộ tiêu chuẩn ISCO￾08 của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, kết hợp cách phân loại công việc của Tổng cục

thống kê Việt Nam, tạo hƣớng đi cho việc phân loại công việc đối với việc làm ở Việt

Nam theo chuẩn quốc tế trên cơ sở sử dụng các số liệu thống kê của Việt Nam.

Việc phân biệt và sử dụng các khái niệm công việc theo-thủ-tục với công việc phi￾thủ-tục từ các nghiên cứu quốc tế về Công nghiệp 4.0, điều mà hầu nhƣ chƣa đƣợc nghiên

cứu ứng dụng ở Việt Nam, sẽ góp phần cho việc xác định các ngành nghề, công việc khó

tự động hóa, có thể tồn tại và phát triển trong Công nghiệp 4.0.

Sử dụng kết quả của đề tài, các tổ chức đào tạo, cung ứng lao động nhƣ IUH có thể

định hƣớng đúng cho chƣơng trình đào tạo, tái đào tạo của nhà trƣờng, cụ thể nhƣ xác định

đúng các ngành nghề cần duy trì hoặc phát triển đào tạo hay các ngành nghề có thể suy

giảm hay mất đi nhu cầu trên thị trƣờng, đồng thời xây dựng các chuẩn đầu ra phù hợp cho

sinh viên để có đủ năng lực thực hiện các công việc phi-thủ-tục với kỹ năng cao, chuẩn bị

sẵn sàng cho một thị trƣờng lao động có nhiều ngành nghề mới, chƣa có bài bản thủ tục

sẵn có trong Công nghiệp 4.0.

Kết quả khảo sát của nghiên cứu cũng cho thấy cần quan tâm đến việc thay đổi lối

tƣ duy kỹ thuật đề cao tính theo-thủ- tục còn tồn tại trong một bộ phận quan trọng của cựu

sinh viên. Điều này cho biết cần xác định rõ hƣớng đào tạo của nhà trƣờng về phía đáp ứng

công việc phi-thủ-tục, đồng thời cần sự tiếp cận kịp thời các trải nghiệm công việc trong

môi trƣờng kinh tế - xã hội của Công nghiệp 4.0, cụ thể nhƣ khai thác các chƣơng trình

tƣơng tự của Tập đoàn Siemens tài trợ cho việc dạy và học về giải pháp tổng thể tự động

hóa toàn bộ chuỗi giá trị trên nền công nghệ của Công nghiệp 4.0.

6

6. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)

Tóm tắt:

Tự động hóa trong Công nghiệp 4.0 mang lại năng lực cạnh tranh mạnh mẽ và sẽ

thu hút thêm nhiều doanh nghiệp tham gia cuộc cách mạng này. Kết quả là nhu cầu nhân

lực sẽ giảm mạnh trong các việc làm có quy trình thủ tục cố định, tiện thay thế bằng máy

móc. Mặt khác, sự xuất hiện nhiều công nghệ mới sẽ làm gia tăng nhu cầu nhân lực trong

các công việc mang tính phi thủ tục, linh hoạt và sáng tạo. Dự báo tình hình việc làm của

sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh dƣới tác động của Công

nghiệp 4.0 cho thấy nhà trƣờng cần có định hƣớng rõ theo xu hƣớng nhu cầu mới về cơ

cấu lao động, xây dựng chƣơng trình đào tạo nhân lực đặt trọng tâm vào khả năng thực

hiện các công việc phi thủ tục, sáng tạo, kỹ năng lãnh đạo, thích ứng các thay đổi trong

môi trƣờng mang tính mở, đảm bảo sinh viên tốt nghiệp đạt các bậc kỹ năng cao, góp phần

cải thiện nguồn nhân lực quốc gia kịp thích ứng thời đại mới.

Từ khóa: Công nghiệp 4.0, công việc theo-thủ-tục, công việc phi-thủ-tục, Đại học Công

nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Abstract:

Automation in Industry 4.0 brings about strong competitiveness, which will attract

more businesses to join this revolution. As a result, the demand for human resources will

fall drastically for automatable jobs which involve fixed procedures or rote memorization

that can be performed by machines. Meanwhile, the emergence of new technologies will

increase the demand for manpower in non-routine tasks, which require flexibility and

creativity. The forecasted employment outlook of graduates from the Industrial University

of Ho Chi Minh City under the impact of Industry 4.0 shows that the university needs to

have a clear orientation toward the structural shifts in labour demand, establish a human

resource training program that focuses on the ability to carry out non-routine tasks, while

fostering creativity, leadership skills, adaptability to changes in open work environments,

thus ensuring graduates achieve higher skill levels and contribute to the national labour

market to keep up with the coming era.

Keywords: Industrial revolution 4.0, routine task, non-routine task, Industrial University

of Ho Chi Minh city.

7

PHẦN III. SẢN PHẨM ĐỀ TÀI, CÔNG BỐ VÀ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO

3.1. Kết quả nghiên cứu ( sản phẩm dạng 1,2,3)

TT Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu

kinh tế - kỹ thuật

Đăng ký Đạt đƣợc

1 Phân tích dự báo 01 01

2 Báo cáo khoa học tổng kết

đề tài

01 01

3 Bài báo khoa học đăng

Tạp chí Khoa học & Công

nghệ của trƣờng Đại học

Công nghiệp TP.HCM

01 01

Ghi chú:

- Các ấn phẩm khoa học (bài báo, báo cáo KH, sách chuyên khảo…) chỉ đƣợc chấp

nhận nếu có ghi nhận địa chỉ và cảm ơn trƣờng ĐH Công Nghiệp Tp. HCM đã cấp kính

phí thực hiện nghiên cứu theo đúng quy định.

- Các ấn phẩm (bản photo) đính kèm trong phần phụ lục minh chứng ở cuối báo cáo.

(đối với ấn phẩm là sách, giáo trình cần có bản photo trang bìa, trang chính và trang cuối

kèm thông tin quyết định và số hiệu xuất bản)

3.2. Kết quả đào tạo

TT Họ và tên

Thời gian

thực hiện đề tài

Tên đề tài

Tên chuyên đề nếu là NCS

Tên luận văn nếu là Cao học

Đã bảo vệ

Nghiên cứu sinh

Học viên cao học

Sinh viên Đại học

Ghi chú:

- Kèm bản photo trang bìa chuyên đề nghiên cứu sinh/ luận văn/ khóa luận và

bằng/giấy chứng nhận nghiên cứu sinh/thạc sỹ nếu học viên đã bảo vệ thành công luận

án/ luận văn;( thể hiện tại phần cuối trong báo cáo khoa học)

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!