Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Động cơ và sự thể hiện cái tôi trên facebook của giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh
PREMIUM
Số trang
239
Kích thước
5.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1650

Động cơ và sự thể hiện cái tôi trên facebook của giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------∞0∞--------

VÕ HOÀNG LÊ VY

ĐỘNG CƠ VÀ SỰ THỂ HIỆN CÁI TÔI TRÊN FACEBOOK

CỦA GIỚI TRẺ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Xã hội học

Mã số chuyên ngành: 8 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

XÃ HỘI HỌC

Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN XUÂN NGHĨA

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

GIẤY XÁC NHẬN

Tôi tên là: Võ Hoàng Lê Vy

Ngày sinh: 09/09/1992 Nơi sinh: Ninh Thuận

Chuyên ngành: Xã Hội Học Mã học viên: 1783103010013

Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin luận án/ luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền

cho Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường đại học Mở

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin luận án/ luận văn tốt nghiệp vào

hệ thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

Ký tên

(Ghi rõ họ và tên)

……………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ý KIẾN CHO PHÉP BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ

CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Xuân Nghĩa

Học viên thực hiện: Võ Hoàng Lê Vy Lớp: Cao học Xã hội học (MSOC017A)

Ngày sinh: 09/09/1992 Nơi sinh: Ninh Thuận

Tên đề tài: Động cơ và sự thể hiện cái tôi trên Facebook của giới trẻ TP. Hồ Chí Minh

Ý kiến của giáo viên hướng dẫn về việc cho phép học viên Võ Hoàng Lê Vy được bảo vệ

luận văn trước Hội đồng:

Đồng ý học viên Võ Hoàng Lê Vy được bảo vệ luận văn trước Hội đồng...............................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 3.tháng 09 năm 2021

Người nhận xét

Nguyễn Xuân Nghĩa

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Động cơ và sự thể hiện cái tôi trên facebook của giới

trẻ thành phố Hồ Chí Minh” là bài nghiên cứu của chính tôi.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan

rằng toàn phần và những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc sử

dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này

mà không được trích dẫn theo quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kì bằng cấp nào tại các trường đại

học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, 2021.

Võ Hoàng Lê Vy

LỜI CẢM ƠN

Để đạt được thành quả như hôm nay là nhờ rất nhiều vào sự đồng hành, hỗ trợ

về tinh thần, tri thức lẫn vật chất trong suốt chặng đường lĩnh hội kiến thức, từ môi

trường giảng đường đến đời sống xã hội và trong công việc của Ơn Trên, quý thầy

cô, gia đình, bạn bè và đơn vị công tác.

Đầu tiên, tôi xin gửi lời biết ơn và sự kính trọng sâu sắc nhất đến Thầy Nguyễn

Xuân Nghĩa, Thầy đã tận tình hướng dẫn, quan tâm và truyền đạt cho tôi rất nhiều

kiến thức lẫn những chia sẻ trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Nơi Thầy,

tôi học được sự chỉnh chu, kiên nhẫn, tinh thần làm việc khoa học, sự nghiêm túc và

nhiệt huyết. Dù tôi có rất nhiều thiếu sót về kiến thức trong quá trình học tập và làm

luận văn nhưng thầy vẫn kiên nhẫn và hướng dẫn tận tình để tôi có thể hoàn tất luận

văn này.

Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy Hà Minh Trí, cô Trần Tử Vân Anh

và các thầy cô đã cho tôi rất nhiều kiến thức, gợi mở con đường, khích lệ và đồng

hành cùng lớp sinh viên chúng tôi trên con đường đi tìm tri thức.

Tôi cũng xin tri ân đến Ba Mẹ và em trai vì đã là chỗ dựa tinh thần vững chắc,

quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất về vật chất cũng như tinh thần để tôi có thể an

tâm tập trung vào việc học tập. Lòng biết ơn này tôi không thể nào diễn tả hết.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến anh/chị, cấp trên, bạn bè và đồng nghiệp

đã chia sẻ, quan tâm, tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian

qua.

Bằng tất cả sự kính trọng, biết ơn và tri ân sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn!

TÓM TẮT

Đề tài Động cơ và sự thể hiện cái tôi trên Facebook của giới trẻ TP. Hồ Chí

Minh đi sâu vào phân tích và lý giải những sách lược, kỹ thuật thể hiện căn tính, quản

lý hình ảnh bản thân trên facebook của giới trẻ TP. Hồ Chí Minh, theo quan điểm của

E. Goffman về bốn loại ẩn dụ trong tương tác: ẩn dụ sân khấu, ẩn dụ nghi thức, ẩn dụ

trò chơi và ẩn dụ khung hình (phân tích khung). Bài nghiên cứu này được thực hiện

bằng phương pháp hỗn hợp khi thu thập dữ liệu từ 206 bản câu hỏi và 8 bản phỏng

vấn sâu, với khách thể nghiên cứu là sinh viên và người đã đi làm, nằm trong độ tuổi

từ 19 đến 35, hiện đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù người trẻ có mục đích, động cơ khác nhau

trong việc sử dụng facebook nhưng sách lược, kỹ thuật thể hiện căn tính và quản lý

hình ảnh bản thân của họ giống nhau như: đầu tư vào hình thức bài đăng, chú ý nội

dung và phương thức truyền tải, đăng tải về các nội dung liên quan học thuật, chính

trị, quản lý ấn tượng bằng những sách lược khi gặp phản ứng trái chiều, dùng nhiều

tài khoản facebook khác nhau, cài đặt chế độ hiển thị hay việc sử dụng tính năng story

trên facebook. Những kỹ thuật này đều thể hiện các đặc tính của bốn lối ẩn dụ khi nói

về tương tác theo quan điểm của Goffman.

Bài nghiên cứu cũng đưa ra những lý giải về sự khác biệt của các nhóm giới

tính, nhóm tình trạng công việc, nhóm có số lượng tài khoản khác nhau trong kỹ thuật

thể hiện cái tôi và quản lý hình ảnh bản thân trên mạng xã hội facebook. Trong bối

cảnh xã hội đang giãn cách do ảnh hưởng của dịch Covid 19, những tương tác chủ

yếu được thực hiện qua phương tiện trung gian là facebook, mang đầy đủ những đặc

điểm của lối tương tác ẩn dụ trong đời sống hàng ngày ở đời thực, đồng thời cho thấy

tính đa dạng, đa chiều kích trong căn tính cá nhân của người dùng.

SUMMARY

The topic Motivation and self-presentation on Facebook of young people in Ho Chi

Minh City goes into analysis and clarifies the strategies and techniques to express

identity, impression management on Facebook of young people according to to

Erving Goffman’s four interaction metaphors: dramaturgy, interaction ritual, game,

frame analysis. This topic was conducted by mixed-method from data of 206

questionnaires and 8 depth interviews of research object: students and workers, age

range from 19 to 35 years old and current living in Ho Chi Minh City.

Research result shows that although young people have different purposes,

motivations in using Facebook but their strategy and techniques for their expression

of identity, impression management are the same, such as: focusing on posting

appearance, detail, transmission method, subject post about the study, politics,

impression management by tactics when facing other reactions, using many different

Facebook accounts, setting the display mode or using the story post of Facebook,

these techniques express the characteristics of the four interaction metaphors of

E. Goffman’s view.

The research result also provides explanations for the differences of gender

group, work status group, and group with the number of accounts in the techniques

of self-presentation and impression management on Facebook. With the social

distancing due to the influence of the Covid 19 epidemic, the interactions mainly

conducted through Facebook (mediated interaction), which has all the interaction

metaphors in daily life, while this shows the identity diversity and multi￾dimensionality of the Facebook user.

i

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ ................................................................. IV

DANH MỤC CÁC KHUNG THÔNG TIN...............................................................V

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ................................................................................V

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................V

PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1

Cơ sở hình thành luận văn...........................................................................................1

Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................4

Mục tiêu tổng quát ..................................................................................................4

Mục tiêu cụ thể........................................................................................................4

Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.............................................................4

Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................4

Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................4

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ...............................................................................5

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................5

Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................6

Khách thể nghiên cứu..............................................................................................6

Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................6

Phương pháp thu thập thông tin và chọn mẫu.........................................................6

Phương pháp chọn mẫu...........................................................................................8

Phương pháp xử lý và phân tích thông tin ..............................................................9

Ý nghĩa nghiên cứu ...................................................................................................12

Ý nghĩa lý luận ......................................................................................................12

Ý nghĩa thực tiễn...................................................................................................13

Kết cấu của luận văn .................................................................................................13

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN........................15

1.1 Tổng quan những công trình nghiên cứu về động cơ sử dụng Facebook và sự thể

hiện bản thân .............................................................................................................15

1.1.1 Tổng quan những công trình ở nước ngoài nghiên cứu về động cơ sử dụng

Facebook và sự thể hiện bản thân .........................................................................16

1.1.2 Tổng quan những công trình ở trong nước nghiên cứu về động cơ sử dụng

Facebook và sự thể hiện bản thân. ........................................................................27

1.2 Các tác giả và lý thuyết đề cập đến cái tôi và sự thể hiện bản thân..................32

2.2.1 Các tác giả chính ..........................................................................................32

2.2.2. Lý thuyết chính ...........................................................................................34

1.3 Khái niệm cái tôi và quản lý hình ảnh cái tôi....................................................36

1.3.1 Khái niệm cái tôi, căn tính/ (identity) .......................................................36

ii

1.3.2 Khái niệm về động cơ ...............................................................................39

1.4 Mô hình phân tích .............................................................................................40

1.5 Khung phân tích ................................................................................................41

1.6 Giới hạn của đề tài ............................................................................................41

1.7 Tiểu kết..............................................................................................................41

CHƯƠNG 2 TỔNG QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ THỂ HIỆN CÁI TÔI TRÊN

FACEBOOK CỦA NGƯỜI TRẺ. ............................................................................43

2.1 Tổng quan về đặc điểm nhân khẩu của khách thể nghiên cứu..........................43

2.2 Mục đích sử dụng của người dùng facebook. ...................................................47

2.2.1 Mục đích sử dụng facebook phân theo giới tính và tình trạng công việc .48

2.2.2 Mục đích sử dụng Facebook của người trẻ (qua phân tích nhân tố khám phá

EFA) ...................................................................................................................52

2.2.3 Phân loại các nhóm người trẻ theo mục đích sử dụng Facebook và các đặc

trưng ...................................................................................................................54

2.3 Kì vọng về hình ảnh bản thân qua sự đánh giá của người khác........................56

2.3.1 Mong muốn người khác đánh giá về mình phân theo giới tính, tình trạng

công việc, mức thu nhập. ......................................................................................56

2.3.2 Kì vọng về hình ảnh bản thân qua sự đánh giá của người khác (qua phân

tích nhân tố khám phá EFA) .................................................................................59

2.3.3 Tương quan giữa kì vọng người khác đánh giá về bản thân và những hoạt

động thường thực hiện trên facebook. ..................................................................61

2.4 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................63

CHƯƠNG 3 CÁC SÁCH LƯỢC ĐÁP ỨNG KỲ VỌNG CỦA NGƯỜI KHÁC

QUA VIỆC THỂ HIỆN CÁI TÔI ẤN TƯỢNG.......................................................65

3.1 Các sách lược để trang Facebook cá nhân có ấn tượng với người khác...........66

3.1.1 Các hoạt động để trang facebook có ấn tượng với người khác theo giới tính,

nhóm tình trạng công việc, nhóm số lượng tài khoản...........................................66

3.1.2 Sách lược để trang facebook có ấn tượng với người khác (qua phân tích

nhân tố khám phá EFA) ........................................................................................70

3.1.3 Tương quan giữa mục đích sử dụng Facebook và sách lược để trang

facebook có ấn tượng ............................................................................................74

3.2 Sách lược thể hiện bản thân theo kì vọng của người khác về mình..................76

3.2.1 Sách lược thể hiện bản thân theo kì vọng của người khác về mình theo các

nhóm giới tính, số lượng tài khoản, mức thu nhập. ..............................................77

3.2.2 Tương quan giữa kì vọng về những điều người khác đánh giá về mình và

những sách lược để trang facebook có ấn tượng...................................................78

3.2.3 Kì vọng về những điều người khác đánh giá về mình và sách lược đầu tư

vào hình thức.........................................................................................................80

3.2.4 Kì vọng về những điều người khác đánh giá về mình và sách lược chú ý

nội dung và phương thức truyền tải ......................................................................84

iii

3.2.5 Kì vọng về những điều người khác đánh giá về mình và sách lược đăng tải

về học thuật, chính trị............................................................................................90

3.3 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................93

CHƯƠNG 4 THỂ HIỆN HÌNH ẢNH BẢN THÂN BẰNG VIỆC QUẢN LÝ ẤN

TƯỢNG TỪ GÓC ĐỘ CÁC ẨN DỤ TƯƠNG TÁC...............................................95

4.1 Quản lý ấn tượng bằng những sách lược khi gặp các phản ứng trái chiều. ......97

4.1.1 Sách lược khi gặp phản ứng trái chiều (qua phân tích nhân tố khám phá

EFA) .................................................................................................................101

4.1.2 Tương quan giữa kì vọng về những điều người khác đánh giá về mình và

sách lược khi gặp phản ứng trái chiều.................................................................105

4.2 Quản lý ấn tượng bằng các sách lược theo ẩn dụ trò chơi ..............................106

4.2.1 Dùng nhiều tài khoản Facebook khác nhau ............................................107

4.2.2 Chọn lọc bạn bè và cài đặt chế độ hiển thị..............................................112

4.2.3 Yếu tố được – mất khi tương tác trên facebook......................................115

4.3 Quản lý ấn tượng trong các tương tác trên facebook theo ẩn dụ điện ảnh hay

phân tích khung. ......................................................................................................117

4.3.1 Về việc sử dụng tính năng “story” trên facebook ...................................118

4.3.2 Về việc thể hiện những luồng ý kiến khác nhau trên facebook khi xảy ra

tình huống xã hội gây tranh luận.........................................................................122

4.4 Tiểu kết chương 4 ...........................................................................................129

PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................131

Nhìn lại giả thuyết nghiên cứu ................................................................................131

Kết quả nghiên cứu .................................................................................................132

Mục đích sử dụng và động cơ thể hiện cái tôi trên facebook. ............................132

Sách lược và kỹ thuật thể hiện cái tôi trên facebook lý giải qua 4 lối ẩn dụ theo

quan điểm của E. Goffman..................................................................................137

Hướng nghiên cứu sau luận văn..............................................................................142

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................144

PHỤ LỤC .........................................................................................................150

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ

Bảng 1.1 Căn tính (identity) theo các thời kì............................................................18

Bảng 2.1 Giới tính và tình trạng công việc (%)........................................................43

Bảng 2.2 Tình trạng công việc và mức thu nhập (%) ...............................................44

Bảng 2.3 Số lượng tài khoản theo giới tính và tình trạng công việc (%)..................45

Bảng 2.4 Thời gian sử dụng facebook theo giới tính, tình trạng công việc (%).......46

Bảng 2.5 Phân tích nhân tố khám phá EFA về mục đích sử dụng Facebook ...........52

Bảng 2.6 Nhóm người trẻ theo mục đích sử dụng Facebook....................................54

Bảng 2.7 Phân tích nhân tố khám phá EFA về mong muốn người khác nhận xét về

mình...................................................................................................................60

Bảng 2.8 Tương quan giữa kì vọng người khác đánh giá về bản thân và những hoạt

động thường thực hiện trên facebook. ..............................................................62

Bảng 3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA về sách lược để trang facebook có ấn

tượng với người khác ........................................................................................71

Bảng 3.2 Tương quan giữa mục đích sử dụng Facebook và sách lược để trang

facebook có ấn tượng ........................................................................................75

Bảng 3.3 Kì vọng người khác đánh giá về mình và sách lược để trang facebook có ấn

tượng .................................................................................................................78

Bảng 3.4 Kỳ vọng về những điều người khác đánh giá về mình và sách lược đầu tư

vào hình thức.....................................................................................................80

Bảng 3.5 Tương quan “Mong muốn người khác nghĩ mình là người có điều kiện kinh

tế khá giả và việc đăng tải hình ảnh du lịch, check in ở nơi sang trọng ...........84

Bảng 3.6 Kì vọng về những điều người khác đánh giá về mình và sách lược chú ý nội

dung và phương thức truyền tải ........................................................................85

Bảng 3.7 Kì vọng về những điều người khác đánh giá về mình và sách lược đăng tải

về học thuật, chính trị........................................................................................91

Bảng 4.1 Những tình huống khó xử thường gặp phải khi sử dụng Facebook ..........95

Bảng 4.2 Phân tích nhân tố những sách lược khi gặp các phản ứng trái chiều.......101

Bảng 4.3 Tương quan giữa kì vọng về những điều người khác đánh giá về mình và

sách lược khi gặp phản ứng trái chiều.............................................................105

Bảng 4.4 Các yếu tố để quyết định đồng ý kết bạn trên Facebook.........................113

Bảng 4.5 Chế độ hiển thị các bài đăng theo giới tính và tình trạng hôn nhân ........114

Bảng 4.6 Nơi ưu tiên đăng tải trạng thái phân chia theo giới tính và tình trạng công

việc (%)...........................................................................................................119

Bảng 4.7 Nội dung đăng tải lên facebook của những người đã được tiêm vaccine126

Bảng 0.1 Về mối tương quan giữa mục đích, kỳ vọng và sách lược để trang FB có ấn

tượng ...............................................................................................................133

v

DANH MỤC CÁC KHUNG THÔNG TIN

Khung thông tin 3-1 Về lỗi chính tả và sự chỉnh chu trong bài đăng.................................82

Khung thông tin 3-2.Về chỉnh sửa hình ảnh trước khi đăng tải..........................................83

Khung thông tin 3-3.Về việc sử dụng tiếng lóng................................................................87

Khung thông tin 3-4. Về việc sử dụng ngôn ngữ đặc trưng ................................................88

Khung thông tin 3-5. Về việc điều chỉnh ngôn ngữ phù hợp với từng nhóm đối tượng. ....90

Khung thông tin 3-6. Về sách lược để nhận những đánh giá về đặc điểm của chính mình92

Khung thông tin 4-1. Về những tình huống khó xử thường gặp trên facebook..................96

Khung thông tin 4-2.Về việc có từ 2 tài khoản FB trở lên. ..............................................108

Khung thông tin 4-3. Về việc có nhiều tài khoản FB và cách đăng tải .............................109

Khung thông tin 4-4. Về việc dùng nick ảo của người trẻ.................................................110

Khung thông tin 4-5. Về việc đăng tải trạng thái ở ứng dụng “story” trên Facebook.......121

Khung thông tin 4-6. Quan điểm không ủng hộ việc khoe được tiêm vaccine .................124

Khung thông tin 4-7. Chia sẻ trên trang facebook về kinh nghiệm trong quá trình chích

vaccine.......................................................................................................................126

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Sơ đồ 1-1. Mô hình phân tích....................................................................................40

Sơ đồ 1-2 Khung phân tích .......................................................................................41

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

FB Facebook

Nxb Nhà xuất bản

TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh

Tr. Trang

1

PHẦN MỞ ĐẦU

Cơ sở hình thành luận văn

Tác giả Đặng Hoàng Giang trong tác phẩm “Bức xúc không làm ta vô can”,

đã có nhận xét thú vị rằng: “Nếu như ở thế kỉ 17, nhà toán học, triết học người Pháp

B. Pascal cho rằng: mọi vấn đề của con người xuất phát từ chỗ họ không thể ngồi yên

một mình trong phòng thì có lẽ nếu sống ở đầu thế kỉ 21 ông sẽ đưa ra nhận xét khác

đi một chút đó là: mọi tệ hại của con người tới từ chỗ họ không thể rời cái điện thoại

thông minh để ngồi yên một mình” (Đặng Hoàng Giang, 2018b, tr. 75). Trong hệ

thống năm nhóm thế hệ do Nielsen1

thực hiện thì thế hệ Millennials2

là thế hệ ảnh

hưởng và chịu ảnh hưởng nhiều nhất của sự bùng nổ công nghệ thông tin, phương

tiện truyền thông xã hội dẫn đến có những thay đổi trong cách thức tiếp nhận thông

tin và phương thức tương tác xã hội. Một trong những phương tiện truyền thông xã

hội có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với giới trẻ hiện nay đó chính là trang mạng

xã hội Facbook, nơi chi phối toàn bộ mọi hoạt động của cá nhân, nhóm xã hội, ngoài

ra còn chứa đựng tất cả những ý nghĩa về mọi sách lược diễn ra.

Facebook (FB) là một sản phẩm của thời hiện đại, những thành viên có mặt

trong không gian công cộng này đã tạo nên một “thế giới sống” (life world) thu nhỏ

mà ở đó có đầy đủ những đặc tính của một xã hội hiện hữu. Theo thống kê của “The

Next Web”, tính đến tháng 07.2017, số người dùng FB ở Việt Nam khoảng 64 triệu,

chiếm 3% trong tổng số các tài khoản FB trên toàn thế giới, thành phố Hồ Chí Minh

1

“The Nielsen Company là một công ty nghiên cứu thị trường và truyền thông toàn cầu, hiện đang hoạt động

trên 100 quốc gia (trong đó có Việt Nam), “trụ sở chính hiện đặt tại New York, Hoa Kì. Thành lập tại Việt

Nam vào năm 1993, Nielsen đã trở thành một công ty hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường, trong đó

các khảo sát được thực hiện toàn diện trên toàn thị trường Việt Nam bằng các nghiên cứu định tính, định lượng,

đo lường về chỉ số bán lẻ, truyền thông”, v.v. Có thể tham khảo thêm về công ty tại địa chỉ:

https://www.nielsen.com/vn/vi/

2

Báo cáo về “Lối sống giữa các thế hệ” được Nielsen thực hiện khảo sát online với hơn 30.000 người trả lời

đến từ hơn 60 quốc gia trên toàn thế giới, kết quả khảo sát đã phân chia những người tham gia trả lời thành 5

nhóm cụ thể: Thế hệ im lặng (Silent Generation): người trên 65 tuổi, thế hệ sinh ra trong thời kì bùng nổ dân

số (Baby Boomers): từ 50-64 tuổi, thế hệ X (Gen X - Xennials): từ 35-49 tuổi, thế hệ Y (Gen Y – Millenials):

từ 21-34 tuổi và thế hệ Z (Gen Z): từ 15-20 tuổi. Trong đó thế hệ Y thường còn được gọi với những cái tên

như: Gen Me, Gen We, Echo Boomers.

2

nằm trong danh sách 10 thành phố có nhiều tài khoản FB nhất

3

. Đây là phương tiện

truyền thông có chức năng sơ khởi là kết nối xã hội, tuy nhiên cùng với sự biến chuyển

xã hội cũng như con người trong xã hội, người dùng FB đã đóng góp thêm vào sự đa

dạng về chức năng của trang mạng xã hội này. Thời gian qua đã có rất nhiều bài báo,

bài nghiên cứu đề cập đến các chủ đề liên quan đến FB như: chức năng công khai,

chức năng tiềm ẩn, chức năng rối loạn, khai thác chủ đề FB dưới góc nhìn xã hội học,

tội phạm học, tâm lý học, giáo dục học, kinh tế, marketing và rất nhiều các mảng khác

được khai thác

Hiện nay, hầu như các hoạt động từ tuyển dụng, ứng tuyển việc làm, nội trợ,

chăm sóc con cái, buôn bán hay thậm chí cả quá trình ăn uống cũng dùng mạng xã

hội mà đặc biệt là FB để quảng bá. Chúng ta có một bữa ăn ngon, đang ngồi trong

một nhà hàng sang trọng, vừa mua được một chiếc túi xách, vừa nâng cao mũi hay

vừa làm ra một món ăn đẹp mắt thì điều đầu tiên hẳn là chụp một bức hình thật hay

ho rồi đăng tải trên mạng xã hội, đó được xem là một bước đầu tiên trong quá trình

“tận hưởng”. Năm 2012, một nghiên cứu của trường đại học Chicago đã đưa qua quan

điểm: “Cưỡng lại cơn thèm khát truy cập mạng xã hội còn khó khăn hơn khước từ

thức ăn và tình dục” (dẫn theo Đặng Hoàng Giang, 2018b, tr. 76), các nhà nghiên cứu

lý giải về sức hấp dẫn của mạng xã hội ở chỗ nó cho con người có một “không gian

trình diễn” và chúng ta – “ai cũng có công chúng”, cho rằng “Trên mạng xã hội, mỗi

người là một ông bầu của chính mình” (dẫn theo Đặng Hoàng Giang, 2018b, tr. 76)

trong việc xây dựng những hình tượng trong mắt những nhà tuyển dụng, bạn bè quen

biết trên FB, đối tượng mà bạn muốn tìm hiểu/ hẹn hò và ngay cả đối với những cá

nhân mà bạn và họ có mối liên kết xã hội yếu. Tuy nhiên, người dùng và nội dung

đăng tải trên mạng xã hội đã đến giai đoạn bão hòa, giới trẻ ngày nay cũng theo đó

mà thay đổi sách lược xây dựng hình ảnh để bản thân và trang cá nhân trở nên ấn

tượng, đặc sắc thu hút người xem nhất. Trong bối cảnh môi trường văn hóa xã hội có

3http://english.vtv.vn/news/vietnam-world-s-7th-biggest-number-of-facebook-users￾20170731190121625.htm, truy cập ngày 22.01.2018

3

nhiều biến đổi, việc xây dựng căn tính cá nhân đã trở thành điều tất yếu để định hình

được giá trị của mình trong mắt đối phương.

Ở phạm vi đề tài này, việc sử dụng FB của người trẻ được khai thác dưới góc

độ của lối tiếp cận tương tác biểu trưng. Chúng tôi đặt mối quan tâm chính đến động

cơ thể hiện hình ảnh bản thân, thể hiện cái tôi trên FB của giới trẻ cụ thể là nhóm thế

hệ Y, phải chăng trên FB chúng ta có thể trở thành hình ảnh mà chúng ta kì vọng,

hoặc cố gắng trở thành một con người theo kì vọng của người khác về mình. Nếu như

“mạng xã hội là cầu nối cho kiểu liên kết tương tác thực, đa dạng trong giới trẻ”

(Trịnh Hòa Bình, Lê Thế Lĩnh, 2015, tr. 2) thì liệu chăng sự tương tác trên mạng xã

hội phản ánh được ý nghĩa của mối liên hệ và tương tác ngoài đời thực?

Chúng tôi kì vọng từ bài nghiên cứu này, có thể xác định được đâu là động cơ

của giới trẻ khi thể hiện cái tôi trên FB, để thực hiện được những mục đích đó họ đã

có những sách lược gì? Giải thích được việc định hình căn tính của những cá nhân

này trong bối cảnh bão hòa thông tin và khủng hoảng căn tính như hiện tại thông qua

kết quả của cuộc khảo sát cũng như quá trình phỏng vấn sâu các đáp viên trong nhóm

khách thể nghiên cứu đồng thời tìm thấy mối liên hệ giữa những “ẩn dụ về tương tác”

theo E. Goffman ở đời thực so với những biểu hiện ở không gian ảo, cụ thể là trên

FB.

Từ những thực tiễn trên, tác giả thực hiện đề tài:“Động cơ và sự thể hiện cái

tôi trên Facebook của giới trẻ TP. Hồ Chí Minh”, với mục đích tìm hiểu động cơ

và lý giải được những sách lược mà giới trẻ đã sử dụng để thể hiện cái tôi trên FB,

đồng thời mong muốn lý giải được những hiện tượng xã hội này dưới góc nhìn của

lý thuyết tương tác biểu trưng – “ẩn dụ về tương tác” của tác giả E. Goffman, với

quan điểm đồng tình lẫn nêu ra những mâu thuẫn trong bối cảnh hiện tại. Những

thông tin thu thập được sẽ là cơ sở để diễn giải cho những quan điểm giả thuyết được

đưa ra, đồng thời lý giải được ý nghĩa của những sự kiện xã hội đang diễn ra trên

không gian mạng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!