Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng PT VN - Quảng Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ THU THẢO
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
VAY VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC TẠI
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
– CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 83 40 410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.BÙI ĐỨC TÍNH
HUẾ, 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng
mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích
dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Huế, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Thảo
ii
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, trước tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân
thành đến quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế đã trang bị cho tôi
nhiều kiến thức quý báu trong thời gian qua và đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo
hướng dẫn là Phó giáo sư - Tiến sĩ Bùi Đức Tính, đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi
điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Chi nhánh và toàn thể đồng nghiệp
trong Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình, đã nhiệt tình giúp
đỡ, hỗ trợ cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết và những kiến thức quý giá để tôi có
thể hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người thân luôn bên cạnh
tôi, động viên khích lệ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Huế, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Thảo
iii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ THU THẢO
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 83 40 410 Niên khóa: 2016 – 2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI ĐỨC TÍNH
Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ
ÁN VAY VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu
NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình là đơn vị trực thuộc NHPT Việt Nam,
thực hiện nhiệm vụ TDĐT của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trong
những năm qua CN Quảng Bình đã thẩm định cho vay các DA trên địa bàn, nhiều
DA phát huy hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên,
công tác TĐTC DA còn bộc lộ nhiều hạn chế: một số DA do TĐTC thiếu chính xác
nên trong quá trình triển khai không cân đối được vốn chủ sở hữu tham gia góp vốn
theo kết quả thẩm định, hiệu quả DA thấp hơn so với phương án khả thi đã được
tính toán hoặc khi xử lý tài sản không đủ bù đắp phần gốc lãi làm ảnh hưởng xấu
đến chất lượng tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn TDĐT. Xuất phát từ tính cấp thiết
của vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự
án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi
nhánh Quảng Bình” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Đối tượng nghiên cứu: công tác TĐTC dự án vay vốn TDĐT tại NHPT Việt
Nam – CN Quảng Bình. - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai bước là
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thẩm định tài chính DA vay vốn
TDĐT của Nhà nước tại NHPT. - Phân tích, đánh giá thực trạng thẩm định tài chính DA vay vốn tín TDĐT của
Nhà nước tại NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2016. Từ đó, đề
xuất những giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính DA vay vốn TDĐT của
Nhà nước tại NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình.
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC Báo cáo tài chính
CN Chi nhánh
CVĐT Cho vay đầu tư
DA Dự án
DAĐT Dự án đầu tư
ĐTPT Đầu tư phát triển
HĐTD Hợp đồng tín dụng
KT-XH Kinh tế - xã hội
NHPT Ngân hàng Phát triển
NSNN Ngân sách Nhà nước
SXKD Sản xuất kinh doanh
TDĐT Tín dụng đầu tư
TĐTC Thẩm định tài chính
TDXK Tín dụng xuất khẩu
TMĐT Tổng mức đầu tư
TSDH Tài sản dài hạn
TSLĐ Tài sản lưu động
VCĐ Vốn cố định
VLĐ Vốn lưu động
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN........................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv
MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ ..................................................................................................x
PHẦN I – MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .......................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4
6. Kết cấu luận văn......................................................................................................5
PHẦN II - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .....................................................................6
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH
DỰ ÁN VAY VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC ................................6
1.1. Tổng quan về Tín dụng đầu tư của Nhà nước......................................................6
1.1.1. Khái niệm Tín dụng đầu tư của Nhà nước ........................................................6
1.1.2. Đặc điểm của Tín dụng đầu tư của Nhà nước...................................................7
1.1.3. Vai trò của Tín dụng đầu tư của Nhà nước .......................................................7
1.2. Tổng quan về dự án đầu tư...................................................................................8
1.2.1. Khái niệm dự án đầu tư.....................................................................................8
1.2.2. Đặc điểm của dự án đầu tư................................................................................9
1.2.3. Nội dung của dự án đầu tư ..............................................................................10
1.2.4. Phân loại dự án đầu tư.....................................................................................10
1.3. Thẩm định tài chính dự án vay vốn tín dụng đầu tư ..........................................11
1.3.1. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư..................................................................11
vi
1.3.2. Sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư........................................................12
1.3.3. Khái quát về thẩm định tài chính dự án đầu tư ...............................................12
1.3.4. Mục tiêu và các tiêu chí đánh giá kết quả thẩm định tài chính dự án đầu tư.14
1.3.5. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư.....................................................16
1.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến thẩm định tài chính DA đầu tư.............................27
1.4. Kinh nghiệm thẩm định tài chính dự án của một số ngân hàng thương mại trong
nước...........................................................................................................................30
1.4.1. Kinh nghiệm thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Ngoại thương Việt Nam............................................................................................30
1.4.2. Kinh nghiệm thẩm định dự án tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam...................................................................................................31
1.4.3. Bài học kinh nghiệm .......................................................................................32
CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN
TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH .....................................................................33
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình..........33
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................................33
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức .............................................................34
2.1.3. Một số kết quả hoạt động cho vay đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
- Chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2016 .......................................................37
2.2. Quy trình thẩm định tài chính dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại
Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình........................................41
2.2.1. Phân giao nhiệm vụ cho các phòng, các bộ phận liên quan............................41
2.2.2. Quy trình thẩm định tài chính dự án vay vốn tín dụng đầu tư ........................42
2.3. Thực trạng thẩm định tài chính dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại
Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2014 – 2016 ..45
2.3.1. Thẩm định tổng mức đầu tư ............................................................................45
2.3.2. Thẩm định phương án tài trợ dự án đầu tư......................................................46
2.3.3. Thẩm định lợi ích và chi phí, dòng tiền của dự án..........................................47
vii
2.3.4. Thẩm định tỷ suất chiết khấu của dự án..........................................................50
2.3.5. Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án .........................................................50
2.3.6. Thẩm định khả năng trả nợ của dự án.............................................................51
2.3.7. Thẩm định dự án trong điều kiện rủi ro ..........................................................52
2.3.8. Thẩm định tài chính một dự án tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Quảng Bình.....................................................................................................53
2.4. Đánh giá thực trạng thẩm định tài chính dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà
nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2014 –
2016...........................................................................................................................58
2.4.1. Đánh giá mức độ chính xác, toàn diện của nội dung và kết luận thẩm định tài
chính dự án ................................................................................................................58
2.4.2. Đánh giá thời gian thẩm định tài chính dự án.................................................61
2.4.3. Đánh giá chi phí thẩm định tài chính dự án ....................................................62
2.4.4. Đánh giá tỷ lệ các dự án hoạt động có hiệu quả .............................................62
2.4.5. Đánh giá tỷ lệ nợ xấu ở các dự án...................................................................64
2.5. Kết quả phân tích, đánh giá về công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tín
dụng đầu tư tại NHPT Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình. ....................................65
2.5.1. Thông tin chung về đối tượng điều tra............................................................65
2.5.2. Kết quả điều tra và đánh giá, phân tích kết quả điều tra .................................66
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH
DỰ ÁN VAY VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH ..................................77
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp......................................................................................77
3.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Quảng Bình đến năm 2020........................................................................................77
3.1.2. Định hướng công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tín dụng đầu tư của
Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình .................77
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tín dụng đầu
tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình ......78
viii
3.2.1. Hoàn thiện các nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư ............................78
3.2.2. Áp dụng linh hoạt phương pháp thẩm định tài chính dự án............................89
3.2.3. Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin thẩm định ..........................................90
3.2.4. Cần nâng cao nhận thức về vai trò thẩm định tài chính dự án........................92
3.2.5. Hoàn thiện tổ chức thẩm định tại chi nhánh ...................................................94
3.2.6. Nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thẩm định
...................................................................................................................................96
3.2.7. Quan tâm đầu tư cho công tác thẩm định........................................................98
3.2.8. Tổ chức đánh giá chất lượng thẩm định dự án sau đầu tư ..............................99
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................ 101
3.1. KẾT LUẬN..................................................................................................... 101
3.2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 103
PHỤ LỤC............................................................................................................... 105
QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG
BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG
NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2
BẢN GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn nhân lực .............................................................................36
Bảng 2.2: Kết quả cho vay đầu tư.............................................................................37
Bảng 2.3: Kết quả thu nợ tín dụng đầu tư .................................................................38
Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng dư nợ .........................................................................39
Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn................................................................................40
Bảng 2.6: Nợ gốc quá hạn theo ngành nghề, lĩnh vực ..............................................41
Bảng 2.7: Tổng hợp kết quả thẩm định sơ bộ các dự án...........................................44
Bảng 2.8: Tổng hợp kết quả thẩm định chính thức các dự án ..................................45
Bảng 2.9: Tổng hợp kết quả phê duyệt tài trợ vốn cho các dự án.............................43
Bảng 2.10: Thẩm định Tổng mức đầu tư ..................................................................46
Bảng 2.11: Thẩm định Phương án tài trợ vốn dự án đầu tư......................................47
Bảng 2.12: Thẩm định Lợi ích – Chi phí dự án đầu tư .............................................47
Bảng 2.13 Thống kê các dự án có nguy cơ gặp rủi ro ..............................................53
Bảng 2.14: Thẩm định dự toán vốn đầu tư................................................................59
Bảng 2.15. Thời gian thẩm định trung bình một dự án...................................................61
Bảng 2.16. Chi phí thẩm định.......................................................................................62
Bảng 2.17 Thống kê phân loại DA tại NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình ............63
Bảng 2.18: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay đầu tư.............................................................64
Bảng 2.19. Đối tượng tham gia điều tra....................................................................66
Bảng 2.20. Kết quả điều tra nội dung thẩm định tài chính .......................................67
Bảng 2.21. Kết quả điều tra về thẩm định tổng mức đầu tư .....................................67
Bảng 2.22. Kết quả điều tra nội dung thẩm định phương án tài trợ vốn...................68
Bảng 2.23. Kết quả điều tra nội dung thẩm định lợi ích, chi phí, dòng tiền .............69
Bảng 2.24. Kết quả điều tra nội dung thẩm định tỷ suất chiết khấu .........................69
Bảng 2.25. Kết quả điều tra nội dung thẩm định hiệu quả tài chính.........................70
Bảng 2.26. Kết quả điều tra nội dung thẩm định khả năng trả nợ ............................71
Bảng 2.27. Kết quả điều tra nội dung thẩm định dự án trong điều kiện rủi ro .........72
Bảng 2.28. Kết quả điều tra điều kiện thực hiện thẩm định tài chính.......................72
Bảng 2.29. Kết quả điều tra về các yếu tố tác động đến thẩm định tài chính..................74
Bảng 2.30. Kết quả điều tra về đánh giá chung chất lượng thẩm định tài chính..................75
x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Kết quả thu nợ gốc, lãi..........................................................................38
Sơ đồ 2.2: Quy trình thẩm định DAĐT tại NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình .....43
1
PHẦN I – MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống Ngân hàng Phát triển (NHPT) Việt Nam được Chính phủ giao
nhiệm vụ quản lý cho vay Tín dụng đầu tư (TDĐT) của Nhà nước. NHPT Việt Nam
hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo nguyên tắc sử dụng vốn an toàn, hiệu
quả và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) của đất nước. Trong
những năm vừa qua NHPT Việt Nam đã từng bước xây dựng, phát triển, phấn đấu
trở thành tổ chức tài chính có uy tín trong và ngoài nước với phương châm hoạt
động “Phát triển bền vững, hiệu quả và hội nhập”. Để các dự án (DA) vay vốn
TDĐT của Nhà nước mang lại hiệu quả thực sự, hạn chế tối đa rủi ro trong đầu tư, NHPT Việt Nam sử dụng nghiệp vụ thẩm định tài chính (TĐTC) DA nhằm xem xét
đánh giá khả năng tài chính đầu tư DA, hiệu quả tài chính DA mang lại và khả năng
trả nợ cho ngân hàng, từ đó ngân hàng quyết định cấp tín dụng cho DA. Thực hiện
tốt TĐTC DAĐT sẽ giúp ngân hàng đưa ra quyết định cấp tín dụng kịp thời, hiệu
quả từ đó góp phần đảm bảo an toàn hoạt động cho vay của ngân hàng, đồng thời
giúp các tổ chức kinh tế trong việc đầu tư các DA có hiệu quả thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu KT-XH theo định hướng của Chính phủ trong từng thời kỳ.
NHPT Việt Nam – Chi nhánh (CN) Quảng Bình là đơn vị trực thuộc NHPT
Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ TDĐT của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Trong những năm qua NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình đã thẩm định cho vay
các DA trên địa bàn tỉnh, nhiều DA phát huy hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế địa phương. Tuy nhiên, công tác TĐTC DA còn bộc lộ nhiều hạn chế làm
cho quyết định cấp tín dụng chưa chính xác hoặc chưa kịp thời. Trong hơn 10 năm hoạt động, NHPT Việt Nam nói chung và NHPT Việt
Nam – CN Quảng Bình nói riêng đã lựa chọn và quyết định tài trợ cho nhiều DA
đạt hiệu quả KT-XH . Một số DA có thể kể đến trên địa bàn tỉnh Quảng Bình như
Nhà máy xi măng Sông Gianh, Nhà máy xi măng Quảng Phúc, DA Trồng và chăm
sóc cao su tại Ngân Thủy, Lệ Thủy.... Tuy nhiên, một số DA vay vốn TDĐT của
Nhà nước do TĐTC thiếu chính xác nên trong quá trình triển khai DA không cân
đối được vốn chủ sở hữu tham gia góp vốn theo kết quả thẩm định, hiệu quả DA
2
thấp hơn so với phương án khả thi đã được tính toán... như DA Khu du lịch Đá
Nhảy, Nhà máy nước Sông Thai cấp nước cho khu kinh tế Hòn La và khu đô thị
Hòn La, DA Trường tiểu học tư thục Chu Văn An... Do đó DA không phát huy
được hiệu quả KT-XH và không thực hiện trả nợ đầy đủ cho ngân hàng, một số dự
án khi xử lý tài sản không đủ bù đắp phần gốc lãi như DA Nhà máy đường Quảng
Bình, Vùng nguyên liệu mía đường gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng và
hiệu quả sử dụng vốn TDĐT của Nhà nước.
Xuất phát từ những bất cập còn tồn tại trong công tác TĐTC DAĐT và tầm
quan trọng của nó trong nghiệp vụ tín dụng của NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình, đề tài: “Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tín dụng đầu tư
của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình”
được chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Có thể nói rằng, thẩm định dự án nói chung và TĐTC dự án đầu tư nói riêng
là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của các ngân hàng trong hoạt
động cho vay, do đó đã có nhiều luận văn đi sâu nghiên cứu. Điển hình trong số đó
đã có một số công trình khoa học được công bố như sau: - Đề tài “ Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho
vay tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Nam Chiến
Thắng (2008), Đại học Kinh tế quốc dân. Đề tài đã nghiên cứu và đánh giá được
chất lượng thẩm định tài chính dự án tại đơn vị, nhưng chưa đi sâu nghiên cứu về
thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, các giải pháp chủ yếu về nâng cao chất
lượng thẩm định. - Đề tài “ Hạn chế rủi ro trong thẩm định phương án tài chính các dự án đầu
tư vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại NHPT Việt Nam” của tác giả Hoàng
Liên Sơn (2007), Đại học Bách khoa Hà Nội. Đề tài tập trung nghiên cứu công tác
thẩm định tài chính dự án đầu tư ở phương diện thẩm định rủi ro, chưa nghiên cứu
đánh giá các chỉ tiêu của TĐTC của dự án đầu tư.
Qua nghiên cứu các đề tài trên, tác giả nhận thấy đề tài “Hoàn thiện công tác
thẩm định tài chính dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát
3
triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình” vẫn mang tính thời sự và cấp thiết trong
công tác TĐTC dự án đầu tư vay vốn tại NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình, đây là
đề tài không trùng lặp, là công trình khoa học độc lập của tác giả.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu chung của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết
và phân tích thực trạng TĐTC DA vay vốn TDĐT của Nhà nước tại NHPT Việt
Nam – CN Quảng Bình để đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện hoạt
động này trong thời gian tới.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận văn xác định một số mục tiêu nghiên
cứu cụ thể sau đây: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thẩm định tài chính DA vay vốn
TDĐT của Nhà nước tại NHPT. - Phân tích, đánh giá thực trạng thẩm định tài chính DA vay vốn tín TDĐT
của Nhà nước tại NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2016. - Đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính DA vay vốn
TDĐT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác thẩm định tài chính DA vay
vốn TDĐT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm: - Về nội dung: luận văn nghiên cứu những nội dung cơ bản về thẩm định tài
chính DA vay vốn TDĐT tại NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình. - Về không gian: luận văn được tiến hành nghiên cứu tại NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình. - Về thời gian: Số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập, xử lý, phân tích
trong giai đoạn 2014 - 2016; các giải pháp được đề xuất trong thời gian tới.